Bệnh lao phổi là một căn bệnh đã quá quen thuộc, đa số ai cũng biết đến. Đây là một trong những căn bệnh có tính lây nhiễm nguy hiểm. Nên việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là một trong những kiến thức quan trọng cần biết để có thể điều trị, phòng ngừa một cách hiệu quả hơn.
Vậy nên bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lao phổi và đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất, nên hãy cùng theo dõi nhé.
1. Bệnh lao phổi là bệnh gì?
Bệnh lao phổi theo các chuyên gia, bác sĩ nhận định là bệnh lý viêm nhiễm mô phổi do các loại trực khuẩn lao gây ra.
Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác, nhưng hiện nay thì không còn là căn bệnh nguy hiểm và được chữa khỏi hoàn toàn dưới những phương pháp y học hiện đại ngày nay.
Tính đến hiện nay thì bệnh lao phổi chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh lao, nên được coi là bệnh xã hội và được điều trị hoàn toàn miễn phí tại các cơ sở y tế địa phương.
2. Nguyên nhân
Bệnh lao phổi theo nhiều nghiên cứu thì có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
- Lao phổi là do bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterim Tuberculosis, chúng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp và hình thành bệnh một cách âm thầm trong cơ thể,
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thường xuyên như: Ẩm mốc, khói bụi, rác thải, nhiều khí uế,… tạo môi trường cho vi khuẩn lao sinh sống, phát triển và tiếp xúc với cơ thể người gây nên bệnh lao phổi.
- Lây truyền từ người sang người, bằng việc tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với người mắc bệnh lao phổi bằng các hình thức như: Tiếp xúc nước bọt, đờm, dãi,…thì đều là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh.
- Theo nhiều nghiên cứu thì việc sử dụng những thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao hoặc tiếp xúc với những loại động vật bị nhiễm lao, cũng là nguyên nhân gây ra lao phổi phổ biến hiện nay.
3. Biểu hiện và triệu chứng
Theo những thống kê từ các chuyên gia bác sĩ cho biết người bệnh lao phổi có rất nhiều biểu hiện, triệu chứng để nhận biết.
Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh cũng tương tự như các bệnh thông thường nên rất nhiều người chủ quan, nên không thể phát hiện bệnh kịp thời.
Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lao phổi toàn được phát hiện khi tình trạng bệnh đã nặng hơn. Nên sau đây xin đưa ra một số biểu hiện hay gặp nhất để mọi người theo dõi, phát hiện để đi điều trị kịp thời.
Ho
Ho là một biểu hiện tiêu biểu của mọi bệnh phổi dễ dàng nhận biết nhất, nhưng nếu ho trong 1-2 tuần đầu thì thường do bị viêm phổi, viêm phế quản, ho gà,… nhưng nếu thời gian ho kéo dài trên 3 tuần dù uống thuốc cũng không giảm thì đây là triệu chứng của bệnh lao phổi.
Khạc ra đờm
Khạc đờm là một trong những biểu hiện tăng xuất tiết ở phổi phế quản do bị kích thích hoặc gặp vấn đề bị tổn thương gây nên. Đây cũng là biểu hiện tương tự như ho do bị viêm nhiễm đường hô hấp nên mới gây ra tình trạng này.
Nên nếu sau 3 tuần vẫn còn xuất hiện biểu hiện này thì phải đi kiểm tra ngay, vì đây là một trong những triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi.
Ho ra máu
Triệu chứng ho ra máu là biểu hiện hàng đầu mà tới 70% người mắc bệnh lao phổi đều gặp phải. Vì lúc này đường hô hấp, phổi bị viêm nhiễm nặng dẫn đến tình trạng tổn thương, khi kết hợp thêm các triệu chứng trên thì dẫn đến tình trạng ho ra máu.
Đau ngực, thở gấp
Đau ngực, thở khó là những biểu hiện cũng thể hiện người bệnh đang mắc bệnh lao phổi. Khi ho nhiều sẽ gây ức chế nhiều lên phế quản và khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đau ngực. Bên cạnh đó sẽ khiến chức năng trao đổi khí của phổi sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Biểu hiện giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, trong đó cũng là biểu hiện thường gặp ở đa số người mắc bệnh lao phổi. Nếu biểu hiện giảm cân mà không phải do các bệnh như:
Tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mắc bệnh HIV/AIDS,… mà còn kết hợp thêm những biểu hiện hô hấp ở trên thì nên nghĩ ngay đến trường hợp mắc bệnh lao phổi.
Sốt
Những người lao phổi hay có biểu hiện sốt ở nhiều dạng khác nhau, từ sốt cao, sốt thất thường hay trong nhiều trường hợp chỉ là sốt nhẹ nên nhiều người thường nghĩ là triệu chứng sốt thông thường.
Nhưng nếu kèm theo các biểu hiện về đường hô hấp như trên thì nên đi khám ngay, vì rất dễ bạn đang mắc bệnh lao phổi.
Đổ nhiều mồ hôi
Với bệnh lao phổi thì khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi là do tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, nên cũng là biểu hiện giúp nhận biết bệnh.
Chán ăn, mệt mỏi
Khi bị tác động ở tâm lý, tình trạng sức khỏe, stress, ho nhiều,… dẫn đến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng là biểu hiện ở bệnh lao phổi hay thấy.
4. Phương pháp điều trị
Hiện nay, khi bệnh lao phổi không còn là một căn bệnh quá nguy hiểm và có nhiều phương pháp điều trị khác nhau thì mọi người hoàn toàn yên tâm.
Dù bệnh không còn nguy hiểm, nhưng cũng cần phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời để không gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đặc biệt trong y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc giúp điều trị hiệu quả bệnh lao phổi, vừa tiết kiệm chi phí và không có tác dụng phụ gây ra nên mọi người có thể tham khảo như:
Điều trị bằng Đông Y
Bệnh lao phổi thường phát triển theo 3 giai đoạn khác nhau, nên tùy vào từng mức độ thì sẽ áp dụng những phương thuốc khác nhau như:
- Điều trị lao phổi giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này thì người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như: Sốt về chiều, hai gò má nóng bừng ửng đỏ, ho ít đờm, miệng khô, đau đầu lưỡi, người mệt mỏi.
Nguyên liệu cần có: 12g gà sâm, 12g sinh địa, 8g a giao, 12g huyền sâm, 12g mạch môn, 6g bách bộ.
Cách thực hiện: Lấy tất cả nguyên liệu ở trên cho vào khoảng 500ml nước, sắc với lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 1/3 lượng nước ban đầu. Chia ngày uống 2 lần sau ăn, sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng bạn sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm một cách đáng kể.
- Điều trị lao phổi giai đoạn thứ hai
Giai đoạn thứ hai gồm các biểu hiện như sốt, đau nhức xương, đổ nhiều mồ hôi, khó ngủ, sụt cân, kinh nguyệt không đều.
Nguyên liệu: 18g huyền sâm, 6g xạ can, 12g sinh địa mạch môn, 18g bách bộ, 16g hạ khô thảo, 18g địa cốt bì, 12g sa sâm
Cách thực hiện: Cũng lấy các nguyên liệu ở trên sắc cùng với 500ml nước, đến khi còn khoảng 200ml là được.
Chia thành 3 lần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn, nên uống liên tục từ 1-2 tháng thì sẽ thấy bệnh tình được cải thiện rất nhiều.
- Điều trị lao phổi giai đoạn 3
Giai đoạn 3 thường là trường hợp mãn tính, lúc này sẽ có những biểu hiện như thở gấp, đau ngực, ho ra đờm loãng kèm theo máu, đau trong xương, ăn ít, đổ mồ hôi nhiều, phân loãng, mặt tái và sưng phù.
Nguyên liệu: 16g đảng sâm, 12g bạch truật, 12g tử uyển, 8g phục linh, 12g cỏ nhọ nổi, 6g bối mẫu, 6g cam thảo, 8g bách hợp.
Cách thực hiện: Cũng tương tự như hai bài thuốc trên, lấy các nguyên liệu đem sắc cùng với nước cho đến khi còn khoảng 1/3 lượng nước ban đầu.
Sử dụng ngày 3 lần sau khi ăn khoảng 60 phút, sử dụng liên tục trong vòng 1-2 tháng.
Điều trị bằng thuốc Nam
Ngoài những bài thuốc từ Đông Y, thì hiện nay cũng có nhiều bài thuốc Nam cũng có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh lao phổi hiệu quả như:
- Bài thuốc từ cây bình bát
Cây bình bát hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là cây mẵng cầu gai, na xiêm. Với hàm lượng chất axit Ascorbic, thiamine, phốt pho, axit amin, miacin, riboflavin,.. những loại hợp chất dùng để điều trị cách bệnh hô hấp rất hiệu quả, trong đó có bệnh lao phổi.
Nguyên liệu: 1 nắm lá cây bình bát, nước sạch, nồi sắc
Cách thực hiện: Lá cây bình bát rửa sạch rồi thái nhỏ, bỏ vào nồi sắc rồi đổ nước vào chìm mặt lá. Đun nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn khoảng 100ml để sử dụng ngày 2 lần trong ngày.
Sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng thì bệnh của bạn sẽ được kiểm soát ở mức an toàn.
- Điều trị lao phổi bằng diệp hạ châu
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ, đã được lưu truyền vì có công dụng điều trị rất nhiều bệnh, trong đó hoàn toàn chữa trị được bệnh lao phổi hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 nắm lá cây chó đẻ, nước sạch, ấm sắc thuốc
Cách thức hiện: Sử dụng lá cây chó đẻ đem đi phơi khô rồi rửa sạch, bỏ vào ấm cùng với nước ngang với mặt lá thuốc. Đem đi đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi còn 1/3 lượng nước ban đầu thì tắt lửa. Để nguội rồi chia thành 3 lần trong ngày để sử dụng, trong vòng 2 tháng sẽ thấy được kết quả bất ngờ.
5. Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Để giúp phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, thì mỗi người nên áp dụng những biện pháp sau:
- Không nên tiếp xúc với những người đã mắc bệnh lao phổi, nên cách li bệnh nhân ra khu riêng biệt với người bình thường ít nhất 2 tuần.
- Người bệnh cần phải đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi, cũng như khạc đờm đúng nơi quy định để không lây nhiễm đến đối tượng khác.
- Không nên sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân, chén, bát, khăn mặt
- Sống trong môi trường đông đúc, không thoáng khí, đến chỗ đông người,…thì nên đeo khẩu trang để tránh bị nhiễm bệnh.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy,..
- Cân bằng cuộc sống sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống một cách khoa học
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, làm việc nghỉ ngơi hợp lý
Trên là những thông tin cần thiết về bệnh lao phổi, qua đó một phần nào đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh. Từ đó có thể phát hiện để điều trị kịp thời.
Nhưng những thông tin trên chỉ mang tính chất chia sẻ để tham khảo, nên khi thấy có bất kỳ biểu hiện nào thất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra được hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.