Các số liệu thống kê cho thấy hiện nay những ca bệnh bị ứng ngày càng nhiều, có thể bắt gặp được ở mọi lứa tuổi. Để giảm thiểu về căn bệnh này hãy cùng tìm hiểu cụ thể về định nghĩa, nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh dị ứng là gì?
Dị ứng là một hiện tượng cơ thể, cụ thể là hệ miễn dịch, phản ứng bất thường trước một chất nào xâm nhập vào. Các chất đó còn được gọi là “dị nguyên”.Dị ứng là hình thức quá mẫn cảm loại 1, xảy ra tức thì.
Khi có sự xâm nhập các chất lạ vào cơ thể thì các tế bào bạch cầ mast cùng với kháng thể IgE sẽ lập tức được kich hoạt, giải phóng ra histamine và các chất trung gian hóa học.
Chính điều này gây ra hiện tượng dị ứng như nổi mẩm ngứa, phát ban, khó thở,…
Dị ứng được chia làm hai mức độ: nhẹ và nặng. Dị ứng nhẹ xảy ra rất phổ biến với các triệu chứng: ngứa, chảy nước mũi, viêm kết mạc dị ứng.
Còn dị ứng nặng có thể gây ra các phản ứng sốc phản vệ, rất nguy hiểm tới tính mạng.
2. Nguyên nhân
Di truyền và do môi trường sống
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh dị ứng này là do yếu tố di truyền và môi trường là chính. Nếu bố, mẹ bạn bị dị ứng thì khả năng rất cao cơ thể bạn cũng có bệnh dị ứng này.
Ngoài ra, yếu tố từ môi trường sống hiện nay ngày càng gia tăng, do 4 thay đổi sau: ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống, các chất gây dị ứng, tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm từ bé.
Dị ứng với các chất, thành phần khác
- Chất dị ứng trong thức ăn: trứng, hải sản, sữa,…
- Chất dị ứng trong không khí: khói bụi, nấm mốc, phấn hoa,…
- Bị công trùng chích như ong, ong bắp cày,…
- Thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc Latex,…
- Tiếp xúc trực tiếp qua da: mỹ phẩm, hóa chất,…
3. Triệu chứng – dấu hiệu
Tùy thuộc vào tính chất cũng như mức ảnh hưởng mà biểu hiện của bệnh dị ứng có thể từ nhẹ tới nặng. Từ các nguyên nhân của bệnh dị ứng trên mà có các triệu chứng sau:
Do hít phải các chất dị ứng trong không khí gây ra
- Hắt xì
- Ngứa mũi, mắt đỏ và ngứa, viêm kết mạc dị ứng
- Sưng niêm mạc mũi, chảy mũi, nghẹt mũi
Dị ứng thực phẩm gây ra
- Đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy
- Da phát ban, ngứa, sưng
- Hen hay viêm mũi
- Tê miệng, sưng môi, lưỡi
Dị ứng do bị côn trùng cắn gây ra
- Sưng lớn quanh vùng da bị cắn
- Cơ thể ngứa hoặc phát ban
- Các triệu chứng về đường hô hấp như ho, hắt xì, khó thở, tức ngực
- Hoặc bị sốc phản vệ
Dị ứng do thuốc gây nên
- Ảnh hưởng đường hô hấp như viêm mũi, sung tấy, hắt xì,…
- Hệ tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy,…
- Phản ứng ngoài ra: ngứa, phát ban,…
- Sốc phản vệ
Trong các dấu hiệu trên, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người. Khi đó, cơ thể sẽ dần mất đi ý thức, hạ đường huyết, khó thở, phát ban, choáng, mạch không đều, buồn nôn.
4. Phương pháp điều trị
Điều trị bằng phương pháp Đông y
Như các bạn đã biết, các bài thuốc Đông y sử dụng chủ yếu các thảo dược từ thiên nhiên, điều trị từ sâu bên trong cơ thể, đặc biệt là an toàn với cơ thể.
Bệnh dị ứng được đông y điều trị dựa trên những nguyên lý: trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt.
Từ các nguyên lý đó, đã có hàng loạt các bài thuốc đông y trị các biểu hiện của bệnh dị ứng khác nhau. Hãy cùng điểm qua một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: Đơn tướng quân 100g, tầm phỏng 100g.
Cách dùng: cho các vị thuốc trên vào đun nước, sau đó tắm khi còn nóng ấm, tắm cho đến khi khỏi hẳn thì dừng. Bài thuốc này rất hiệu quả để điều trị dị ứng mẩm ngứa, mày đay.
- Bài thuốc 2:
Chữa phát ban, lở ngứa, mụn nhọt do huyết nhiệt gây ra với bài thuốc Ngũ vị tiêu độc ẩm.
Chuẩn bị: Các dược liệu gồm có kim ngân hoa 20g, bồ công anh 10g, cúc hoa 10g, sinh địa 10g, cam thảo thất 10g.
Thực hiện: Bạn sắc uống mỗi ngày một thang.
- Bài thuốc 3:
Chuẩn bị: Bài thuốc gồm đan bì 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, bản lam căn 12g, đan sâm 16g, đương quy 12g, cát căn 20g.
Thực hiện: Bạn sắc uống mỗi ngày một thang. Công dụng rất tốt để chữa dị ứng phát ban sốt.
Các bài thuốc Nam y điều trị
Những bài thuốc nam có thể nói là những phương thuốc rất gần gũi, rất dễ tìm kiếm trong cuộc sống của chúng ta mà lại chữa bệnh dị ứng một cách hiệu quả.
- Lá khế
Cây khế rất hữu ích trong việc điều trị bệnh, tất cả mọi bộ phận của cây đều có những tác dụng mà đôi khi bạn không ngờ tới.
Với căn bệnh dị ứng này thì lá khế là một vị thuốc được dùng rộng rái, nhất là để chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa dị ứng.
Lá khế có vị chat, tính mát sẽ giúp giải các độc tố tích tục trong cơ thể, tán nhiệt phục hồi chức năng gan.
Cách thực hiện: Bạn có thể lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước rồi tiến hành rang với ngọn lửa nhỏ vừa phải.
Sau đó, cho lá khế đã rang vào một tấm vải mỏng bọc lại, chườm nhẹ lên vùng da bị dị ứng. Cứ thế lặp đi lặp lại, đến khi hết ngứa thì dừng.
Hoặc cách thứ hai, bạn đem khoảng 200g lá khế rửa sạch, sau đó, vò nát, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Rồi bạn dùng nước đó lau lên người và tắm lại với nước ấm.
- Lá lốt
Lá lốt không chỉ góp phần trong các món ăn làm gia tăng vị ngon mà còn có công hiệu trong việc điều trị bệnh dị ứng do thời tiết.
Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperidin, đây là một loại chất kháng sinh tự nhiên điều trị dị ứng, viêm da.
Cách dùng: lấy một nắm lá lốt rửa sạch, vò nát. Sau đó, bạn cho vào nồi chứa khoảng 2 lít nước, đun sôi thật kỹ để tinh dầu lá lốt được tiết ra nhiều nhất.
Tiếp theo, bạn để cho nước nguội rồi dùng khăn thấm nước này thoa lên vùng da bị ngứa. Nếu bạn bị dị ứng viêm da toàn thân thì bạn có thể lấy nước này để tắm và tắm lại với nước ấm sạch.
- Lá tía tô
Trong điều trị bệnh dị ứng, lá tía tô có tác dụng chống nôn mửa, giảm đau, khắc phục tạm thời khi bị ngứa, nổi mẩn.
Bạn lấy khoảng 50g lá tía tô tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, rồi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt thoa lên da. Sau đó, để khô và bạn tắm lại với nước sạch ấm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy 60g lá tía tô, rửa sạch, thái nhỏ. Rồi cho vào ấm trà, kết hợp với một vài lát gừng tươi, hãm với nước sôi, uống khi nước còn nóng từng ngụm.
Hơn nữa, bạn có thể dùng nước này để chà lên vùng da bị mề đay, sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
- Rau sam
Rau sam, một loại cây rất dễ tìm kiếm tại đất nước xinh đẹp của chúng ta. Rau sam có vị chua, tính hàn. Loại cây nhỏ bé này lại có công dụng rất hiệu quả trong việc sát trùng, giải đọc, tiêu trùng, thanh nhiệt cơ thể,…
Là bài thuốc nam rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh dị ứng.
Cách dùng: bạn lấy 250g rau sam tươi đem rửa sạch rồi sắc với nước.
Sau đó, bạn chia số nước rau sam đã sắc đó thành 2 phần dùng uống trong ngày. Hoặc một cách dùng khác đó là bạn cũng lấy rau sam rửa sạch như trên nhưng thay vì đi sắc thì bạn đem chúng giã nát, trộn với 2,5% băng phiến.
Bạn dùng hỗn hợp đó đem bôi ngoài da ngày từ 4 đến 6 lần. Để có được hiệu quả nhanh chóng thì bạn nên dùng đồng thời cả hai cách trên cùng một lúc.
- Lá trà xanh
Chắc hẳn không còn ai xa lạ gì với những cốc nước trà xanh ngon, đậm hương vị Việt, nhưng lá trà xanh còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Trong lá trà xanh có chứa chất diệt khuẩn làm dịu đi các cơn ngứa ngáy, loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh dị ứng trên da.
Cách dùng: bạn đem một nắm lá trà xanh tươi cho vào với nước sạch đun sôi lên. Tiếp, bạn cho thêm một ít muối, sau đó pha cùng với nước lạnh dùng để tắm.
Bạn thực hiện như thế mỗi ngày hai lần, chẳng mấy chốc các dấu hiệu dị ứng sẽ mất đi.
5. Cách phòng ngừa
Để giảm thiểu việc bị dị ứng, các bạn phải thực hiện các biện pháp sau:
- Phòng tránh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa.
- Thận trọng trước các ăn các thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc; các thực phẩm, món ăn dễ gây nên dị ứng.
- Thận trọng khi mua thực phẩm
- Khi mua mỹ phẩm, hóa chất cần phải hết sức cẩn thận. Đặc biệt là khi vận chuyển, sử dụng, tiếp xúc với hóa chất, bạn cần phải đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ.
- Vệ sinh môi trường sống, môi trường xung quanh thật sạch sẽ, để không tạo điều kiện cho bụi bẩn, ẩm mốc phát sinh.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch, sức đề kháng.
- Đồng thời, nếu bạn có hiện tượng bị dị ứng thì bạn cần ghi lại nhật ký từ các dấu hiệu, các hoạt động và những gì bạn đã ăn, đã tiếp xúc để từ đó xác định được nguyên nhân gây ra dị ứng cho bạn.
Điều này, giúp cho bạn sau tránh tiếp xúc với các yếu tố đó, cũng như đem đến cho bác sĩ thông tin để điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây, bài viết cung cấp tới các bạn đọc về khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và phòng bệnh dị ứng. Hi vọng qua đây, bạn sẽ có thêm những hiểu biết để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.