Bệnh say nắng là một trong những hiện tượng xuất hiện phổ biếm ở mùa hè và không nên xem nhẹ bệnh này. Không chỉ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Vậy say nắng là bệnh gì? Cách điều trị cũng như các phòng ngừa say nắng như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ rõ hơn qua bài viết sau đây.
1. Bệnh say nắng là gì?
Say nắng là căn bệnh thường xuất hiện tại những thời điểm nắng nóng của mùa hè, mùa hanh khô, đặc biệt ở những khu vực có nhiệt độ cao.
Thời tiết mùa hè thời rơi vào khoang từ 35 đến 39 độ C, có thể là hơn 40 độ C. Ánh nắng quá gắt cộng thêm nhiệt độ khá cao khiến cho cơ thể bị phản ứng và dẫn đến hiện tượng say nắng.
Theo các bác sĩ cho biết, bệnh say nắng là hiện tượng khi một người tiếp xúc với ánh nắng hoặc nơi có nguồn nhiệt cao. Nhiều người cho rằng, say nắng không có đáng lo ngại bởi chỉ cần nghỉ ngơi và xử lí là xong.
Nhưng trên thực tế, nếu nắng nóng kéo dài có thể khiến nhiều người phải nhập viện gấp, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ.
Nếu trường hợp này không xử lí tức thời có thể người bệnh bị ngất hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
Vì thế, nếu thấy trường hợp thấy người bị say nắng cần thực hiện cấp cứu ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Nguyên nhân
Bệnh xay nắng thường xảy ra nguyên nhân chính đó là do đi quá lâu ngoài trời nắng, không mang theo đồ che chắn, bảo vệ cơ thể.
Dưới sự tác động của ánh sáng mặt trời khiến cho cơ thể không thể điều hòa được với thân nhiệt dẫn đến tình trạng mất nước và ngất tại chỗ.
Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh say nắng cần biết:
Điều kiện môi trường:
Một số người bị say nắng do điều kiện môi trường làm việc quá khắc nghiệt gây nên. Cộng thêm làm việc ngoài trời không thuận lợi làm cho người bệnh dễ bị đuối sức, dẫn đến tình trạng say nắng.
Hoạt động vất vả, quá sức:
Đối với những người làm việc quá sức, tập thể dục quá sức dưới điều kiện thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến việc bị say nắng. Những người này thường không quen với nhiệt độ nắng nóng hoặc bị sốc nhiệt.
Cũng do một số người có thể trạng và hệ miễn dịch kém, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi có khả năng dễ bị say nắng nhất.
Trẻ em chưa được phát triển hoàn chỉnh về thể chất nên thường yếu và sức đề kháng với nhiệt độ cao là rất thấp.
Còn đối với người lớn tuổi, hệ miễn dịch dần yếu đi, khả năng chống chọi với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao cũng khá yếu nên nếu tiếp xúc lâu dài ngoài trời dễ bị đau đầu, chóng mặt và ngất đi.
Những người cao tuổi thường bị ngất đi khi bệnh say nắng cũng do tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại, hệ tuần hoàn hoạt động kém nên cơ thể không thể tỏa nhiệt nhanh như thời thanh xuân.
Hơn nữa, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị say nắng bởi việc sinh nở và mang thai nhiều tháng liền khiến họ tiêu hao năng lượng khá nhiều.
3. Dấu hiệu nhận biết
Sau đây là một số những dấu hiệu nhận biết bệnh say nắng:
- Nhức đầu
- Ù tai, nhiệt độ cơ thể tăng cao, hoa mắt
- Da khô, da tái nhợt
- Mệt mỏi, người đau nhứt, lả người
- Trụy tim, rối loạn điện giải
- Tim đập nhanh và mạnh
- Một số chức năng khác bị rối loạn
Một số dấu hiệu nhận biết khi bệnh say nắng đang trong giai đoạn nguy hiểm:
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, mất nước qua hơi thở và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu
- Tay chân co rút, co giật
- Thở gấp, không kiểm soát hành vi, ngất xỉu, mạch đập tăng, lú lẫn
- Hôn mê
- Huyết áp bị tụt và suy tim và có thể dẫn đến tử vong
Nếu bạn thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu trên nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại chỗ như uống nước, nghỉ ngơi nơi thoáng mát để tránh mất nước.
Tuy nhiên, các dấu hiện này thường khá nhầm lẫn với một số những bệnh lí khác và khiến bạn chủ quan. Vì thế, nên đi khám hoặc uống thuốc đầy đủ đến phòng tránh bệnh tốt hơn.
4. Triệu chứng và dấu hiệu
Đặc điểm của tình trạng say nắng đó là khiến thân nhiệt tăng sẽ dẫn đến tình trạng đào thải mồ hôi một số lượng nước lớn.
Hiện tượng này nếu không được bù đắp trong một khoảng thời gian nhất định sẽ dẫn đến kết quả là giảm khối lượng tuần hoàn tim mạch, chức năng trao đổi chất điện giải bị rối loạn, có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch.
Một điều nữa, nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao thì cũng gây nên sự rối loạn hoạt động của một số cơ quan khác như hô hấp, thần kinh, tim mạch…
Các biểu hiện của bệnh say nắng tùy theo mỗi nức độ tăng thân nhiệt cũng như thời gian khác nhau.
Nếu là biểu hiện nhẹ ban đầu là nhịp tim tăng, thở gấp, lồng ngực trở nên hồi hộp rồi đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay rã rời.
Cuối cùng là triệu chứng hôn mê, trụy tim, ngất đi và nguy hiểm nhất là có thể tử vong.
5. Cách điều trị bệnh say nắng
Nếu gặp trường hợp người bị bệnh say nắng bạn nên thực hiện những cách kịp thời sau đây:
Điều trị bằng đông y:
- Thạch cao – tri mẫu trà
Bao gồm: tri mẫu 10 g, đảng sâm 15 g, thạch cao sống 30 g (sắc trước),,\ cam thảo 10 g, gạo tẻ 30 g, vỏ xanh dưa hấu 12 g.
Cách dùng: Sắc thành thang thuốc uống trong ngày, 3 lần trước bữa ăn chính.
- Gia vị câu đằng trà
Bao gồm: ngô công 2 con, câu đằng 30 g, toàn yết 6 g.
Cách dùng: các vị thuốc sắc hai lần, lấy nước uống sáng và tối.
- Linh giác – câu đằng trà
Bao gồm: sinh địa tươi 15 g, bột linh giác 1 g, lá dâu (phơi sương) 6 g, câu đằng đôi 30 g, phục linh 10 g, bạch thược sống 15 g, cam thảo sống 2,5 g, cúc hoa 10 g, đạm trúc diệp 10 g.
Cách dùng: tán thuốc thành dạng bột mịn, đun nước sôi chế thành trà uống trong ngày.
- Nhân sâm – phụ tử trà
Bao gồm : nhân sâm 10 g, phụ tử (lùi) 5 g.
Cách dùng: các vị thuốc tán mịn hãm với nước sôi và uống trong ngày.
- Lá tre – chi tử trà:
Bao gồm: lá tre 15 g,chi tử 10 g, đại táo 10 g.
Cách dùng: các vị thuốc sắc 2 lần, hòa 2 nước, dùng uống thay trà trong ngày.
Công hiệu: thanh nhiệt, chữa say nắng.
- Gia vị mạch đông trà:
Bao gồm: mạch đông 30 g, chích cam thảo 10 g, đạm trúc diệp 15g, đại táo 6 trái.
Cách dùng: sắc uống như nước trà bình thường, uống trong ngày.
Công hiệu: dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí trừ phiền, sinh tân nhuận táo. Dùng chữa say nắng kèm theo chứng nhiệt miệng.
- Bối lan trà
Bao gồm: tim tre tươi 6 g, lõi mạch đông 6 g, tim sen 6 g, bối lan tươi 6 g.
Cách dùng: tán mịn hãm với nước sôi, sử dụng trà uống trong ngày.
Công hiệu: dùng chữa say nắng, vã nhiều mồ hôi, mỏi mệt, chán ăn…
- Bí đao trà
Bao gồm: bí đao tươi 0,5 – 1 kg, đường trắng 60 g.
Cách dùng: bí đao rửa sạch, xay nhuyễn, vắt lấy nước uống thanh trà thanh nhiệt.
Công hiệu: dùng chữa say nóng, miệng khát, tiểu vàng…
Điều trị bằng nam y:
- Hoa hoặc lá sen tươi 50 g, sắc uống, nêm đường, thích hợp dùng chữa say nắng hoặc say sóng bứt rứt.
- Tỏi sống 8 tép, phèn trắng 15 g cho tán nhuyễn, pha cùng với nước đun nguội nuốt uống; đồng thời lấy một ít nước tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi, thích hợp dùng để cấp cứu say nắng.
- Đậu ván trắng 100 g, đổ nước sắc, nêm đường trắng, uống 2 lần trong ngày.
6. Cách phòng bệnh
Sau đây là một số cách phòng tránh say nắng bạn cần nắm:
- Để tránh cho việc không bị bệnh say nắng. Người dân ở mọi độ tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em không nên tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời gắt dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao.
- Không lao lực quá sức ngoài trời và uống nước đầy đủ khi gặp thời tiết nắng nóng.
- Nếu hoạt động ngoài trời nên chọn nơi có nhiều bóng râm, có gió mát.
- Trang bị một số dụng cụ che chắn nắng, gió như mũ, kính râm, khẩu trang, quần áo dài.
- Thời tiết nắng nóng cơ thể dễ bị mất nước và các chất điện giải. Vì thế, nên bổ sung nguồn thực phẩm tươi mát, cấp nước dể tránh cơ thể bị nhiễm bệnh và suy kiệt.
- Nên uống nhiều nước, nước trái cây, nước dừa, mía, rau má…Có thể uống nhiều mặc dù không khát.
- Nên nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút sau khi làm việc dưới thời tiết nắng nóng. Không nên dầm mình quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, tránh làm mất nước.
- Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 – 20 phút. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng.
- Trang bị những bộ đồ chống nắng như mũ, áo dài tay, kính, khẩu trang…
- Thực hiện biện pháp bổ sung như tập luyện hoặc đi bộ ngoài trời thường xuyên để tránh bị sốc nhiệt khi gặp thời tiết nắng nóng. Nên thường xuyên bổ sung nước, nếu cứ đi bộ 20 phút thì uống nước 1 lần, ngay cả lúc không khát.
- Có thể thay đổi thời gian, địa điểm làm việc khi gặp trời nắng nóng, đặc biệt vào khoảng thời gian cao điểm giữa trưa và đầu giờ chiều.
Các biện pháp dự phòng sốc nhiệt khác bao gồm:
- Theo dõi màu nước tiểu: Bạn có thể biết được nếu cơ thể đang trong tình trạng mất nước nếu màu sắc bị sẫm màu.
Vì thế, nên đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết cho hoạt động hàng ngày được hiệu quả và tránh bị say nắng.
- Nên theo dõi số giờ hoạt động ngoài trời để bổ sung lại lượng nước đã mất đi. Có thể thay thế nước bằng nước trái cây, sinh tố…
- Thường xuyên hoạt động thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn. Đặc biệt, không bị sốc nhiệt hay kiệt sức khi hoạt động dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh say nắng như khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng nhận biết cũng như cách phòng ngừa bệnh.
Từ đó, giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân, xử lí say nắng kịp thời và có thể phòng tránh được tình trạng mất nước khi say nắng.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ và các chuyên gia để được tư vấn và thăm khám cụ thể nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.