Bệnh quai bị là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
Với những người bị bệnh lần đầu tiên thường cảm thấy rất lo lắng không biết là có ảnh hưởng tới sức khỏe và để lại di chứng sau này hay không.
Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về căn bệnh này cũng như là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để các bạn cùng tham khảo.
1. Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị còn được dân gian gọi với cái tên là bệnh má chàm bàm. Căn bệnh này xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi và do một loại vi rút gây ra.
Đặc biệt, với trẻ nhỏ nằm trong độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi là độ tuổi thường xuyên gặp phải căn bệnh này bởi khi đó trẻ có đề kháng kém và chưa thể tự chăm sóc bản thân.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh là bạn sẽ cảm thấy bị sưng đau tuyến nước bọt, có đôi khi còn kèm theo việc viêm màng não, viêm tụy và lan truyền tới một số cơ quan khác.
Đây là một căn bệnh có nguy cơ lây truyền cao và rất dễ để trở thành dịch bệnh ở khắp mọi nơi.
Những nơi thường xuất hiện bệnh quai bị là nơi có nhiều trẻ nhỏ như trường học, khu vui chơi…
Bệnh này sẽ lây qua đường hô hấp là chủ yếu, có đôi khi nó còn thông qua những vật dụng cá nhân mà bạn thường xuyên sử dụng như khăn mặt, cốc…
Đặc biệt, vào mùa xuân và mùa hạ là 2 mùa nhiệt độ xuống thấp, dễ dàng để mầm bệnh sinh sôi nảy nở.
2. Nguyên nhân bị bệnh quai bị
Virus của bệnh quai bị là loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus. Loại virus này có tốc độ lây lan khá nhanh, tại nơi bạn sống chỉ cần có một người bị bệnh là có thể lây truyền bệnh cho cả khu vực. Sau đây là một số con đường mà bệnh quai bị có thể lây nhiễm:
- Do người bị hắt hơi, ho…, khi đó virut sẽ lan truyền qua đường không khí vào đường thở của những người khác.
- Do ăn uống chung với người mắc bệnh.
- Do người bị bệnh quai bị và những người bình thường sử dụng các vật dụng cá nhân chung đụng dẫn tới virus truyền qua đường trung gian là những vật dụng đó.
Mặc dù bệnh quai bị chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ nhưng không có nghĩa là người lớn có thể tránh được đâu nhé. Bởi vây, dù là độ tuổi nào cũng cần phải chú ý và có cách phòng tránh.
3. Triệu chứng của bệnh quai bị
Thời kỳ ủ bệnh
Khi bạn tiếp xúc với virus tầm khoảng nửa tháng là thời kỳ bạn bắt đầu cảm thấy có sự thay đổi trong cơ thể. Tuy nhiên, khi đó triệu chứng còn chưa rõ ràng.
Thời kỳ khởi phát
Trong thời kỳ khởi phát này bạn sẽ cảm thấy cơ thể có một sự thay đổi rõ ràng. Sẽ cảm thấy sức khỏe yếu dần toàn thân mệt mỏi và đau nhức, kèm theo đó là một số những tình trạng như bị sốt nhẹ và tuyến mang tai to dần, đau nhức, đặc biệt là khi nhai.
Thời kỳ toàn phát
Trong thời kỳ này tuyến mang tai của bạn sẽ sưng to hơn rất nhiều và gặp phải tình trạng đau nhức một bên tai. Sau hai đến ba ngày bên tai còn lại cũng sẽ bị đau theo.
Những tuyến sưng này sẽ lan ra cả bên trước tai, xuống dưới xương gò má, dưới hàm và làm mất đi rãnh dưới hàm.Khi sưng lên thì hai tai của bạn sẽ trồi ra phía ngoài và xuất hiện nhiều những nốt đỏ.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị quai bị nhưng không xuất hiện những triệu chứng trên và cũng có những trường hợp xuất hiện những triệu chứng trên nhưng không phải do bệnh quai bị.
Thời kỳ hồi phục
Sau một tuần khi bạn đã phát hiện ra bệnh cần có những biện pháp chữa trị thì tuyến mang tai khi đó sẽ giảm đau và nhỏ dần theo thời gian.
Các triệu chứng ban đầu như đau họng, đau đầu cũng từ từ giảm dần rồi khỏi hẳn.
4. Các biến chứng của bệnh quai bị
Có rất nhiều người chủ quan cho rằng bệnh quai bị là căn bệnh chỉ gặp ở trẻ nhỏ nên nó khá đơn giản.
Tuy nhiên, nếu không có cách chữa trị kịp thời thì bạn vẫn có thể xảy ra những biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh mà bạn không thể lường trước được.
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn sản xuất hiện ở bệnh nhân nam, đặc biệt là những bệnh nhân ở tuổi dậy thì.
Biểu hiện cụ thể của bệnh này sẽ là bị sốt cao và ớn lạnh, kèm theo đó là tình trạng bị buồn nôn đau bụng.
Bạn sẽ thấy được hiện tượng 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn bị sưng đau rất nhiều so với bình thường và cảm giác nóng rát vô cùng khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời thì chỉ sau 2 đến 3 tháng mắc bệnh tinh hoàn có thể bị teo gần một nửa. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể dẫn tới vô sinh.
Với những người khi đã mắc phải bệnh này thì nếu sốt càng cao chứng tỏ bệnh càng ngày càng nặng.
Thông thường, sẽ chỉ diễn ra trong vòng 5 ngày, tuy nhiên vẫn có những trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Viêm buồng trứng
Trên thế giới hiện nay có đến 7% phụ nữ bị viêm buồng trứng do quai bị. Triệu chứng thường thấy là đau âm ỉ ở dưới bụng và có thể ra huyết trắng bất thường.
Nếu như không có biện pháp chữa trị kịp thời rất dễ xảy ra viêm màng não, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sau này.
Viêm tụy
Cũng có rất nhiều người gặp tình trạng viêm tụy do biến chứng của quai bị. Tuy nhiên, những người gặp tình trạng này thường không quá nghiêm trọng mà chỉ xuất hiện một số hiện tượng như: đau bụng giữa, ăn không ngon, tiêu chảy, vàng da…
Tình trạng bị viêm tụy thường rất hiếm gặp ở người bị bệnh quai bị nhưng không phải là không có. Theo như khoa học kiểm chứng thì trong số 200.000 người bị mắc bệnh sẽ có 1 người gặp phải trường hợp mất thính lực.
Sẩy thai
Thông thường, đối với phụ nữ mang thai thì trong quá trình mang thai không nên bị bệnh bởi nó có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi. Và nếu phụ nữ bị mắc bệnh quai bị trong khi mang thai thì có thể dẫn tới thời sảy thai hoặc thai nhi khi sinh ra sẽ bị dị dạng.
Vấn đề bất thường ở mắt
Bệnh quai bị cũng có thể làm ảnh hưởng tới mắt và gây một số biến chứng như viêm tuyến lệ gây giảm thị lực. Tình trạng này sẽ phục hồi sau khoảng nửa tháng và không gây nguy hiểm.
5. Định hướng điều trị bệnh quai bị
Trong ngành Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra được một phương thuốc nào để có thể điều trị được virus của bệnh quai bị.
Các bác sĩ chỉ có thể điều trị được các triệu chứng cũng như là giúp cơ thể tăng sức đề kháng để có thể đẩy lùi dịch bệnh.
Sau đây là một số cách điều trị triệu chứng mà bạn nên biết:
Cách trị quai bị có triệu chứng viêm tuyến nước bọt
Với những bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt thì cần phải có thời gian cách li để tránh lây nhiễm sang người khác.
Thời gian tối thiểu để cách ly là 2 tuần, đặc biệt là tuần đầu tiên. Chú ý nên chườm nóng vùng hàm bị sưng và sử dụng kèm theo các loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol.
Bên cạnh đó, việc xúc miệng nước muối thường xuyên cũng được coi là là cách vệ sinh là loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn xấu bên trong khoang miệng.
Phương pháp điều trị quai bị có triệu chứng viêm tinh hoàn
Khi bị viêm tinh hoàn bạn bắt buộc phải nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tại nhà đến khi nào tinh hoàn không còn sưng nữa.
Chú ý trong thời gian này luôn phải mặc quần lót và có thể kết hợp chườm ấm. Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol 10mg/kg/mỗi 8 giờ để giảm tình trạng đau nhức và khó chịu trong cơ thể.
Kèm theo đó bạn có thể dụng coritcoid trong khoảng 1 tuần đầu để chống viêm.
Cách trị quai bị khi có triệu chứng viêm não – màng não
Nếu có dấu hiệu bị viêm màng não cần đến ngay bác sĩ để được khám bệnh. Các bác sĩ có thể chọc dò tủy sống để lấy dịch não tủy giúp cho bạn giảm bớt được áp lực lên nội sọ.
Thuốc đặc trị với triệu chứng này là dung dịch glucose 30% và manitol 20%, kèm theo đó là các dịch tương ứng khác.
Nếu có bội nhiễm thì các bác sĩ sẽ cho sử dụng loại kháng sinh thích hợp.
Trị quai bị khi có triệu chứng viêm tụy
Dùng khăn để chườm nóng vùng thượng vị và kết hợp với thuốc giảm đau nếu bạn quá đau. Nên ăn các thức ăn nhẹ và lỏng để dễ tiêu hóa.
6. Chế độ chăm sóc cho người bị bệnh quai bị
Chế độ nghỉ ngơi
- Trong suốt thời kỳ bị sốt và có nguy cơ mắc bệnh quai bị thì nên nằm nghỉ ngơi để khỏi hẳn và cách ly với mọi người.
- Đối với bệnh nhân nam nên tránh làm việc nặng bởi vì điều này có thể khiến cho tinh hoàn bị sưng to.
- Với vùng tuyến bị sưng đau thì có thể dùng một miếng gạc ấm để giúp giảm đau.
Chế độ dinh dưỡng
- Nên uống nhiều nước trắng tinh khiết bởi nó có thể giảm sưng hiệu quả. Những đồ uống có chứa axit thì nên tránh bởi nó có thể gây kích thích các tuyến mang tai và tạo ra nhiều nước bọt gây đau nhiều hơn.
- Những đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng, bánh giày nên hạn chế bởi vì nó sẽ làm cho hàm của bạn trở nên sưng to và khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình ăn uống.
- Tốt nhất là nên ăn những thức ăn mềm, lỏng và tránh đồ kích thích.
Thói quen sinh hoạt
Kiêng tắm nước lạnh: Những người bị quai bị cần phải kiêng lạnh và luôn giữ ấm cho cơ thể. Bởi vậy không nên tắm với nước lạnh và ngâm mình quá lâu trong nước. Đồng thời cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ để dịch bệnh không phát triển và lây lan.
Kiêng ra gió: Tuyệt đối tránh ra gió trong suốt thời gian bị bệnh bởi vì nó có thể làm cho vùng quai bị sưng to hơn và khi ra ngoài không khí sẽ làm phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng tới nhiều người khác.
7. Cách phòng bệnh quai bị
Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng cụ thể thì bạn cũng cần phải có phương pháp phòng ngừa để tránh mắc phải bệnh quai bị.
Khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi là thời gian tốt nhất để đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị.
Tuy nhiên, bất kỳ một thời điểm nào trên 1 tuổi vẫn cũng có thể tiêm phòng ngừa nếu trẻ chưa bị bao giờ.
Thông thường, thanh thiếu niên trong thời kỳ phát triển và những người thường xuyên phải làm việc ở môi trường đông đúc thì tốt nhất là nên tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh giúp đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Một số trường hợp không nên tiêm vắc xin:
- Trẻ dưới 1 tuổi không được phép tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị.
- Những người đang bị sốt hoặc đang trong quá trình điều trị phóng xạ.
- Phụ nữ đang mang thai
Có một số trường hợp sau khi đã tiêm vắc xin thì người bệnh vẫn có thể mắc bệnh bởi rất nhiều nguyên nhân như môi trường hay do sức đề kháng yếu.
Biện pháp để cách ly với người bị bệnh quai bị:
- Khi bạn tiếp xúc với người bị bệnh quai bị thì cần phải đeo khẩu trang và tránh việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân.
- Những người mắc bệnh cần phải tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi nào vùng sưng không còn đau và sưng nữa. Đặc biệt, nếu là trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ ở nhà đến khi hết bệnh để tránh lây lan sang các bạn trong trường.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn về căn bệnh quai bị để các bạn cùng tham khảo.
Tuy đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu bạn không có cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời thì rất dễ xảy ra những biến chứng không hay.
Chính vì vậy, chúng tôi hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn phần nào có được kiến thức bổ ích để giúp cơ thể của mình và gia đình luôn khỏe mạnh.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.