Bệnh kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt được điều trị khá đơn giản bằng các thuốc giảm nhẹ triệu chứng, kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ và toàn thân.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của bệnh nhân.
1. Bệnh kết mạc là gì?
Kết mạc là một màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu, bao phủ lên củng mạc của nhãn cầu (lòng trắng) và mặt trong của sụn mi, tạo nên hai túi cùng đồ trên và dưới.
Bệnh kết mạc là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc, đường mí mắt và một phần của nhãn cầu.
Tình trạng viêm các mạch máu nhỉ trong kết mạc làm phần lòng trắng có màu đỏ hoặc màu hồng. Viêm kết mạc là một bệnh lý nhãn khoa rất phổ biến.
Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào giai đoạn giao mùa.
2. Nguyên nhân
Bệnh kết mạc là căn bệnh khá phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh cao tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì để phòng tránh kịp thời.
Sau đây chúng ta hãy cùng điểm quá một số nguyên nhân gây ra bệnh kết mạc nhé:
Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus
Bệnh kết mạc do vi khuẩn và virus thường gây chảy nước mắt nhiều và trong. Viêm kết mạc do vi khuẩn thường tạo ra ghèn dử màu vàng – xanh.
Có thể mắc kèm với cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan.
Viêm kết mạc dị ứng
Đây là một phản ứng dị ứng do một số tác nhân như phấn hoa, khói, bụi gây ra. Trong phản ứng dị ứng, cơ thể giải phóng các chất gây viêm như histamin gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng dị ứng, bao gồm cả mắt đỏ.
Trong trường hợp nay, mắt có thể ngứa dữ dội, chảy nước mắt và viêm mắt đôi khi kèm theo hắt hơi và chảy nước mũi.
Hầu hết viêm kết mạc dị ứng có thể được kiểm soát bằng thuốc chống dị ưng hoặc thuốc nhỏ mắt có thành phần chống dị ứng.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, bệnh kết mạc có thể dễ dàng lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với gỉ nhèm của bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
Đường lây thứ hai là qua hơi thở và nước bọt. Tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh như nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi,…
Cũng khiến viêm kết mạc lây lan nhanh. Lưu ý, bệnh không lây lan bằng việc nhìn vào mắt người bệnh, Đặc biệt, có một hình thức lây lan rất nhanh đó là qua nước trong hồ bơi.
3. Triệu chứng và biến chứng
Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh
Thời gian từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh khoảng 3 ngày với các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh kết mạc bao gồm:
- Đỏ mắt, ngứa rát, cộm mắt.
- Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.
- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.
- Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn bám dính chặt hai mi mắt nhất là khi vừa mới ngủ dậy.
- Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidan sưng to.
- Phù kết mạc: Là do dịch thấm qua các mao mạch có lỗ của kết mạc. Kết mạc phù thường sưng mọng lên, trong suốt (trong trường hợp nặng có thể ra ngoài khe mi).
- Xuất tiết: Là dịch rỉ ra ngoài qua biểu mô kết mạc từ những mạch máu giãn và cương tụ. Đặc điểm của những chất xuất tiết khác nhau tùy nguyên nhân gây viêm.
- Thâm nhiễm kết mạc: Xuất hiện trong các viêm nhiễm kết mạc nói chung. Kết mạc mất bộ trong bóng bình thường, trở nên dày và đỏ, đặc biệt ở vùng cùng đồ.
- Hột: Là biểu hiện điển hình trong một số bệnh kết mạc. Hột là sự quá sản của tổ chức lympo trong nhu mô kết mạc.
Kích thước và vị trí của hột trên kết mạc khác nhau tùy loại viêm kết mạc và mức độ viêm. Mạch máu thường bao quanh và xâm lấn lên bề mặt hột chứ không có ở bên trong hột.
Đây chỉ là những triệu chứng chung của bệnh kết mạc, tuy nhiên có những trường hợp phối hợp các dấu hiệu. Vì thế bệnh nhân không nên dựa vào những triệu chứng đó để tự chuẩn đoán bệnh và tự điều trị.
Các biến chứng của bệnh kết mạc
Bệnh nhân bị viêm kết mạc có biến chứng sẽ có nhiều triệu chứng như: trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi hẹp lại gây cảm giác buồn ngủ, làm ảnh hưởng thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân…
Cụ thể, các biến chứng của bệnh như sau:
- Lông quặm, lông xiêu là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi xiêu vẹo, biến dạng, quặp và cọ xát liên tục vào giác mạc, gây tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc.
- Do vệ sinh kém bị nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhăn cầu có thể phải khoét bỏ mắt hoặc teo mắt dẫn đến mù.
- Bệnh kết mạc do adenovirus có thể xuất hiện viêm giác mạc chấm nông.
4. Phương pháp điều trị
Khi có các dấu hiệu của bệnh kết mạc cần tới khám và điều trị tại các phòng khám chuyên khó để được bác sỹ hướng dẫn điều trị bệnh.
Không nên tự ý mua thuốc điều trị, hoặc dùng thuốc của người này điều trị cho người kia. Bệnh kết mạc có thể được điều trị bằng phương pháp đông y và nam y như sau.
Phương pháp Nam y
Nguyên liệu gồm: 12g tang diệp, 12g cúc hoa, 8g thảo quyết minh để sắc uống. Hoặc sử dụng 16g kim ngân hoa, 12g chi tử, 8g hoàng đằng, 12g chút chít, 12g kinh giới, 6g bạc hà, 16g tang diệp, 12g cúc hoa sắc nước uống.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng bài thuốc khác như dùng 6g tang diệp, 6g cúc hoa, 30g đạm trúc diệp, 30g bạch mao căn, 4g bạc hà hãm với nước sôi thêm chút đường uống thay trà.
Ngoài ra, ăn cháo tam diệp cúc hoa làm giảm tình trạng bệnh. Bạn sắc 10g tang diệp, 12g cúc hoa, 10g đậu xị cùng 60g gạo tẻ.
Khi cháo được, cho nước sắc các dược liệu trên vào, đun sôi đều và ăn nóng. Bài thuốc dùng cho các trường hợp đau nhức vùng mắt do viêm kết mạc.
Hoặc bạn có thể sử dụng hạ khô thảo, tang bì, ngân hoa, ngưu bang, cúc hoa, sinh địa, mạch môn để sắc thuốc.
Cho các thang thuốc vào ấm nước, sắc lần đầu cho 800ml nước, sắc lần hai cho 1500 ml nước. Cả hai lần đều gạn lấy 300 ml để chia uống hai lần trong ngày sau khi ăn cơm khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Lưu ý: nên uống thuốc sau khi đã để nguội, kiêng ăn các đồ ăn, đồ uống có tính chất cay nóng như: thịt chó, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu….
Đối với thuốc dùng ngoài: Bệnh nhân sử dụng 1- 2 lá phù dung (tươi, non), muối biển 5 – 10 hạt, giã nát, cho lên gạc đắp vào mắt 1 – 2 ngày.
Hoặc dùng lá tam diệp (lá dâu), mang tiêu sức lấy 500 ml nước, bỏ bã gạn lấy nước trong rửa mắt khi còn ấm.
Phương pháp Đông y
Chuẩn bị: 10 lá già cây thài lài tía.
Thực hiện: Vò nhẹ lá cây thài lài tía cho hơi nhàu, rửa lại bằng nước muối nhạt. Sau đó, cho vào nồi đun sôi cùng 1 bát nước trong khoảng 30 phút.
Gạn lấy nước trong, rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý. Lấy bông sạch tẩm thuốc rửa mắt 3 – 5 lần/ ngày. Ban đêm lấy bông tẩm thuốc đắp lên mắt và ngủ, nếu thấy bông khô có thể thên thuốc.
Đến sáng bỏ bông ra. Viêm kết mạc cấp có thể khỏi sau 2 ngày. Viêm kết mạc mãn tính cần điều trị kiên trì hơn.
Một số biện pháp phụ trợ
- Đắp khăn ấm lên mắt làm giảm đau và khó chịu.
- Rửa mặt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em để loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh.
- Dùng nước muối sinh lý để rửa mắt hoặc làm mềm long mi, nhất là vào buổi sáng.
- Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng như cam, chanh,…
5. Một số cách phòng bệnh kết mạc
Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh kết mạc, chúng ta cần phải giữ gìn vệ sinh thật tốt. Sau đây là một số biện pháp phòng chống bệnh viêm kết mạc:
- Không chạm tay vào mắt, dụi mắt.
- Rửa tay thường xuyên.
- Dùng khăn mặt sạch và giặt khăn thường xuyên, phơi khô để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
- Không được dùng chung khăn rửa mặt với người khác, đặc biệt là không dùng chung khăn với người có các bệnh lý về mắt.
- Thường xuyên thay vỏ gối, giặt ga giường bằng nước tẩy, phơi khô và ủi nóng.
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm gây hại cho mắt như mascara. Đặc biệt lưu ý, không nên dùng chung các sản phẩm mỹ phẩm hoặc dụng cụ chăm sóc mắt.
- Đối với trẻ em, khi phát hiện bị bệnh kết mạc, cần cho trẻ nghỉ học để cách ly an toàn đến khi hoàn toàn không có triệu chứng đỏ hoặc mờ mắt để tránh lây nhiễm và bệnh trở nặng hơn.
Hạn chế đi bơi khi đang có dịch bệnh. Nếu có đi phải dùng kính bơi để tránh cho mắt tiếp xúc trực tiếp với nước ở hồ bơi.
Đặc biệt những người dùng kính áp tròng cần tháo kính ra khi đi bơi để nước hồ bơi không len vào kính gây nên tình trạng viêm và đỏ mắt. Sau khi đi bơi nên rửa mắt bằng dung dịch NaCl 0.9% (nước muối sinh lý) để vệ sinh mắt.
Người ta nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” nên chúng ta cần phải để tâm, chăm sóc để có một đôi mắt khỏe mạnh, tinh anh.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho các bạn hiểu nhiều hơn về bệnh kết mạc để phòng tránh và chữa trị kịp thời. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.