Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội đang được xếp vào nhóm có khả năng lây truyền khá lớn. Căn bệnh này có thể gây nguy hiểm tính mạng con người nếu không được chữa trị một cách kịp thời. Vậy, bệnh giang mai là gì và cách chữa trị ra sao? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ gửi tới bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Khái niệm
Bệnh giang mai còn có cái tên là bệnh hoa liễu hay bệnh xã hội. Căn bệnh này lây truyền thông qua đường tình dục và do một loại vi khuẩn có dạng xoắn mang tên Treponema pallidum gây ra.
Loại vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào rất nhiều những cơ quan trong cơ thể để gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thậm chí còn có thể đe dọa tính mạng con người.
Thông thường rất khó để có thể nhận biết được bệnh giang mai nếu như không đi khám. Chỉ khi bệnh phát tác và chuyển sang dạng nặng bệnh nhân mới bắt đầu cảm thấy các dấu hiệu rõ ràng và tái khám.
Bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm ở mọi đối tượng, không ngoại trừ nam, nữ, trẻ nhỏ hay người lớn. Tuy nhiên, theo thống kê thì độ tuổi mắc bệnh này nhiều nhất chính là độ tuổi thanh thiếu niên- độ tuổi có khả năng quan hệ tình dục lớn. Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của xã hội và sức khỏe của con người.
Nguyên nhân
Có rất nhiều những con đường có thể dẫn tới bệnh giang mai. Sau đây là một số những con đường chủ yếu mà bạn nên quan tâm:
Thông qua quan hệ tình dục không an toàn
Đa phần những người mắc bệnh giang mai đều là do quan hệ tình dục không an toàn. Bạn đừng nghĩ rằng quan hệ tình dục thông thường sẽ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn so với quan hệ tình dục bằng miệng, bằng hậu môn.
Tất cả mọi phương pháp quan hệ này đều đem đến tỷ lệ mắc bệnh như nhau.
Kèm theo đó là những người thường xuyên có quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt là với gái mại dâm, những người đồng tính….
Thông qua con đường gián tiếp
Vi khuẩn của bệnh giang mai có khả năng tồn tại ở bên ngoài môi trường lên tới vài giờ. Vì vậy khi bạn sử dụng chung các đồ dùng cá nhân sẽ rất dễ lây nhiễm.
Bên cạnh đó khi tiếp xúc thân mật với người bệnh giang mai như ôm, hôn cũng rất có thể là điều kiện để lây truyền bệnh bởi khi đó bạn có thể tiếp xúc với vết thương hở ở ngoài da. Tuy nhiên tình trạng dây chuyền này là khá hiếm gặp.
Lây truyền từ mẹ sang con
Khi mang thai mà người mẹ đang mắc bệnh giang mai thì rất có thể gây nguy hiểm tới đứa trẻ trong bụng. Khi trẻ sinh ra sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như là khiến trẻ có sự phát triển không bình thường như những đứa trẻ khác.
Lây truyền thông qua đường máu
Nếu như người bị mắc bệnh giang mai mà không biết lại đi hiến máu thì khả năng lây nhiễm cho người khác là vô cùng cao.
Tuy nhiên trường hợp này vô cùng hiếm gặp bởi trước khi bạn hiến máu các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như là kiểm tra máu của bạn để đảm bảo an toàn cho người được truyền.
Các dấu hiệu nhận biết
Thông thường bệnh giang mai rất khó để nhận biết và có thể nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau như sau:
Giai đoạn 1 của bệnh giang mai:
Vi khuẩn giang mai sẽ ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 3 đến 90 ngày từ khi bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh.
Sau đó bệnh nhân sẽ có những biểu hiện là xuất hiện săng giang mai ở những vị trí đầu tiên khi cơ thể bạn tiếp xúc với vi khuẩn giang mai.
Đặc điểm của các săng này chính là viêm loét với kích thước nhỏ, không hề gây mẩn ngứa, gây đau mà chỉ thâm cứng. Kèm theo đó nó chỉ tồn tại trong cơ thể của bạn từ 3 đến 6 tuần rồi sẽ biến mất.
Chính vì vậy nên bạn rất khó để nhận biết được dấu hiệu của bệnh mà chỉ cho rằng đó là một vết sẹo thông thường
Giai đoạn 2 của bệnh giang mai
Sau khi giai đoạn 1 kết thúc thì giai đoạn 2 bắt đầu sau đó khá lâu. Phải tầm từ 4 đến 10 tuần khi giai đoạn 1 kết thúc thì giai đoạn 2 mới bắt đầu có sự phát triển và các dấu hiệu nhận biết rõ rệt hơn.
Bạn sẽ thấy xuất hiện các nốt màu đỏ giống như bị phát ban trên cơ thể người. Các nốt này sẽ tập trung chủ yếu ở bàn tay, bàn chân kèm theo đó là cơ thể của bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau họng, nổi hạch, rụng tóc….
Dấu hiệu này cũng sẽ chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và tự động biến mất mà không cần phải can thiệp bất cứ một biện pháp nào. Chính vì vậy nó khiến cho nhiều người bỏ qua và cho rằng đã khỏi bệnh nên không chịu đi khám bác sĩ.
Triệu chứng giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Trong giai đoạn này thì căn bệnh giang mai hoàn toàn không gây ra bất kỳ một triệu chứng bất thường nào nên người bệnh gần như không phát hiện ra tình trạng bệnh của mình. Đặc biệt giai đoạn tiền mãn này có thể kéo dài vài chục năm.
Biểu hiện của giang mai giai đoạn cuối
Giang mai giai đoạn cuối sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 3 cho đến 20 năm, thậm chí là vài chục năm khi giai đoạn 1 kết thúc. Sau đây sẽ là một số những dấu hiệu của các loại bệnh giang mai để bạn tham khảo:
- Giang mai thần kinh (6,5%): Thời gian xuất hiện của bệnh giang mai thần kinh là từ 4 cho đến 25 năm sau khi cơ thể của bạn đã nhiễm vi rút. Khi phát tác ra ngoài thì bệnh nhân sẽ xảy ra các hiện tượng liên quan tới thần kinh như viêm màng não hoặc thoái hóa não gây cho bạn những biểu hiện như động kinh hay là mất dần tri thức và có thể dẫn tới đột quỵ.
- Giang mai tim mạch (10%): Bệnh giang mai tim mạch có khoảng thời gian phát bệnh sẽ lâu hơn so với giang mai thần kinh. Biến chứng của căn bệnh này thường là phình mạch.
Tóm lại căn bệnh giang mai khi đến thời kỳ cuối sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho sức khỏe con người và tổn thương tới bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể như xương khớp, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng như mắt, mũi, tim, phổi.
Cách điều trị
Một số cách điều trị phổ biến hiện nay
Chữa bệnh giang mai bằng ăn uống
- Cháo bồ công anh
Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị khoảng 40-60 gram bồ công anh kèm theo 1 bò gạo tẻ.
Cách làm: Đem toàn bộ phần bồ công anh đã chuẩn bị để rửa sạch, cắt nhỏ và sau đó đem sắc lên với nước. Phần bã còn lại chúng ta không dùng đến nên đem đi vứt bỏ. Phần nước bạn hãy dùng để nấu cháo cùng với gạo tẻ.
Cách dùng: Phần cháo này bạn hãy ăn mỗi ngày khoảng 2-3 lần. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng là bạn sẽ thấy được sự thay đổi của cơ thể. Nó có tác dụng rất tốt trong việc giải độc và giúp cơ thể thanh mát hơn.
- Cháo hoa mai
Nguyên liệu: Gạo, hoa mai và đường
Cách làm: Bạn chỉ cần nấu cháo trắng và sau đó cho thêm vào phần cháo một ít hoa mai kèm một ít đường và nấu một lúc cho đến khi có thể ăn được.
Cách dùng: Hãy dùng nó 2 lần một ngày cho đến khi cơ thể của bạn hồi phục bệnh giang mai.
Điều trị bệnh giang mai bằng bài thuốc Đông Y
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Thổ phục linh, kim hoa ngân, phong phong, mộc thông, xuyên khung, đại hoàng. Mỗi vị này hãy lấy khoảng 4gram.
Cách làm: hãy cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi và đun với khoảng 800ml. Đun cho đến khi nước trong nồi chỉ còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
Cách dùng: Một nồi nước này nên chia ra để uống 3-5 lần trong ngày.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: thổ phục linh, nhẫn đông đằng, đại hoàng, khương hoạt, cam thảo, tiền hồ, bạc hà.
Cách làm: Cho thổ phục linh và nhẫn đông đằng vào nồi sắc cùng với nước trước. Sau đó cho dần các vị thuốc khác vào khi nước dần cạn.
Cách dùng: chia phần thuốc này ra làm 3 phần để uống trong ngày, chú ý nên uống khi nước còn ấm.
- Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: 40 gam thổ phục kinh, 20 gam hà thủ ô, 10 gam núc nác, 10 gam ké đầu ngựa, 8 gam gai bồ kết khô.
Cách làm: Tất cả các vị thuốc này bạn hãy cho vào để đun với khoảng 800ml nước. Đun đến khi nào nước giảm xuống 1 nửa thì tắt bếp.
Cách dùng: Hãy chia nhỏ phần thuốc này ra để dùng uống trong ngày giúp chữa bệnh giang mai.
Cách phòng ngừa
Sau đây là một số những biện pháp mà bạn nên phòng tránh để không mắc phải bệnh giang mai:
Nên sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Khi quan hệ tình dục với với nhiều người thì nên sử dụng bao cao su.
Không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người mắc bệnh.
Phụ nữ tuyệt đối không được phép mang thai khi đang mắc bệnh giang mai.
Nên tăng cường thể dục thể thao để có sức khỏe và sức đề kháng tốt giúp chống lại bệnh.
Nên kiểm tra sức khỏe định kì.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh giang mai để các bạn cùng tham khảo. Rất hy vọng đã mang đến cho bạn kiến thức bổ ích để có thể phòng tránh bệnh giúp bảo vệ sức khỏe.
Nếu muốn hiểu rõ hơn về bệnh thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.