Bệnh tả là một trong những bệnh nhiễm trùng tại đường ruột. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, có thể dẫn đến tử vong cao.
Vậy tả là bệnh gì? nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị cũng như ngăn ngừa như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết ngay sau đây:
1. Khái niệm
Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại đường ruột của con người. Bệnh thường do vi trùng Vibrio cholerae gây nên, độc tố của vi khuẩn gây tiêu chảy nặng kèm theo những triệu chứng gây mất nước và có thể gây tử vong trong một số trường hợp nặng.
Bệnh tả thường có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ. Bệnh tả xuất hiện tại khu vực châu Á trong thời gian khoảng 600 năm trước công nguyên.
Thời gian gần đây, bệnh tả diễn ra với tốc độ chóng mặt khiến dịch bệnh tràn lan khắp các tỉnh trên cả nước. Vì vậy, các khu vực có nguồn dịch bệnh đang phát triển cần được xử lý và ngăn ngừa nguồn bệnh lây lan nhanh.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây nên bệnh tả là do vi rút vibrio cholerae: Tuy nhiên, độc tố cholerae do vi khuẩn tả sinh ra và phát triển trong ruột non chính là nguyên nhân gây bệnh chính.
Độc tố này liên kết với thành ruột non, cản trở hoạt động bình thường của natri và clorua làm cho cơ thể mất đi một lượng nước khổng lồ. Từ đó, dẫn đến tiêu chảy, mất chất điện giải.
- Ăn đồ tươi sống không qua đun nấu gây nên bệnh tả.
- Bệnh thường phát sinh là những người thường xuyên sử dụng nguồn nước ô nhiễm ngoài ra sò ốc, rau củ, hải sản, trái cây tươi và những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn cholerae.
- Nguồn bệnh thường xuất hiện nhiều nhất tại nơi có điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước bẩn, dân cư đông đúc, môi trường ô nhiễm và nạn đói. Ngoài ra, dịch tả thường xuyên ở khu vực Nam Á, Mỹ Latinh, Châu Phi.
Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng nguy hiểm hơn là ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
3. Triệu chứng – dấu hiệu
Hầu hết những người tiếp xúc với vi khuẩn tả thường khó phát hiện ra dấu hiệu để của bệnh. Bởi vi khuẩn tả đi ra ngoài bằng phân từ 7 đến 14 ngày vẫn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Hơn nữa những người mắc bệnh tả được điều trị và chuẩn đoán đều nằm ở giai đoạn sau bởi các dấu hiệu của bệnh thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tả:
Tiêu chảy:
thời gian ủ bệnh thường 1 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm trùng vi khuẩn tả. Tiêu chảy thường diễn ra đột ngột và không báo trước. Tiêu chảy thường điểm thêm những đốm chất nhờn công thêm tế bào chết màu trắng đục giống như sữa pha loãng. Điều này khiến một lượng chất lỏng bị mất đi khoảng 0.95 lít/ giờ.
Buồn nôn và ói mửa:
Xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh tả. Triệu chứng nôn mửa thường kéo dài hàng giờ tại một thời điểm.
Chuột rút cơ:
Đây là triệu chứng khi người bệnh như muối natri, clorua, kali.
Mất nước:
Đây là dấu hiệu sau khi vài giờ phát bệnh tả, nhanh hơn biểu hiện phát tác của bệnh lí khác. Lượng nước mất đi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của người mất nước do vi khuẩn tả bao gồm như: thờ ơ, mắt trũng, miệng khô, khó chịu, khô da, nước tiểu ít, huyết áp thấp, nhịp tim bất thường.
Sốc:
Đây cũng là triệu chứng nghiêm trọng của bệnh tả. Nó thường xảy ra khi lượng máu thấp dẫn đến giảm huyết áp, lượng oxi đến các mô.
Nếu không được điều trị kịp thời, sốc có thể dẫn đến đột quỵ trong vài phút.
4. Cách điều trị
Điều trị bằngđông y:
- Bài 1:
Nguyên liêu gồm: Cát căn 15g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 5g, ngô thù du 3g, ý dĩ 30g.
Chuyên trị: sử dụng phương thuốc trên để trị các chứng bệnh thường gặp như kèm theo phát sốt, họng khô, tâm phiền, ngực rạo rực, đau bụng, nước tiểu đổi màu, rêu lưỡi vàng bẩn, chất thải nặng mùi.
Nếu trường hợp bị chuột rút sử dụng thêm bài thuốc gồm: mộc qua 12g, bạch thược, bán hạ chế 10g, gia trúc nhự 10g.
Cách sử dụng: Sắc thuốc thành thang uống trong ngày, uống 2 lần trong ngày.
- Bài 2:
Nguyên liệu gồm: biển đậu 10g, chích thảo 10g, ý dĩ 30g ,thái tử sâm 30g, mạch môn 15g, bạch thược 15g, ngũ vị tử 15g, hoàng liên 6g.
Chuyên trị: Sử dụng cho các trường hợp bị mất nước, ra nhiều khí hư.
Ngoài ra, sử dụng các bài thuốc sau cho một số trường hợp như: khát nhiều gia cát căn 15g, đi ngoài quá nhiều gia thạch lựu bì 15g.
Cách sử dụng: Sắc thuốc thành thang uống trong ngày, 2 lần trước bữa ăn.
- Bài 3:
Nguyên liệu gồm: Thái tử sâm 25g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, ô mai 15g, trúc diệp 10g, lá sen 10g.
Chuyên trị: Sử dụng cho thời kì phục hồi, nếu tiểu tiện bất lợi sử dụng thêm phục linh 10g. Nếu người bệnh có triệu chứng sốt sử dụng thêm thạch cao 30g.
Nếu tiểu tiện bất lợi sử dụng thêm phục linh 10g. Nếu người kém ăn bổ sung thêm mạch nha, cốc nha hoặc sơn trà sao đen 30g.
Cách sử dụng: Sắc thành thang thuốc uống trong ngày, uống 2 lần trước 2 bữa ăn chính.
- Bài 4:
Nguyên liệu gồm: đậu ván trắng sao vàng 100g, hoắc hương 80g, gừng tươi sấy khô 10g trạch tả sao muối 40g, vỏ cây vối tẩm gừng sao 40g.
Cách sử dụng: tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần trước bữa ăn chính.
- Bài 5:
Nguyên liệu gồm: Gừng tươi nướng cháy vỏ 8g, riềng sao 12g, củ sả sao 12g, nụ sim 8g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, riềng 20g.
Cách sử dụng: sắc thành thang thuốc trong ngày, chia uống 2 lần.
Chuyên trị: Sử dụng bài thuốc trên trị chứng lạnh chân tay, vã nhiều mồ hôi, đau bụng, tiểu tiện thay màu, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Bài 6:
Nguyên liệu gồm: Hoạt thạch, cam thảo, búp chè xanh 16g, rau má 16g, lá mơ lông 16g, bông mã đề 16g, nụ sim 18g.
Chuyên sử dụng: để giải nhiệt cơ thể, trị bệnh tả.
Cách sử dụng: lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 – 6g
- Bài 7:
Nguyên liệu gồm: Sinh hương nhu, tiểu toán, hậu phác sao 180g, sinh khương 300g, nhục đậu khấu (bỏ vỏ) 30g, nhân sâm 30g (bỏ đầu), hậu phác (bỏ vỏ thô, tẩm nước gừng sao) 30g.
Cách sử dụng: sắc thành thanh thuốc, chia uống nhiều lần.
Điều trị bệnh tả bằng bài thuốc nam:
Bài 1: Sử dụng dấm gạo mang đi đun nóng, dùng gạc cũ thấm ướt rồi chườm chi nhiều lần. Chuyên sử dụng để trị chứng chuột rút trong bệnh tả.
Bài 2: Cứu huyệt Trửu chuỳ, mỗi huyệt 10 tráng. Sử dụng đắp ở vùng lưng, nằm sấp xuôi tay, lấy dây đo khoảng hai đầu nhọt, dây khác đi ngang qua chỗ hõm cột sống lưng 1 huyệt.
Bài 3: Sử dụng muối ăn đổ đầy quanh rốn rồi sử dụng thêm ngại cứu bên trên. Đây là phương pháp hữu hiệu để trị chứng trướng bụng, hồi sinh trong bệnh tả. có thể thay muối bằng gừng tươi mỏng thái lát.
Bài 4: châm huyệt tứ chi (từ cổ tay đến vùng xương trụ).
Bài 5: Sử dụng bát sứ dấp dầu hạt cải gió vùng cổ vai, cột sống, hai mặt khớp khuỷu, khớp gối và hai bên sườn. Cạo gió cho đến khi xuất hiện chấm đỏ tím.
Bài 6: Lấy tỏi giã nát vào hai lòng bàn chân cho đến khi nóng rực thì thôi. Sử dụng để chữa chứng chuột rút trong bệnh tả.
Bài 7: Sử dụng muối ăn chườm nóng vùng ngực, lưng và bụng nhiều lần để cầm nôn.
5. Cách phòng chống
Những người nhiễm bệnh tả thường có biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tả là điều cần thiết. Sau đây là một số biện pháp:
Sử dụng nước sạch:
Luôn sử dụng nguồn nước sạch để uống, nên đun nấu nước sôi để nguội. Ngoài ra, mọi gia đình nên thường xuyên mang mẫu nước đi xét nghiệm vi khuẩn, nếu phát hiện mẫu nước dương tính với vi khuẩn thì nên tìm biện pháp xử lí nguồn nước.
Tránh sử dụng những nguồn nước chưa qua xử lí. Hơn nữa, có thể sử dụng thêm máy lọc nước để loại trừ cặn và vi khuẩn cần thiết.
Luôn rửa sạch tay
Mọi người nên thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi nấu nướng, trước khi ăn uống, ở ngoài đường về.
Sau khi đụng vào đồ vật chứa vi khuẩn như bàn ghế, sách báo, tiền. Mỗi lần rửa tay nên trang bị dung dịch khuẩn tay trong túi.
Dụng cụ ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ
Luôn bảo đảm những dụng cụ chứa đồ ăn, đồ uống phải luôn sạch sẽ. Phải rửa bát đĩa ngay sau khi ăn, rửa xong nên lau khô và bảo quản nơi sạch sẽ, kín đáo.
Hạn chế tích trữ đĩa bẩn vào trong bồn rửa, không nên để dụng cụ ẩm ướt. Nên thay miếng rửa chén thường xuyên.
Ăn và chế biến thực phẩm cẩn thận
Thực phẩm mua nên được bảo đảm, xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại.
Cần rửa và vệ sinh thực phẩm qua nước muối, chanh hoặc giấm. Lắp đặt máy lọc nước để dùng nguồn nước sạch nấu ăn.
Sau khi nấu ăn nên ăn ngay trong 2 giờ. Bởi sau khi thực phẩm đã được chế biến, nếu không được sử dụng ngay khiến lượng vi khuẩn trong thực phẩm tích tụ nhanh.
Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, không nên ăn thực phẩm tươi sống nếu chưa qua chế biến.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Việc giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ là cách phòng chống bệnh tả tốt nhất. Mỗi ngày nên vệ sinh và tắm rửa ít nhất 1 lần, thay quần áo bẩn và đồ lót hàng ngày.
Nên cắt móng tay thường xuyên để đảm bảo vi khuẩn từ móng tay không bị dính vào thực phẩm khi ăn hoặc đã chế biến.
Đặc biệt, những địa bàn không có nước máy thì nên lắp đặt máy lọc nước hàng ngày để sử dụng.
Qua thông tin chia sẻ trên về bệnh tả. Các bạn có thể biết thêm về khái niệm, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.