Bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ em đang là nỗi lo ngại của nhiều bậc cha mẹ, nhiều người không biết thường nghĩ là do nóng nên ra mồ hôi.
Nhưng nhiều trường hợp vào mùa lạnh bé vẫn có thể ra mồ hôi trộm. Vậy bệnh lý này của bé là gì? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải quyết những câu hỏi trên, hãy cùng theo dõi nhé.
1. Khái niệm
Đổ mồ hôi ở trẻ em là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở trẻ nhỏ, khi nhiệt độ ở cơ thể bé quá nóng do thời tiết, ốm đau, hay chạy nhảy nhiều,… sẽ khiến cơ thể thải ra những chất độc hại bên trong ra.
Còn trường hợp bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ em là khi bé ở trạng thái tĩnh, chỉ nằm một chỗ không vận động đặc biệt vào ban đêm vẫn ra nhiều mồ hôi ở các vùng như nách, bàn tay, bàn chân, trán,…
Ngoài ra thì bên trong cơ thể có tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh. Khi hệ thần kinh bắt đầu bị kích thích sẽ thúc đẩy tuyến mồ hôi hoạt động và thải ra nhiều mồ hôi hơn.
Đa phần 90% thải ra là nước, còn lại là muối và một số chất độc hại cần được thải ra ngoài cơ thể.
Nếu cơ thể bé ra quá nhiều mồ hôi trộm sẽ khiến bé bị mất nước, mất đi lượng muối trong cơ thể sẽ làm bé bị yếu đi và dễ bị suy dinh dưỡng.
Vậy nên nếu các bậc cha mẹ khi thấy bé nhà mình ra nhiều mồ hôi trộm hay kéo dài thường xuyên thì đây không còn là triệu chứng bình thường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
Chính vì vậy hãy đem bé đi khám để được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân
Cơ thể bé thiếu vitamin D
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ra mồ hôi trộm nhiều, đặc biệt ở trẻ em dưới 1 tuổi lúc xương bé đang bắt đầu phát triển.
Ngoài ra thì những bé bị chứng rối loạn tiêu hóa, còi xương, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm khuẩn,… đều thiếu hụt một lượng lớn vitamin D và dẫn đến tình trạng bé bị ra mồ hôi trộm nhiều ngay cả mùa lạnh.
Thiếu ánh nắng mặt trời
Nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường giữ ý kiến giữ con mình trong nhà nhiều, không cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh đặc biệt là ra ngoài ánh sáng mặt trời.
Hoặc không gian sinh sống quá chất hẹp, ít ánh sáng chiếu đến nên gây cản trở rất lớn đến việc phát triển của bé khiến trẻ bị thiếu hụt một lượng vitamin D khá lớn nên dễ dẫn đến tình trạng mồ hôi trộm.
Ánh sáng mặt trởi vào sáng sớm rất tốt, cha mẹ nên cho bé tắm nắng buổi sáng để cung cấp đủ Vitamin C nhé.
Tăng nhiệt độ cơ thể trẻ em
Nhiều người rất hay đắp chăn quá nhiều lớp lên người bé, hoặc đóng quá kín cửa phòng khiến nhiệt độ trong phòng tăng cao,.. cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy bị ngột ngạt, khó chịu và gây ra tình trạng hay bị ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ.
Hệ thần kinh của bé chưa ổn định
Trong nhiều trường hợp với các bé dưới 1 tuổi thì thường hệ thần kinh chưa được ổn định, đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nên dẫn tới sự điều hòa với tuyến mồ hôi của bé chưa được ổn định.
Do ảnh hưởng của một số bệnh lý khác
Với những trẻ bị mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm thường dễ bị mắc chứng mồ hôi trộm nhiều hơn trẻ bình thường, nhất là lúc bú sữa mẹ hoặc đang ngủ ra rất nhiều mồ hôi.
Chế độ ăn uống không khoa học
Với một ché độ ăn uống không hợp lý thì cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ, đặc biệt là thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin.
Các bậc cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm chứa nhiều canxi để giúp săn chắc xương.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Với triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em thường được phân biệt theo hai yếu tố là do sinh lý và bệnh lý. Mỗi loại sẽ có một biểu hiện khác nhau, các bậc cha mẹ nên theo dõi để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Biểu hiện do sinh lý
Nếu trẻ ra mồ hôi trộm do sinh lý thì thường là triệu chứng bình thường, do hệ thần kinh của bé đang yếu, sự trao đổi chất trong cơ thể bé đang phát triển và hấp thụ nhanh hơn người lớn.
Bên cạnh đó thì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể chưa hoàn chỉnh nên số lượng mồ hôi nhiều hơn kích thước cơ thể.
Trong trường hợp đắp chăn quá nhiều, thời tiết nóng, hay phòng bí bách cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều ở trán, tay, chân, bụng, cổ,… sẽ khiến bé có thể ướt hết cơ thể, trẻ khó ngủ nhưng như vậy là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt.
Biểu hiện do bệnh lý
Nếu đổ mồ hôi trộm do bệnh lý thì đây là một trong những dấu hiệu giúp cha mẹ có thể biết được con mình đang mắc bệnh như:
- Bệnh còi xương:
Biểu hiện như ra nhiều mồ hôi trộm ở trán và gáy, quấy khóc, ngủ hay cựa quậy, nhiều trường hợp còn rụng tóc ở sau gáy.
Đây là dấu hiệu sớm của trẻ đang mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D, thiếu ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống không hợp lý.
- Đường trong máu thấp:
Nếu thấy trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, với triệu chứng sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt, tay chân lạnh cóng run lẩy bẩy thường xuyên thì chắc chắn là dấu hiệu trẻ đang gặp tình trạng lượng đường trong máu đang giảm.
- Suy nhược cơ thể:
Biểu hiện như sắc mặt nhợt nhạt, chán ăn, biếng ăn,.. là dấu hiệu trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.
4. Phương pháp điều trị
Với triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ nếu do sinh lý thì không quá nguy hiểm tới sức khỏe của bé nhưng nếu do bệnh lý thì các bậc phụ huynh nên theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời để bảo đảm sức khỏe và phát triển của bé.
Ngoài ra thì hiện nay Y học cũng phát triển cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh ra mồ hôi trộm khá hiệu quả như:
Sử dụng thuốc Đông Y để chữa trị
Theo Đông Y thì chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ là do âm hư không thể nuôi dưỡng được phần lý nên phần tân dịch dễ bị đẩy ra ngoài bì phu cơ nhục.
Nên bài thuốc được nhiều người sử dụng như: Rau má, râu ngô, mã đề, kim ngân hoa, lá dâu, thảo quyết minh sao theo tỉ lệ tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của bé.
Dùng để sắc uống liên tục từ 5-7 ngày, mỗi ngày một thang thì sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ra mồ hôi cho bé mà còn giúp tăng cường sức khỏe và giúp bé phát triển tốt hơn.
Điều trị bằng thuốc Nam
Bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ không còn quá xa lạ nên từ thời xưa nhiều người đã áp dụng nhiều bài thuốc Nam dân gian để điều trị.
Và phương pháp dùng lá lốt để chữa trị là một trong những cách giúp chữa trị một cách hiệu quả nhất.
Lá lốt ngoài là một thực phẩm để chế biến món ăn ra thì nhờ đặc tính ấm, vị cay, mùi thơm nên còn có công dụng trong việc thanh lọc và đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể và đặc biệt là trị chứng ra mồ hôi trộm, đau bụng, viêm xoang,…cực hiệu quả.
Mọi người có thể ăn sống lá lốt mỗi ngày khoản 50g, hoặc dùng để chế biên món ăn hàng ngày cho trẻ. Hoặc lấy lá lốt nấu nước uống đều đặn mỗi ngày thay nước lọc cho bé. Sau một tháng sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.
5. Cách phòng tránh
- Thường xuyên cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là vào khoảng thời gian từ 7-9h sáng khoảng từ 10-30 phút mỗi ngày.
Để trẻ có thể bổ sung được vitamin D một cách tự nhiên, nhưng cũng nên sử dụng ô che cho bé, để mắt bé không tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
- Giữ cơ thể trẻ luôn mát mẻ, sạch sẽ. Không nên để phòng ngủ của bé quá bí bách, thiết kế cửa sổ thông thoáng, rộng rãi.
- Cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, không nên chạy nhảy quá nhiều
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho bé
- Cung cấp lượng nước đầy đủ trong ngày cho trẻ
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Cho trẻ ăn nhiều hoa quả có tính mát như bí đao, bí đỏ, thanh long,… Hạn chế ăn những thực phẩm chiên xào, có tính nóng sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể bé tăng dễ đổ mồ hôi trộm cũng như nổi mụn ngoài da.
- Để giúp bé ngủ ngon, không quấy khóc hay không ra mồ hôi trộm vào buổi đêm thì hãy cho bé ăn đủ no để trẻ ngủ một cách tự nhiên trong không gian tĩnh lặng, không ồn ào hay tiếng động.
Khi trẻ thức giấc quấy khóc thì để yên không động vào trẻ, để trẻ có thể tự tìm lại giấc ngủ.
Vậy trên là những thông tin, đặc điểm của bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ em, hi vọng qua bài viết này thì các bậc cha mẹ có thể biết thêm kiến thức để bảo vệ chính sức khỏe của bé yêu nhà mình.
Nếu trong trường hợp bé bị ra mồ hôi trộm kết hợp với nhiều biểu hiện bất thường khác thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.