Sỏi thận là căn bệnh hiện đang có số lượng người mắc phải cao tại Việt Nam. Bệnh sỏi thận không chỉ gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn.
Vậy sỏi thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời qua bài viết ngay sau đây, hãy cùng tham dõi nhé!
1. Khái niệm
Sỏi thận là vật thể rắn được hình thành trong thận và một số chất lẫn trong nước tiểu. Đây được xem như quá trình hình thành sỏi thận, sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau, có loại nhỏ vài mm, cũng có loại lớn vài cm.
Những viên sỏi lớn nếu được lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang được gọi chung là sỏi san hô.
Sỏi thận hay sạn thận là hiện tượng khoáng chất trong nước tiểu bị đọng lại lâu ngày ở thận tạo thành sỏi.
Nếu trường hợp sỏi nhỏ thì có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu, còn nếu sỏi thận to thì chúng cọ sát vào đường tiết niệu, gây nên chứng đau thắt vùng lưng, tiểu ra máu.
Trường hợp khác nếu sỏi thận bị kẹt lại tại cuống đài thận có thể gây ách tắc, làm giãn nở và tạo áp lực lớn đến dây thần kinh thận, vỏ thận từ đó gây những cơn đau quặn thận.
Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường nước tiểu, khiến nước tiểu bị tồn đọng gây viêm nhiễm.
Nếu lâu ngày không được chữa trị có thể khiến cơ hóa đường tiểu, giảm chức năng co bóp đường tiểu, gây các lỗ rò rỉ tại bàng quang tạo nên cứng suy thận.
Hiện nay, sỏi thận là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều phương pháp để điều trị sỏi thận, việc lựa chọn phương pháp phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và kích thước sỏi.
Đặc biệt, những người chưa từng mắc sỏi thận hoặc đã từng chữa trị nên có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời, tránh đến lúc bệnh đã nặng, khó chữa trị mới phát hiện ra.
2. Nguyên nhân
Để tìm được liệu pháp chữa trị phù hợp cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, hãy cùng tham khảo những nguyên nhân chính của bệnh sỏi thận sau đây:
Hàm lượng canxi, oxalat và photpho
Hàm lượng canxi, oxalat và photpho trong cơ thể bị đọng lại, tích tụ lâu ngày so lượng nước tiểu quá cao, vượt mức cho phép.
Thiếu nước:
Uống thiếu nước, uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Hoặc lúc uống quá nhiều, lúc quá ít dẫn đến một vài tạp chất lắng động lại tạo nên sỏi trong cơ thể.
Chấn thương, bí tiểu
Người bị chấn thương, thường xuyên bí tiểu, nhịn tiểu dẫn đến bệnh sỏi thận
Gặp vấn đề về đường tiểu:
Đường nước tiểu của bạn đang gặp vấn đề, đi tiểu không thể thoát ra hết, tích tụ lâu ngày tạo nên các chất cặn bã tạo thành sỏi.
Những người làm việc văn phòng, ít hoạt động:
Ngồi quá lâu không hoạt động, ít hoạt động cũng là nguyên nhân làm cho mật không bài tiết được tạo nên sỏi thận.
Sử dụng thực phẩm chức năng:
Sử dụng thực phẩm chức năng cũng là nguyên nhan gây nên sỏi thận.
Chế độ ăn uống không hợp lí, thiếu khoa học:
Người ăn nhiều đồ ăn mặn, chứa nhiều muối cũng là nguyên nhân chính gây bệnh. Đặc biệt, tiêu thụ quá nhiều muối trong ngày cũng tăng sự bài tiết canxi của thận.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ lượng muối dưới 2.300 mg. Hơn nữa, người cao huyết áp thì nên hạn chế ăn nhiều muối dưới 1.500 mg trong ngày.
Ăn quá nhiều thịt gia cầm, các loại thịt:
Đây cũng là nguyên nhân gây sỏi thận. Theo nghiên cứu cho thấy rằng, những người ăn nhiều chất xơ như rau, củ quả, thịt cá giúp giảm nguy cơ mắc sỏi thận từ 40 đến 50%.
Sỏi thận thường mắc nhiều nhất ở dạng canxi:
Những người có chế độ ăn uống nhiều canxi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hơn người ăn ít canxi.
Khi lượng oxalate quá nhiều:
Oxalate quá nhiều khiến chúng bị tích tụ lại trong đường tiểu dễ dẫn đến sỏi thận. Điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn các loại rau xanh.
Tuy nhiên, nên hạn chế ăn rau xanh bằng súp lơ, cải xoăn thay vì rau rền hay rau bó xôi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát:
Người thường xuyên bị nhiễm trùng tiết niệu cũng là nguyên nhân tăng sỏi thận. Sỏi trong đường tiết niệu thường ngăn cản dòng chảy của nước tiểu.
Vì thế, điều này có thể gây nên viêm đường tiết niệu và cũng là dấu hiệu khả năng bạn bị sỏi thận cao.
Người có cân nặng quá khổ, béo phì:
Những người thừa cân có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn gấp 2 lần những người có thân hình gọn gàng. Vì thế, nên hạn chế ăn nhiều chất béo, những đồ ăn dễ tăng cân để tránh các bệnh lý liên quan khác.
Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng:
Thuốc nhuận tràng từ lâu được mọi người sử dụng quen thuộc hàng ngày. Bởi vì lạm dụng thuốc này quá nhiều làm ngăn cản khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, mất cân bằng chất điện giải và gây sỏi thận cao.
Không ăn các loại trái cây họ cam, quýt:
Những loại quả này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Vì thế, những người ăn ít cam, quýt..các loại quả có múi thường dễ bị sỏi thận hơn.
3. Triệu chứng – dấu hiệu
Hãy cũng tham khảo qua một số dấu hiệu – triệu chứng của bệnh sỏi thận sau đây:
Đau:
Những người bị sỏi thận thường có dấu hiệu đau lưng, đau hông. Thường biểu hiện này xuất phát từ điểm niệu quản, sau đó lan dọc theo đường đi niệu quản xuống phía gò mu.
Một số trường hợp khác có kèm theo triệu chứng như buồn nôn, khó chịu, cơn đau kéo dài, âm ỉ, dữ dội quanh vị trí bể thận.
Tiểu ra máu:
Nếu gặp trường hợp này thì đây là dấu hiệu biến chứng của bệnh sỏi thận. Đặc biệt, khi sỏi thận xâm lấn sang niệu quản.
Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ:
người mắc bệnh sỏi thận thường sẽ gây tổn thương đến thành niệu quản, viêm đường tiết niệu gây nên tình trạng đi tiểu buốt, tiểu ra mủ.
Hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cho bệnh nên đi tiểu ra sỏi và máu.
Sốt:
Đi cùng với một số dấu hiệu khó chịu khi đi tiểu thì người bệnh còn kèm theo chứng sốt nhẹ, sốt cao, tắc nghẽn đường tiểu, cảm giác khó chịu, nóng rát khi đi tiểu.
Trên đây là một số những biểu hiện của chứng sỏi thận. Vì thế, người bệnh nên phát hiện kịp thời và nhanh chóng đến các cơ sở chuyên ngành để được chuẩn đoán chính xác cũng như điều trị kịp thời.
4. Cách điều trị
Bệnh sỏi thận không phải là bệnh nan y, có thể cứu chữa được. Tuy nhiên, nếu không được xét nghiệm và điều trị sẽ khiến đường tiểu bị nhiễm khuẩn, suy giảm chức năng thận và nặng hơn gây biến chứng thành suy thận.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh sỏi thận bằng đông y, tây y…Mỗi phương pháp đều mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân.
Tuy nhiên vẫn có ưu và nhược điểm riêng. Theo Tây y, phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật và tán ngoài cơ thể. Tuy hiệu quả khá tốt nhưng bệnh có thể tái phát và tốn chi phí điều trị.
Trong khi đó, phương pháp bằng Đông ý có thể chữa được bệnh và tốn ít chi phí thực hiện.
Phương pháp điều trị bằng Đông Y
Những người thực hiện điều trị bằng Đông y có thể sử dụng các bài thuốc để kích thích đường tiểu, sỏi thận bị làm mềm và theo ra ngoài bằng nước tiểu, bệnh không bị tái phát và không có tác dụng phụ.
Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng qua những bài thuốc sau đây:
- Dùng lá hoặc búp của cây râu mèo:
Áp dụng 2 loại nguyên liệu trên sắc thành thuốc uống trong ngày. Hoạt chất có trong cỏ râu mèo có tác dụng giữ cho lượng muối urat và acid usic được hòa tan.
Từ đó, phòng ngừa được khả năng lắng đọng ở thận, tạo sỏi. Ngoài ra, loại dược thảo này còn có tác dụng tăng sự bài tiết oxalate và citrat giúp nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Dùng đu đủ xanh để chữa bệnh sỏi thận:
Sử dụng đu đủ xanh cắt lấy 2 phần đầu bỏ hột mang đi rửa sạch để chưng thủy và ăn dần.
Đặc biệt khi ăn có thể ăn luôn phần vỏ, ăn cả khi đang no. Nên áp dụng liệu pháp này trong 1 đến 2 tuần bệnh tình sẽ thấy rõ bước tiến triển một cách đáng kể.
- Dứa:
Người bị bệnh sỏi thận có thể sử dụng sinh tố dứa để điều trị sỏi thận. Khi sỏi nhỏ sẽ giúp làm tan sỏi hiệu quả.
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng Nam y
- Cây Kim Tiền Thảo:
có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tiêu sỏi, lợ thủy, thanh nhiệt cơ thể. Cách sử dụng loại cây thuốc này là phơi khô sắc thành thang thuốc uống trong ngày hoặc say tươi toàn thân cây, uống trước bữa ăn.
- Rau ngổ:
đây là loại cây chữa bệnh sỏi thận cực kì tốt, giúp tiêu sỏi hiệu quả. Nên sử dụng bằng cách say nhỏ lấy nước uống trong ngày, trước bữa ăn chính 2 lần.
Trên đây là một số phương pháp điều trị sỏi thận bằng Đông y và Nam y các bạn có thể sử dụng để chữa bệnh sỏi thận.
Tuy nhiên, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mới đưa ra được bài thuốc điều trị phù hợp nhất. Vì thế, trước khi sử dụng nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ và người có kinh nghiệm điều trị sỏi thận.
5. Cách phòng ngừa
Uống nước trong cả ngày:
Những người đang bị sỏi thận hoặc chưa từng bị nên thực hiện uống nước nhiều hơn trong ngày. Mỗi người nên uống ít nhất 1,5 đến 2 lít là tốt nhất.
Đặc biệt, những người thường xuyên sống trong điều kiện khí hậu khô, nóng, người tập thể dục thường xuyên hàng ngày nên tăng lượng nước so với người bình thường.
Không nên nhịn tiểu:
Nhịn tiểu thường xuyên là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Chính vì thế, không nên nhịn tiểu quá lâu làm ảnh hưởng đến đường tiểu cũng như bàng quang.
Ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat:
Nếu người có xu hướng hình thành sỏi oxalat canxi nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm có chứa chất này. Bao gồm những thực phẩm như: đậu bắp, củ cải đường, củ cải Thủy Sĩ, khoai tây ngọt, trà, chocolate, các loại đậu nành…
Ăn ít thực phẩm giàu oxalat:
Nếu có xu hướng hình thành sỏi oxalat canxi, bác sĩ có thể khuyên nên hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalat.
Chúng bao gồm đại hoàng, củ cải đường, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai tây ngọt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu nành.
Chọn một chế độ ăn ít muối và protein động vật:
Nên hạn chế giảm lượng muối hàng ngày nạp vào cơ thể. Tuy muối rất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ nên ăn đủ không nên quá nhiều hoặc quá ít. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh sỏi thận. Giúp các bạn hiểu thêm về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.