Bệnh ngứa hậu môn có nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể do bệnh lý hoặc không do bệnh lý, tuy nhiên, nó gây khó chịu cho người bệnh. Trước khi bạn điều trị, bạn nên biết nguyên nhân nó do đâu để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nếu chưa nắm rõ về các nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để có cách điều trị đúng đắn hoặc phòng ngừa an toàn nhé!
1. Khái niệm bệnh ngứa hậu môn là gì?
Bệnh ngứa hậu môn là một hiện tượng ngứa vùng da xung quanh hậu môn hay ngứa lỗ hậu môn, các cơn ngứa có thể nhẹ lúc đầu nhưng lâu dần tình trạng này có thể sẽ tăng lên, thậm chí lây sang cả các bộ phận sinh dục khác như bìu, môi âm hộ.
Ngứa rát hậu môn cũng giống như cá bệnh lý ở hậu môn trực tràng khác, xảy ra ở vị trí nhạy cảm nên phần lớn người bệnh không đi thăm khám. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, các cơn ngứa có thể kéo dài hơn một tuần hoặc dai dẳng, chảy máu trực tràng có thể do dị ứng, nhiễm giun kim…
2. Nguyên nhân
Bệnh ngứa hậu môn là một chứng bệnh gây khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn, làm cho người bệnh tự ti, xấu hổ và gặp không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân sinh lý
Người bệnh bị ngứa có thể chủ yếu bắt nguồn từ việc vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, sử dụng xà bông không hợp gây kích ứng da hoặc bị dị ứng với thức ăn…
Nó thường diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ tự khỏi mà không cần chữa trị. Bạn chỉ cần kiểm tra xà bông cũng như cách vệ sinh hàng ngày để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, ngăn ngừa tình trạng ngứa hậu môn tái phát trở lại.
Nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh ngứa hậu môn do bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một bệnh ở vùng hậu môn gây ám ảnh với nhiều người, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nó để lại một số chứng như sa búi trĩ và ngứa hậu môn.
- Do bệnh rò hậu môn
Nhiễm trùng hậu môn, dịch mủ thoát ra khi bị bệnh rò hậu môn kết hợp với đặc điểm vùng hậu môn có độ ẩm cao khiến nơi này càng trở nên ẩm ướt. Độ ẩm cao khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và nảy nở, nguyên nhân gây ra ngứa hậu môn.
- Từ nấm men
Nấm candida cư ngụ ở môi trường âm đạo, tiêu hóa mà còn ở bề mặt da, nó ưa những nơi ẩm ướt nên chúng xâm nhập qua vùng hậu môn gây ngứa. Nguyên nhân bệnh ngứa rát hậu môn này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn.
- Bệnh lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn không chỉ là nguyên nhân gây mắc các căn bệnh xã hội mà còn có thể kèm theo biến chứng ngứa hậu môn. Nguyên nhân ngứa hậu môn điển hình như bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu…
- Giun kim
Giun kim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em do có thói quen hay ăn các thực phẩm tươi sống, trẻ nghịch đất cats, không rửa tay sau khi vệ sinh và trước khi ăn…
- Bệnh tiêu chảy
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trong phân sẽ gây ngứa hậu môn bởi chúng tồn tại trong thức ăn ôi thiu, nước lã, thức ăn tươi sống. Tiêu chảy kéo dài khiến vùng niêm mạc quanh hậu môn bị kích thích cũng là nguyên nhân gây cảm giác ngứa hậu môn.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh ngứa hậu môn ở người lớn
Da khô là một nguyên nhân khiến da kích ứng và ngứa ngáy khó chịu, người bệnh thường xuyên dùng tay gãi để giải quyết sự khó chịu đó. Trường hợp người bệnh phải hạn chế gãi hơn khi có dịch chảy từ hậu môn nhưng da bị khô.
Quanh vùng hậu môn có những dấu hiệu bất thường như khô, ẩm ướt, có màu trắng hoặc đỏ tùy vào nguyên nhân gây bệnh ngứa hậu môn.
Vùng hậu môn có thể bị tổn thương do cấu tại mỏng hoặc thường xuyên gãi.
Ngứa không xảy ra vào một thời điểm cố định mà nó bất chợt, khi người bệnh lên cơn ngứa sẽ đứng ngồi không yên, khó xử nhất khi đang ở nơi đông người nên thường có những cọ xát xuống ghế hay những hành động lạ…
Ngứa hậu môn ở trẻ em
- Quấy khóc, cáu gắt thất thường bởi trẻ không thể tự gãi được hậu môn.
- Vùng hậu môn thường đỏ bởi nguyên nhân gây bệnh của trẻ là do giun kim, không cẩn thận trong việc vệ sinh, tã nên xuất hiện những vết đỏ ở da hậu môn.
4. Phương pháp điều trị
Đông y
Các bài thuốc đông y có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm, phục hồi nhanh cũng là một biện pháp an toàn được nhiều người sử dụng để chữa bệnh ngứa hậu môn với một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1:
Các vị thuốc trong bài này gồm: tỳ giải 12g, hoàng bá 10g, xích linh 12g, trạch tả 10g, ý dĩ 20g, xích thược 10g, xa tiên thảo 30g, đan bì 10g. Bạn sắc tất cả các vị thuốc thành một thang và chia đều uống làm ba lần trong ngày, uống đều đặn có thể giúp giảm bệnh từ bên trong cơ thể.
Bài thuốc với các vị có tác dụng: thanh nhiệt lương huyết nên sử dụng thuốc một trong thời gian dài cũng cho hiệu quả trị bệnh ngứa hậu môn được cải thiện rõ rệt.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu của bài thuốc gồm: đẳng sâm 20g, phục linh 10g, chích cam thảo 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch truật, xích thược, xuyên khung, hoàng bá mỗi loại 10g, hổ trương 30g, táo tàu 10g.
Bài thuốc này cũng được sắc uống như bài trên nó có tác dụng: tập trung tăng cường sức đề kháng, hạn chế viêm nhiễm, lợi thấp nhiều giảm nhanh các dấu hiệu bệnh ngứa hậu môn có thể gặp. Bạn nên hạn chế kiêng khem để bài thuốc đạt hiệu quả.
Nam y
Tỏi
Tỏi là một gia vị thông thường trong gia đình và nó cũng là một vị thuốc trị bách bệnh được dân gian tin dùng. Tỏi có thể chữa đau răng, chai chân, phòng và điều trị cảm cúm, ung thư…
Trong tỏi chứa nhiều allician – một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng mạnh hơn cả penicillin và nó cũng được chọn như một phương thức chữa bệnh ngứa hậu môn.
- Ăn tỏi trị ngứa hậu môn
Một phương pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để chữa bệnh ngứa hậu môn chính là ăn tỏi. Tỏi với các hoạt chất kháng tự nhiên làm tăng kháng thể giúp cơ thể có thêm sức mạnh để chiến đấu với các loại vi khuẩn gây hại.
Nó có tác dụng cực lớn đối với phòng chống ung thư, thanh lọc máu, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ – nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Bạn chỉ cần ăn 3-4 tép tỏi và nhai kỹ trước khi nuốt hoặc sử dụng nó làm nước chấm, gia vị xào ướp món ăn.
- Nước ép tỏi
Bạn có thể sử dụng nước ép tỏi để thoa trực tiếp bên ngoài hậu môn với nguyên liệu cần chuẩn bị là tỏi tươi. Bạn cần lột sạch vỏ, cho vào cối giã nát, thêm 3 thìa nước lọc quậy đều hỗn hợp và dùng một miếng gòn thấm nước cốt tỏi thoa vào hậu môn 2,3 lần liên tục.
Bạn nên pha loãng nước ép tỏi bởi nước tỏi đậm đặc sẽ làm niêm mạc hậu môn vốn đang bị tổn thương càng dễ bị kích ứng và bỏng rát.
- Rượu tỏi
Bạn chỉ cần chuẩn bị 50g tỏi, 20ml rượu trắng, sau khi lột sạch vỏ đem giã hoặc xay nhuyễn, cho tỏi vào hũ thủy tinh và đổ ngập rượu trắng vào ngâm và khoảng 15 ngày có thể sử dụng được. Bạn dùng rượu tỏi thoa trực tiếp vào hậu môn 2-3 lần/ngày.
- Tỏi và muối
Đây cũng là nguyên liệu có thể chữa bệnh ngứa hậu môn hiệu quả với 3-4 tép tỏi, 1 thìa muối ăn. Bạn có thể thực hiện: pha loãng muối với ½ lít nước, tỏi đã lột vỏ, giã nát và hòa vào ca nước muối, dùng nước này rửa hậu môn 2 lần/ngày.
Rau diếp cá
Đây là một loại rau có tính mát, vị chua nhẹ và mùi thơm đặc trưng nên kích thích vị giác trong bữa ăn mà tốt cho sức khỏe. Rau có tính sát trùng nên có tác dụng giúp người bệnh loại bỏ nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn do các búi trí tiết dịch.
- Nước ép rau diếp cá
Bạn có thể thêm đường nếu như nước ép khó uống và có thể uống hàng ngày có tác dụng trong trị bệnh.
- Đắp rau diếp cá vào hậu môn
Rau có tính sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng nên người bệnh có thể đắp trực tiếp vào các búi trĩ. Bạn chỉ cần sử dụng một nắm rau diếp cá, xay mịn hoặc giã nhỏ, trước khi đắp cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn và đắp rau diếp cá vào hậu môn, giữ nguyên khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi rửa sạch.
Bài thuốc giúp các búi trĩ co lại và không còn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại hậu môn.
Ngoài ra, đối với rau diếp cá bạn cũng có thể thực hiện nhiều cách khác như xông rửa hậu môn hay kết hợp với bạch cập để uống…
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh ngứa hậu môn gây khó khăn trong sinh hoạt nhưng bạn cũng có thể phòng ngừa nó bằng việc giữ vệ sinh hậu môn đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Vệ sinh hậu môn
Nguyên nhân gây bệnh ngứa hậu môn cũng có thể do vệ sinh hậu không sạch sẽ nên khi thấy ngứa, bạn không nên sử dụng dung dịch hoặc xà phòng để chà xát hậu môn bởi khi đó sẽ làm cho niêm mạc da bị tổn thương và bị kích ứng nặng hơn.
Bạn nên sử dụng nước sạch để vệ sinh vào sáng sớm, sau khi đi đại tiện và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sử dụng khăn ướt để lau chùi vệ sinh.
Chế độ dinh dưỡng
Các chất kích tố, đồ ăn cay nóng cũng dẫn tới ngứa hậu môn, để phòng ngừa, bạn nên ăn những đồ ăn thanh đạm, nhiều rau xanh và chất xơ, hạn chế đồ ăn chứa nhiều kích tố, cari, mùi tạp…
Mặc quần lót thông thoáng
Bạn chọn những loại quần chip rộng, vừa kích cỡ, có khả năng thấm hút mồ hôi với chất liệu mềm để tránh làm trầy xước khu vực hậu môn, vào mùa hè nên thay 2-3 lần quần một ngày.
Tăng cường vận động
Tăng cường vận động để điều hòa cơ thể với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội, đánh cầu lông…giúp tốt cho trực tràng.
Những chia sẻ về bệnh ngứa hậu môn trên đây giúp bạn phần nào có thể hiểu hơn về căn bệnh này để có thể phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả. Bạn lấy lại được tự tin, loại bỏ cảm giác xấu hổ khi phải dùng tay gãi ngứa hậu môn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.