Bệnh suy dinh dưỡng là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của cơ thể và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và ở người cao tuổi. Các bạn có hiểu rõ ràng về tình trạng bệnh lý này hay không? Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin hữu ích, cần thiết về bệnh để mọi người cùng tham khảo.
1. Bệnh suy dinh dưỡng là gì?
Bệnh suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và những vi chất cần thiết để đảm bảo cho cơ thể phát triển.
Bệnh suy dinh dưỡng là do không có đủ đồ ăn để ăn, hấp thụ thức ăn kém hoặc do mất quá nhiều chất dinh dưỡng. Đây là bệnh lý do thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng hơn thiếu protein và năng lượng đơn thuần.
Suy dinh dưỡng được chia làm 3 thể chính sau: cơ thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm. Theo tiêu chuẩn cân nặng và độ tuổi người nên chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:
- Suy dinh dưỡng ở độ I: trọng lượng còn 90%.
- Suy dinh dưỡng ở độ II: trọng lượng còn 75%.
- Suy dinh dưỡng ở độ III: Trọng lượng còn dưới 60%.
Bệnh suy dinh dưỡng xuất hiện ở trẻ nhỏ
2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Thứ nhất, do sai lầm về nuôi dưỡng
Chế độ ăn của trẻ thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng chất dinh dưỡng, ăn bổ sung mắm, muối, mì chính quá sớm. Ngoài ra, một số trẻ em sau khi cai sữa, khẩu phần ăn chủ yếu là gạo, không có nhiều thức ăn động vật, dầu mỡ, vitamin, khoáng chất.
- Thứ hai, do nhiễm khuẩn
Do hậu quả của các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, tiêu chảy, viêm phổi, lao, giun sán,… làm cho trẻ chậm ăn, chậm lớn.
- Thứ ba, là do dịch vụ y tế, môi trường chưa được đầy đủ
Thực tế cho thấy, những trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi đã bắt đầu ăn bổ sung ngoài và giảm bú sữa mẹ. Trẻ sinh ra có cân nặng nhẹ; không được bú sữa mẹ trong giai đoạn đầu. Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
- Thứ nhất, do ăn uống không điều độ
Thực tế, khi ăn một mình khiến cho việc ăn uống trở nên chán chường hoặc thiếu quan tâm tới chất lượng bữa ăn. Vì thế mà người già rất dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng.
Mặt khác là do khả năng kinh tế không ổn định nên không thể đảm bảo được chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn. Khi sự việc trên kéo dài thì sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng,
- Thứ hai, do bệnh tật mãn tính kéo dài
Người già có hệ thống răng kém, rang lung lay, răng đã rụng phân nửa gây khó khăn trong việc nhai thức ăn nên không cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Chức năng sinh lý của người cao tuổi bị suy giảm, đặc biệt là các giác quan, nhất là vị giác và khứu giác cho nên không kích thích cảm giác thèm ăn ở người cao tuổi.
- Thứ ba, do tâm lý của người cao tuổi
Người cao tuổi luôn luôn lo lắng khi ăn nhiều chất sẽ bị rối loạn tiêu hóa, bị dị ứng thức ăn nên họ không ăn nhiều. Ở một số trường hợp người cao tuổi mắc bệnh suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem quá mức có thể.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số dấu hiệu nhận biết bệnh suy dinh dưỡng thường gặp như sau:
- Thứ nhất: trong một thời gian dài không lên cân mà chậm tăng cân, đứng cân, giảm cân.
- Thứ hai: người bị bệnh suy dinh dưỡng thường rất kén ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực, kém linh hoạt.
- Thứ ba teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo, mất hết lớp mỡ dưới vùng da bụng, chỉ còn tình trạng da bọc xương.
4. Cách điều trị bệnh suy dinh dưỡng
Điều trị bệnh suy dinh dưỡng bằng phương pháp Đông Y
Việc điều trị suy dinh dưỡng thường là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn có các vị thuốc Đông Y trị suy dinh dưỡng ở trẻ rất hiệu quả, cải thiện tình trạng rõ rệt.
- Bài thuốc 1
Bài thuốc này sử dụng trong trường hợp trẻ gầy yếu, kén ăn, vàng da, bụng ỏng, ỉa chảy.
Thành phần chủ yếu: 60g nhục đậu khấu, 120g sử quân tử, 120g hồ hoàng liên, 120g thần khúc, 60g mạch nha, 60g binh lang, 24g mộc hương.
Cách dùng: Giã nhỏ các thành phần trên rồi luyện thành viên nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng từ 1 đến 2 viên. Thường xuyên sử dụng để giúp trẻ ăn ngon hơn, hiệu quả hơn.
Bài thuốc 2
Bài thuốc này sử dụng trong trường hợp trẻ gầy còm, trướng bụng, kén ăn, cải thiện nhanh chóng tình trạng khó đại tiện ở trẻ.
Thành phần chủ yếu: bạch truật, trần bì, thần khúc, mạch nha, sa tiền sử, ý dĩ nhân, hoài sơn, phục linh.
Cách dùng: các bạn đem tất cả các nguyên liệu chuẩn bị đem đi sao vàng rồi tán thành bột. Với trẻ trên 3 tuổi thì một ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-6g, còn trẻ nhỏ hơn 3 tuổi thì liều lượng giảm đi.
- Bài thuốc 3
Bài thuốc này cải nhiên tình trạng biếng ăn ở trẻ, giúp hỗ trợ điều trị suy dinh dưỡng một cách hiệu quả.
Thành phần chủ yếu: 20g bạch biển đậu, 40g nhân sâm, 40g bạch linh, 40g bạch truật, 40g cam thảo, 40g hoài sơn, 20g liên nhục, 20g cát cánh, 20g ý dĩ, 20g sa nhân.
Cách dùng: Các bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị tán thành bột. Cho trẻ một ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 4 đến 8g tùy theo độ tuổi của trẻ nhỏ.
- Bài thuốc 4:
Thành phần: 10g trần bì, 10g kê nội kim, 20g thần khúc, 20g mạch nha, 20g sơn tra.
Cách dùng: Khi chuẩn bị xong hết tất cả các nguyên liệu, bạn đem sấy khô, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 3g pha với nước sôi, một ngày uống 3 lần.
Tác dụng: Đối với trẻ biếng ăn thì bài thuốc này có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, không còn tình trạng bé chán thức ăn và giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn rất nhiều. Nên sử dụng thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Điều trị bệnh suy dinh dưỡng bằng phương pháp Nam Y
Thuốc Nam Y giúp điều trị bệnh suy dinh dưỡng rất tốt mà lại còn không có gây tác dụng phụ cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc Nam Y mà các bạn có thể tham khảo.
- Chữa suy dinh dưỡng bằng cây khổ sâm
Cây khổ sâm này là thảo dược kích thích dạ dày, tăng cảm giác muốn ăn. Mọi người dùng vị thuốc này để trị bệnh cho những người biếng ăn và sút cân. Cây này khá đắng nhưng lại giúp tăng cân rất nhanh.
- Chữa suy dinh dưỡng bằng cam thảo
Cam thảo là vị thuốc phù hợp với những người có hệ miễn dịch yếu. Đối với người suy dinh dưỡng, uống cam thảo mỗi ngày sẽ giúp ăn ngon miệng hơn và mau chóng tăng cân. Với vị thuốc này, nên kiên kì sử dụng hàng ngày thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
5. Cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng
Đối với trẻ em
Cách tốt nhất để đảm bảo trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng, ngăn ngừa suy dinh dưỡng đó là ăn uống khỏe mạnh, chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ.
Trong bữa ăn của bé nên có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính:
- Hoa quả và rau xanh.
- Ngũ cốc như bánh mì, cơm, khoai tây, bún, mì.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát.
- Thịt, cá, đậu, hạt và các nguồn protein khác.
Các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, đường. Vì chất béo và đường không phải là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho mọi người và còn là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh khác gây hại tới tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ.
Nếu như tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ nghiêm trọng thì các mẹ nên cho trẻ đi khám, hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp cho trẻ và có thể sử dụng các thuốc cần thiết.
Đối với người già
- Nên sử dụng các loại ngũ cốc, tinh bột như cơm, bún, mì, khoai. Vì những thứ này tốt cho tiêu hóa, chống táo bón và đặc biệt dễ ăn.
- Tránh uống nhiều nước, uống nước trước khi ăn, vì rất dễ no bụng. Đến bữa ăn, sẽ không còn cảm giác thèm ăn nữa.
- Nên ăn trái chín cây để bổ sung thêm nhiều vitamin, đặc biệt là chuối, đu đủ, cam, bưởi, thanh long. Những loại trái cây này mềm, phù hợp với răng của người cao tuổi mà lại có nhiều chất xơ.
- Nên ăn cá vì cá chứa nhiều đạm dễ tiêu hóa lại có thêm một số axit béo cần thiết có lợi cho sức khỏe. Đồng thời tăng nguồn đạm thực vật như đậu hũ, sữa đậu nành, đậu hà lan, đậu cove,… Như vậy sẽ giúp cho người cao tuổi có cảm giác muốn ăn và tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
- Người già nên thường xuyên phải đi khám sức khỏe và để được bác sĩ tư vấn ăn các món ăn cần thiết để đảm bảo tình hình cơ thể của mình. Khi mọi người biết rõ tình trạng sức khỏe của mình thì mới có thể thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất có thể.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần thiết, hữu ích cho các bạn về căn bệnh suy dinh dưỡng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi trẻ em, người già nếu như bạn không biết cách chăm sóc cơ thể của mình.
Vì để có một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, những người xung quanh, bạn nên tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả nhất.
Bảo vệ sức khỏe của bản thân không bao giờ là việc làm thừa, việc vô ích cả. Chúng ta nên cần đầu tư thời gian để tìm hiểu thêm nhiều về căn bệnh khác nữa để có một sức khỏe thật tốt nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.