Bệnh rò hậu môn là một trong những bệnh lý gây nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe của mọi người. Nếu như không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.
Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết như rò hậu môn là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Bệnh rò hậu môn là gì?
Bệnh rò hậu môn là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm sinh ra do bị nhiễm trùng tại các khe trong ống hậu môn. Sau đó ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng ra da vùng xung quanh tạo thành lỗ rò.
Có nhiều loại lỗ rò như: rò hoàn toàn, rò không hoàn toàn, rò phức tạp, rò ngoài cơ thắt, rò trong cơ thắt. Lỗ rò hậu môn có thể gây ra tình trạng chảy máu, làm phân đi ra theo đường rò khiến cho người bệnh cảm thấy rất là khó chịu, đau đớn, mặc cảm và tự ti.
Bệnh rò hậu môn có khả năng xuất hiện ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, những người hay bị bệnh này nhất đó chính là độ tuổi 30 đến 50. Đặc biệt, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn gấp 4 lần so với nữ giới.
Đây không phải là một căn bệnh có thể tự khỏi được mà chúng ta cần phải có những phương pháp điều trị hợp lý. Nếu như không có thể điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện càng nhiều lỗ rò, viêm nhiễm hậu môn và vùng lân cận. Nghiêm trọng hơn cả là bệnh có thể biến chứng thành ung thư.
2. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rò hậu môn
Hậu quả của áp xe hậu môn
Áp xe hậu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh rò hậu môn. Rò hậu môn chính là hậu quả của một áp xe hậu môn nếu như không được điều trị kịp thời mà gây ra hiện tượng vỡ mủ tạo thành một đường rò.
Vệ sinh hậu môn và vùng kín không sạch sẽ.
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Vùng kín và hậu môn luôn ở trong một môi trường bao bọc kín, ẩm ướt nên rất dễ bị viêm nhiễm, tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Khi tình trạng trên kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cho các mủ tích tụ vỡ ra hình thành nên các ổ áp xe.
Hệ miễn dịch kém
Những người đang bị ốm, cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường khiến cho hệ miễn dịch của mọi người bị suy giảm, sức đề kháng kém. Hoặc là những đứa trẻ do chức năng lớp niêm mạc trực tràng hậu môn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn viêm nhiễm tấn công.
Do các bệnh lý
Những người mắc các căn bệnh như bệnh lao, bệnh Crohn, người bị ung thư hậu môn thực trạng cũng rất dễ mắc rò hậu môn. Vì vậy, mọi người cần lưu ý điều trị các bệnh lý sao cho phù hợp để không dẫn đến các bệnh nguy hiểm như rò hậu môn.
Các nguyên nhân khác
Khi người sử dụng các loại thuốc sai quy định gây ra những kích ứng. Những chấn thương ở hậu môn do quá trình lao động nặng, luyện tập thể thao, dị vật ở hậu môn. Khi mà chúng ta điều trị sai cách sẽ khiến cho các vùng bị tổn thương lan rộng ra nhiều vùng khác.
Các vi khuẩn gây nên
Vi khuẩn E.coli cũng được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng rò hậu môn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người ta nhận thấy rằng vi khuẩn Staphylococcuss cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rò hậu môn.
3. Các triệu chứng của bệnh rò hậu môn
Xuất hiện mủ
Triệu chứng điển hình của bệnh đó chính là xuất hiện mủ hoặc là dịch vàng chảy ra, ngứa ngáy quanh lỗ rò, lỗ rò cứng chắc, khi ấn vào thì rất đau và thường có cảm giác xì hơi qua lỗ rò.
Ngứa hậu môn
Đây là biểu hiện do hậu môn bị viêm nhiễm tạo mủ gây ra bội nhiễm khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa rát hậu môn. Nếu như mà tình trạng bệnh để lâu không được điều trị thì có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng cho da như da vùng kín bị kích thích, người bệnh muốn gãi không ngừng.
Đau rát quanh hậu môn
Tình trạng hậu môn bị sưng đỏ gây ra cho người bệnh cảm giác đau rát. Khi mủ trong hậu môn bị vỡ, hiện tượng này sẽ thuyên giảm nhưng trong một thời gian sẽ tái phát, thường xuyên đau rát và khó chịu quanh hậu môn.
Hậu môn bị sưng
Người bệnh có thể sờ thấy các khối sưng xung quanh hậu môn, khi ấn tay vào sẽ rất đau. Các khối sưng này sẽ xuất hiện trong các đường rò.
4. Cách điều trị bệnh rò hậu môn
Điều trị bệnh rò hậu môn bằng phương pháp Đông Y
Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị rò hậu môn mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng.
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu:
8g sơn thù, 8g bạch linh, 8g trạch tả, 8g tri mẫu, 8g đan bì, 12g liên kiều, 12g hoàng bá, 12g hạ khô thảo, 16g thục địa, 16g hoài sơn.
Cách dùng:
Sau khi các bạn chuẩn bị hết nguyên liệu trên thì cho lên sắc thuốc cho tới khi thuốc cô cạn. Mỗi ngày bạn sử dụng 1 thang thuốc và để điều trị rò hậu môn hiệu quả thì bạn nên sử dụng trong một thời gian dài.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
12g xuyên quy, 12g hạ khô thảo, 12g bạch truật, 12g bạch thược, 4g cam thảo, 8g phục linh, 16g ky huyết đằng, 16g thục địa.
Cách dùng:
Khi nguyên liệu đầy đủ, bạn cho nguyên liệu lên sắc thuốc đến khi cô cạn. Một ngày bạn sử dụng 1 thang và uống trong thời gian dài để mang lại hiệu quả cao trong quá trình chữa trị rò hậu môn.
- Bài thuốc 3:
Nguyên liệu:
Cam thảo, kinh giới, bạch chỉ, đương quy.
Cách dùng:
Khi bạn chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn cho giã nhuyễn tất cả nguyên liệu với nhau, dùng để đắp lên nơi có lỗ rò, sau đó chúng ta giữ cố định bằng băng gạc y tế. Đối với phương pháp này, nếu như bạn không có thời gian thì có thể dùng cách nhau vài ngày.
Điều trị bệnh rò hậu môn bằng phương pháp Nam Y
Các vị thuốc Nam Y có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất tốt cho việc điều trị bệnh nhưng lại ít gây ra các tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc Nam mà các bạn có thể áp dụng và tham khảo trong việc điều trị rò hậu môn.
- Bài thuốc 1: Sử dụng vỏ củ ấu
Cách dùng: Bạn có thể sử dụng củ ấu theo 2 cách sau
Cách 1: Lấy vỏ củ ấu đem sấy khô, sau đó đốt và tán thành bột mịn để dùng dần. Khi bạn dùng thì trộn bột với dầu mè, tạo thành hỗn hợp để bôi hoặc đắp lên vùng bị tổn thương. Bạn có thể đắp 3 – 4 lần một ngày.
Cách 2: Dùng bài thuốc gồm có 60g củ ấu, cỏ mực, trác bá diệp, hoa hòe, gương sen mỗi vị 8g. Sau khi chuẩn bị xong, các bạn cho lên sắc rồi chia thành 2 lần uống trước mỗi bữa ăn.
5. Cách phòng ngừa bệnh rò hậu môn
Để phòng tránh bệnh rò hậu môn một cách tốt nhất, chúng ta có thể thực hiện theo các phương pháp dưới đây:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng có nhiều chất xơ, có trong các loại rau, ngũ cốc. Đặc biệt chúng ta cần nên ăn những loại thực phẩm như củ cải, dưa gang, khoai môn.
- Cần bổ sung hàm lượng nước cần thiết, phải đảm bảo uống 2 lít nước 1 ngày. Chúng ta có thể uống nước xay của các loại rau, nước hoa quả, nước sạch,… nhằm kích thích nhu động ruột, giúp cho mềm phân, có thể dễ dàng đi đại tiện hơn.
- Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ hơn, không được ngồi đại tiện quá lâu và đặc biệt là không được nhịn đại tiện. Sau khi đi đại tiện thì phải vệ sinh sạch sẽ, có thể vệ sinh bằng nước sau đó lau khô bằng vải sạch. Không nên sử dụng giấy thơm hoặc để hậu môn bị ẩm ướt, như vậy có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn.
- Nên hạn chế các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, rượu bia, café,.. Những đồ ăn này thường gây tiêu chảy, kích ứng hậu môn khiến cho đại tiện nhiều lần, ngứa hậu môn.
- Cần phải có một chế độ tập luyện thể dục, hoạt động hàng ngày một cách khoa học. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa áp rò hậu môn hiệu quả. Khi bạn vận động hợp lý thì cơ thể có khả năng tăng sức đề kháng, giảm áp lực hậu môn, điều hòa khí huyết cơ thể.
- Nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Tránh trường hợp khi bệnh trở nặng rồi mới biết để chữa trị. Như thế khiến cho quá trình điều trị rất khó khăn và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần thiết, hữu ích cho các bạn về căn bệnh rò hậu môn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nếu như bạn không biết cách bảo vệ và chăm sóc cơ thể của mình.
Vì để có một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, những người xung quanh, bạn nên tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh rò hậu môn hiệu quả nhất. Hy vọng với thông tin của bài viết, khi gặp phải căn bệnh này các bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa.
Những thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị hiệu quả rò hậu môn, bạn cần có những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đặc biệt khi bệnh có dấu hiệu trở nên nặng hơn thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.