Bệnh nứt hậu môn là một trong những bệnh lý gây nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng có hai.
Một loại bệnh nguy hiểm như vậy, bạn đã biết nứt hậu môn là như thế nào không, nguyên nhân, các triệu chứng gây ra và cách phòng ngừa bệnh hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh lý này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Bệnh nứt hậu môn là gì?
Nứt hậu môn được hay còn được gọi là nứt kẽ hậu môn, là một trong những căn bệnh phổ biến trong nhóm bệnh lý hậu môn thực tràng. Căn bệnh này chỉ xuất hiện sau bệnh trĩ mà thôi.
Bệnh nứt hậu môn được hiểu là sự tổn thương vùng da ống hậu môn, hình thành nên các ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn hậu môn bị nứt ra. Những vết nứt này thường có độ dài từ 0,5 đến 1 cm, thường thì vết nứt này khó khép lại và gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng nứt hậu môn mà bạn có thể tham khảo để nhận biết tình trạng của bệnh nhé!
Xuất hiện chứng táo bón
Nếu như người bệnh ăn uống thiếu chất, nhất là chất xơ có ở trong ra xanh sẽ khiến cho người bệnh bị táo bón kinh niên. Táo bón chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nứt hậu môn. Khi người bệnh bị táo bón, không những gây tổn thương tới ống hậu môn mà còn có thể gây áp lực trực tiếp làm rách hậu môn.
Nhiễm trùng.
Khi người bệnh vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, luôn để hậu môn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến hậu môn bị nhiễm khuẩn, hình thành áp xe, khi khối áp xe vỡ ra sẽ hình thành các vết nứt.
Tính chất công việc
Do tính chất đặc thù của công việc như phải ngồi nhiều hoặc lầ phải đứng quá nhiều. Hay những người thường xuyên mang những vật nặng khiến cho vùng hậu môn chịu áp lực thường xuyên cũng gây ra nứt hậu môn. Những người lái xe, nhân viên văn phòng, lễ tân có nguy cơ mắc bệnh này khá cao.
Thói quen ăn uống
Người bệnh ăn quá ít chất xơ, uống quá ít nước, ăn nhiều đạm, chất béo, sử dụng đồ uống có cồn, chất gây nghiện, chất kích thích cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt triệu chứng về đường tiêu hóa. Nếu như tình trạng bệnh về đường tiêu hóa để lâu ngày sẽ gây ra nứt kẽ hậu môn.
Thói quen đại tiện
Người bệnh thường xuyên nhịn đại tiện cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về hậu môn. Khi nhịn đại tiện sẽ gây áp lực lớn lên vùng tĩnh mạch hậu môn, làm tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn.
Các bệnh lý khác
Những người mắc các bệnh đại tràng, thực tràng, trĩ nội, bệnh crohn cũng là nguyên nhân gây nứt hậu môn. Bệnh crohn là một trong những bệnh lý liên quan đến viêm đường ruột, bệnh về đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng thậm chí là suy dinh dưỡng nặng. Bệnh có thể gây viêm loét bất cứ vị trí nào ở miệng hậu môn.
3. Triệu chứng của bệnh nứt hậu môn.
Triệu chứng của nứt hậu môn được biểu hiện qua 2 giai đoạn cụ thể như sau
Giai đoạn cấp tính
Đây là giai đoạn đầu của quá trình bệnh lý nứt hậu môn. Khi đi vệ sinh, người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, thậm chí có thể là đi đại tiện ra máu.
Ban đầu thì máu ra ít, dính ở phân hay là giấy vệ sinh, sau khoảng thời gian nhất định thì chảy máu nhiều hơn, màu có màu đỏ tươi, chảy thành giọt, thành tia. Tùy vào vết nứt nông hay sâu, tổn thương nhiều hay ít mà lượng máu chảy ra như thế.
Giai đoạn mãn tính
Đây là giai đoạn của bệnh đã khá nặng. Khi vết nứt trở nên sâu hơn rất nhiều thì có phản ứng viêm, xuất huyết. Hoặc là toàn bộ vùng bị tổn thương bị bao phủ bởi một lớp mủ đặc mùi tanh, gây khó chịu. Vết nứt kích thích các vùng xung quanh gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên tinh thần bị căng thẳng, suy nhược bởi người bệnh phải chịu những cơn đau dầy vò liên tục. Thông thường tâm lý sợ đau, sợ đi đại tiện làm cho cơ thể bị mệt mỏi, chán ăn, thiếu chất trầm trọng. Viêm nhiễm có thể gây sốt, hậu môn sưng đau và chảy máu.
4. Các phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn hiệu quả
Điều trị bệnh nứt hậu môn bằng phương pháp Đông Y
Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y có tác dụng chữa trị nứt hậu môn hiệu quả, được nhiều người sử dụng từ xưa tới nay và mang lại hiệu quả cực kỳ cao.
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu:
15g huyền sâm, 15g mạch môn, 15g hoa hòe, 15g mang tiêu, 15g sinh địa, 15g địa du, 9g đại hoàng
Cách dùng:
Khi chuẩn bị xong hết các nguyên liệu trên, bạn đem sắc thuốc đến kh nước cô cạn. Để mang lại hiệu quả cao trong quá trình chữa trị nứt hậu môn kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, các bạn nên sử dụng trong thời gian dài.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
15g ý dĩ, 10g ngân hoa, 10g khổ sâm, 10g hoàng bá, 10g địa phu tử, 10g liên kiều, 10g thương truật
Cách dùng:
Khi chuẩn bị xong nguyên liệu trên, bạn cho sắc cùng với 500ml nước, đợi đến khi thuốc cô cạn thì thôi. Bài thuốc này có tác dụng chữa nứt hậu môn kèm theo cảm giác khó khăn khi đi đại tiện. Vì thế mà các bạn nên sử dụng trong khoảng thời gian dài để mang lại hiệu quả cao.
Điều trị nứt hậu môn bằng phương pháp Nam Y
Những bài thuốc từ thuốc Nam có nguồn gốc từ thiên nhiên, mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất cao. Bên cạnh đó bài thuốc Nam không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Dưới đây là một số bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn mà các bạn có thể tham khảo thêm để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình.
- Bài thuốc 1: Sử dụng lá vông
Lá vông không chỉ có tác dụng không chỉ có tác dụng điều trị trĩ hiệu quả mà còn có tác dụng điều trị nứt kẽ hậu môn.
Cách dùng:
- Rửa sạch lá vông, sau đó ngâm với nước muối pha loãng 5 đến 7 phút. Lấy ra giã nát.
- Vệ sinh sạch vùng hậu môn, rồi chúng ta đắp thuốc lên vùng bệnh, khoảng 30 phút sau thì rửa sạch lại bằng với nước.
Để mang lại hiệu quả cao, các bạn nên sử dụng kéo dài trong thời gian từ 2 – 3 tuần.
5. Cách phòng ngừa nứt hậu môn mà mọi người cần biết
Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn mà các bạn có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân trong gia đình. Cụ thể các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau.
Có thói quen đi đại tiện
Nên tạo thói quen đi đại tiện thường xuyên, mỗi ngày theo một giờ giấc cụ thể. Đặc biệt khi người bệnh bị táo bón thì không được dùng sức để rặn, mà thay vào đó chúng ta hãy dùng nước muối ấm để tháo thụt phân.
Sau khi đi đại tiện thì phải vệ sinh sạch sẽ, có thể vệ sinh bằng nước sau đó lau khô bằng vải sạch. Không nên sử dụng giấy thơm hoặc để hậu môn bị ẩm ướt, như vậy có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn.
Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe
Nên ăn nhiều các chất xơ có từ rau xanh để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là nên ăn các loại thực phẩm như củ cải, khoai môn,…
Cần bổ sung hàm lượng nước cần thiết, phải đảm bảo uống 2 lít nước 1 ngày. Chúng ta có thể uống nước xay của các loại rau, nước hoa quả, nước sạch,… nhằm kích thích nhu động ruột, giúp cho mềm phân, có thể dễ dàng đi đại tiện hơn.
Khi thấy có dấu hiệu cần đi kiểm tra bệnh tại các trung tâm y tế
- Khi có dấu hiệu của bệnh viêm hốc hậu môn thì nên điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm trùng nặng gây viêm loét và rò hậu môn.
- Khi sử dụng các thiết bị kiểm tra hậu môn thì nên tránh các thao tác mạnh làm tổn thương ống hậu môn.
- Bệnh viêm loét kết tràng cũng có thể dẫn tới nứt kẽ hậu môn, vì vậy mà khi người bệnh mắc căn bệnh này thì nên điều trị dứt điểm.
- Nên hạn chế các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, rượu bia, café,.. Những đồ ăn này thường gây tiêu chảy, kích ứng hậu môn khiến cho đại tiện nhiều lần, ngứa hậu môn.
Cần phải có một chế độ tập luyện thể dục, hoạt động hàng ngày một cách khoa học. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa áp rò hậu môn hiệu quả. Khi bạn vận động hợp lý thì cơ thể có khả năng tăng sức đề kháng, giảm áp lực hậu môn, điều hòa khí huyết cơ thể.
Nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Tránh trường hợp khi bệnh trở nặng rồi mới biết để chữa trị. Như thế khiến cho quá trình điều trị rất khó khăn và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần thiết, hữu ích cho các bạn về căn bệnh nứt hậu môn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nếu như bạn không biết cách bảo vệ và chăm sóc cơ thể của mình.
Vì để có một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, những người xung quanh, bạn nên tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh nứt hậu môn hiệu quả nhất. Hy vọng với thông tin của bài viết, khi gặp phải căn bệnh này các bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa.
Những thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị hiệu quả bệnh nứt hậu môn, bạn cần có những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đặc biệt khi bệnh có dấu hiệu trở nên nặng hơn thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.