Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, với tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều. Kèm theo đó tốc độ lây lan rất nhanh chóng qua đường tình dục, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý, đời sống của người bệnh.
Tuy nhiên thì còn có nhiều người chưa biết đến căn bệnh nguy hiểm này, nên khá là thắc mắc không biết về khái niệm, nguyên nhân, cách phòng chống. Vậy nên để giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh sùi mào gà thì những thông tin sau đây sẽ giúp bạn.
1. Bệnh sùi mào gà là bệnh gì?
Bệnh sùi mào gà hay còn được gọi là bệnh mồng gà, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra, xuất hiện cả ở cơ quan sinh dục và hậu môn của cả nam giới và nữ giới.
Đây là một căn bệnh xã hội và phổ biến hiện nay, với tốc độ lây lan và truyền nhiễm nhanh chóng khi quan hệ tình dục không an toàn.
Khi mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra mụn cóc ở cơ quan sinh dục và lâu ngày sẽ dẫn đến mắc bệnh ung thư cổ tử cung( đối với phụ nữ) hay ung thu dương vật(đối với nam giới), ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý, đời sống và tính mạng.
2. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh sùi mào gà
Với tốc độ lây lan, truyền nhiễm của căn bệnh nguy hiểm này thì có khá nhiều nguyên nhân, nhưng theo nghiên cứu và xét nghiệm thì bao gồm một số nguyên nhân chính sau đây.
Nguyên nhân trực tiếp
Theo nghiên cứu từ bác sĩ chuyên gia cho biết, nguyên nhân trực tiếp gây ra triệu chứng sùi mào gà là do chủng virut HPV( ở cơ quan âm đạo của phụ nữ) gây ra, chúng phát triển rất mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt, khi tồn tại nhiều khí hư ở âm đạo phụ nữ.
Khi quan hệ tình dục không an toàn thì virus sẽ xâm nhập nhanh chóng sang cơ thể người nam và gây ra nhiều căn bệnh lây qua đường tình dục không chỉ riêng bệnh mồng gà.
Chủ yếu với nguyên nhân này thì thường xảy ra ở nam giới, khi có mối quan hệ tình dục bên ngoài như các hoạt động mua dâm, massage trá hình, quan hệ nhiều bạn tình,… không sử dụng bao cao su nên sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Tuy nhiên không phải người nào nhiễm virut HPV cũng sẽ mắc triệu chứng sùi mào gà, chỉ trong những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, kèm theo sức đề kháng yếu thì mới có khả năng gây ra mụn sỏi và bệnh.
Nguyên nhân gián tiếp
- Do di truyền
Thông thường, nếu các bà mẹ đang mang thai mà mắc bệnh sùi mào gà thì trong quá trình sinh đẻ có tới 80% là trẻ cũng sẽ mắc bệnh khi đi qua ống sinh và tiếp xúc trực tiếp với các mụn sủi mào gà do virut HPV ở cổ tử cung của mẹ gây nên.
Vậy nên theo lời khuyên từ các chuyên gia bác sĩ, các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai nên thường xuyên đi thăm khám thai định kỳ. Ngoài ra nếu ai trong quá trình mang thai mà đã mắc bệnh thì nên sinh mổ, thay vì sinh thường để tránh được em bé sinh ra cũng bị mắc bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người mắc bệnh
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh truyền nhiễm hiện nay, với bệnh sùi mào gà cũng không là trường hợp ngoại lệ.
Khi sử dụng những vật dụng cá nhân chung như bàn chài đánh răng, khăn mặt, hay hành động ôm, hôn ,… có tiếp xúc trực tiếp với máu, chất nhầy của người mắc bệnh thì cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Vậy nên, hạn chế sử dụng vật dụng đồ dùng cá nhân chung. Cũng như khi cảm nhận được những triệu chứng của triệu chứng sùi mào gà nên trực tiếp đến gặp bác sĩ tư vấn và kiểm tra để biết được kết quả chính xác.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra thì bệnh sùi mào gà còn bao gồm một số nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn, hay những người đã mang virut HIV- AIDS cũng dễ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác vì dùng chung bơm kim tiêm,…
3. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sùi mào gà
Với căn bệnh nguy hiểm này thì thường có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau trên cơ thể nam và nữ. Tuy nhiên thì ở nam giới thường có dễ phát hiện triệu chứng trong khoảng từ 2-9 tháng ủ bệnh, nên điều trị sẽ dễ hơn.
Nhưng đối với phụ nữ thì bệnh thường phát triển âm thầm, khó phát hiện được biểu hiện cụ thể, đến khi bệnh nặng thì mới có thể phát hiện được nên khả năng chữa trị sẽ khó hơn nam giới.
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới
Trong thời gian 2-9 tháng ủ bệnh thì trên dương vật của nam giới sẽ xuất hiện các mụn cóc mọc đơn lẻ, nhô cao màu hồng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Không gây ra cảm giác ngứa, đau rát hay khó chịu. Nhưng nếu để thời gian lâu thì các lớp mụn cóc sẽ mọc lên nhiều hơn, kết thành từng mảng to trông như mào con gà trống.
Ngoài ra thì các nốt mụn sùi mào gà sẽ lan rộng ra xung quanh ở lỗ hậu môn, xung quanh vùng dưới bìu, lỗ sáo,….
Các nốt sùi mào gà khi sờ vào thấy khá là ẩm ướt, dễ bị tổn thương chảy máu và có mủ chảy ra.
Nhiều trường hợp, các nốt mụn mào gà to bằng nắm tay, khi sờ vào thấy đau, tiết ra dịch và máu có mùi hôi tanh.
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Do đặc điểm cơ thể phụ nữ khá phức tạp nên phát hiện ra triệu chứng sùi mào gà khi nào cũng muộn hơn nam giới, nên việc điều trị khi nào cũng khó hơn. Tuy nhiên thì các bác sĩ chuyên gia đã đưa ra một số triệu chứng cơ bản sau đây:
- Trong khoảng thời gian từ 2 đến 9 tháng mắc bệnh thì biểu hiện rõ rệt nhất là khu vực âm đạo, âm hộ, quanh lỗ hậu môn, lỗ tiểu,… sẽ xuất hiện các nhú màu hồng tươi, một số trưởng hợp sẽ có màu trắng đục mọc tập trung thành từng mảng giống như cây súp lơ, không gây tình trạng ngứa ngáy hay đau đớn, nhưng lại dễ bị chảy máu khi sờ vào.
- Trong quá trình quan hệ tình dục hay các tình huống va chạm vào các nốt sần mào gà sẽ dẫn đến các nốt sần bị vỡ ra, gây chảy máu, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục.
- Bệnh nhân thường có biểu hiện chán ăn, mất ngủ, giảm cân, khi quan hệ đau rát cũng như làm giảm ham muốn tình dục.
Ngoài ra nhiều trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng, cũng có nguy cơ mắc bệnh sùi bào gà ở quanh miệng, với các nốt mụn màu hồng trông giống mụn cóc nên nhiều người thường nghĩ là bị nhiệt miệng.
4. Phương pháp chữa trị bệnh sùi mào gà tại nhà
Ngoài những phương pháp chữa trị bằng tây y thì hiện nay mọi người có thể tự chữa trị căn bệnh nguy hiểm sùi mào gà tại nhà, từ các bài thuốc thảo dược tự nhiên an toàn sau đây:
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng tỏi
Tỏi được xem là một trong những thực phẩm có khả năng điều trị được bệnh sùi mào gà, giúp chữa trị được những tổn thương bên ngoài, ngăn chặn được virus phát triển có thể áp dụng các cách chữa sau:
- Cách 1:
Dùng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như giảm được các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh. Vậy nên khi mắc bệnh thì nên bổ sung thêm nhiều tỏi vào cơ thể để có thể giúp hỗ trợ và điệu trị bệnh hiệu quả hơn.
- Cách 2:
Dùng trực tiếp tỏi giã nát, rồi đắp lên vùng bị tổn thương. Sau đó dùng gạc y tế để băng cố định lại. Với cách này không nên đắp quá lâu, vì tỏi khá nóng nên dễ gây bỏng, phồng rộp vùng da.
Với việc sử dụng tỏi để điều trị bệnh sùi mào gà thì thường chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị, chứ không hoàn toàn khỏi bệnh và bệnh có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Vậy nên nếu muốn trị dứt điểm thì nên đến bệnh viện để được tư vấn cũng như chữa trị kịp thời.
Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng giấm táo
Trong giấm táo có tính acid nên khi bôi trực tiếp vào vùng có nốt sùi mào gà thì sẽ giúp làm mòn hoặc gai mào gà sẽ rụng dần. Với phương pháp này thường sẽ có hiệu quả tốt hơn với trường hợp mới mắc bệnh, nhưng hiệu quả không cao. Nếu có triệu chứng gây kích ứng da thì người bệnh nên chuyển sang cách chữa trị khác để điều trị.
Chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không
Lá trầu không có tính sát trùng và khử khuẩn khá tốt, nên cũng được áp dụng vào việc điều trị bệnh sùi mào gà. Có thể sử dụng những dược phẩm làm từ lá trầu không, hoặc giã và bôi trực tiếp vào vùng nốt mào gà để điều trị, ngăn chặn khả năng viêm nhiễm.
5. Cách phòng chống bệnh sùi mào gà
Với sự nguy hiểm và tác hại của bệnh sùi mào gà thì để không bị mắc bệnh mọi người nên học cách phòng chống bằng một số biện pháp sau đây.
- Tiêm phòng vắc – xin cho sùi mào gà ở cả nam và nữ ( từ 9 đến 26 tuổi dù chưa hay đã có quan hệ tình dục)
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
- Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, ít nhất một năm một lần để có thể phát hiện và điều trị một cách kịp thời.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh từ việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, ngủ nghỉ đủ giấc đúng giờ, giữ tinh thần thoải mái,…
Trên đây là những thông tin mà mọi người cần biết về căn bệnh sùi mào gà. Qua bài viết này hi vọng mọi người đã có thể hiểu rõ về bệnh, nguyên nhân và cách phòng chống. Hãy tự bảo vệ chính sức khỏe của mình từ những điều đơn giản nhất, kết hợp với thăm khám phụ khoa thường xuyên để có thể phát hiện và được điều trị kịp thời.
Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.