Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp Tiêu hóa

Bệnh đại tiện ra máu: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

Mỹ Hạnh by Mỹ Hạnh
12/09/2020
in Tiêu hóa
0
1
SHARES
327
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Bệnh đại tiện ra máu: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

Bệnh đại tiện ra máu rất dễ gây nhầm lẫn với một số loại bệnh hậu môn khác vì nó có các triệu chứng gần như giống nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt để có những cách chữa trị hiệu quả.

Vậy bệnh này là gì, nguyên nhân gây ra và triệu chứng như thế nào, có cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những thông tin đó.

Mục lục bài viết

  1. 1. Khái niệm
  2. 2. Nguyên nhân
    1. Bệnh trĩ
    2. Nứt kẽ hậu môn trực tràng
    3. Polyp hậu môn
    4. Ung thư trực tràng
  3. 3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
    1. Viêm đường ruột
    2. Suy giảm lá lách
    3. Viêm đại tràng
    4. Bệnh trĩ
    5. Suy giảm chức năng gan
  4. 4. Phương pháp điều trị
    1. Đông y
    2. Nam y
  5. 5. Cách phòng ngừa bệnh
    1. Chế độ ăn hợp lý
    2. Đại tiện đúng giờ và giữ vệ sinh hậu môn
    3. Thể dục với các hoạt động phù hợp
    4. Chế độ ăn uống điều độ

1. Khái niệm

Bệnh đại tiện ra máu là hiện tượng đi đại tiện kèm theo máu tươi chảy ra, máu có thể chảy thành tia hay giọt kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau vùng hậu môn tùy theo từng giai đoạn bệnh hay loại bệnh.

Bệnh đại tiện ra máu là gì?
Bệnh đại tiện ra máu là gì?

Khi có đi ngoài ra máu có nghĩa bạn đang phải đối mặt với một trong những bệnh lý cực kì nguy hiểm về hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, đại tràng, ung thư đại tràng…

2. Nguyên nhân

Bệnh trĩ

Đây là một nguyên nhân gây bệnh đại tiện ra máu, số lượng máu chảy ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ bệnh của trĩ, bệnh trĩ thường ở độ 1,2 thì số lượng máu chảy cũng rất ít nên khó phát hiện. Nếu bệnh chuyển biến lên độ 3,4 thì nó có thể chảy thành từng giọt, từng tia gây đau đớn cho người bệnh.

Nứt kẽ hậu môn trực tràng

Máu có màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc thấy trên giấy vệ sinh, nếu mới phát bệnh, người bệnh sau khi đại tiện sẽ thấy đau dữ dội.

Polyp hậu môn

Đây cũng là nguyên nhân của đại tiện ra máu và kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao, đau rát hậu môn, cơ thể mệt mỏi…

Ung thư trực tràng

Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra máu đỏ tươi, kèm theo đau rát hậu môn dữ dội.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra căn bệnh này do viêm loét dạ dày, viêm ruột…

3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh đại tiện ra máu, máu có màu đỏ tươi, kèm theo phân hoặc nhỏ thành giọt, thậm chí phun thành tia. Tuy nhiên, bệnh cũng có những dấu hiệu khác tùy theo các triệu chứng kèm các bệnh liên quan.

Viêm đường ruột

Khi bị bệnh này, người bệnh không chỉ đi đại tiện ra máu mà còn xuất hiện cả miệng khô, khát nhưng háo nước lạnh, nước sưng đau, hơi thở hôi, miệng lưỡi lở loét, táo bón, đau rát hậu môn, lưỡi vàng, mạch đập nhanh.

Suy giảm lá lách

Nó khiến người bệnh đi đại tiện ra phân trước máu hay máu trong phân, đôi khi chỉ ra máu, máu có màu tím sẫm, phân có dạng hắc ín, nước da nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, đau bụng dưới, chán ăn, phân lỏng, mạch đập yếu, lưỡi có màu nhạt, miệng khô nhưng không khát…

Người bệnh có cảm giác đau rát
Người bệnh có cảm giác đau rát

Viêm đại tràng

Người bệnh đại tiện ra máu tươi trước phân và máu có màu đỏ tươi, khi đi đại tiện khó khăn, vùng bụng trướng, chán ăn, đắng miệng, lưỡi đỏ hoặc màu vàng rêu…

Bệnh trĩ

Máu có màu đỏ tươi, đau rát hậu môn hoặc sưng tấy do trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn, bề mặt lưỡi có màu vàng, mạch đập yếu.

Suy giảm chức năng gan

Người bệnh không chỉ đại tiện ra máu mà còn thấy hoa mắt chóng mặt, hai bên xương gò má đỏ, ban đêm hay bồn chồn, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm về đêm, đau mỏi vùng hông, cơ thể gầy yếu, lưỡi tím đỏ, mạch đập yếu.

4. Phương pháp điều trị

Đông y

  • Tỳ vị hư hàn

Bệnh đại tiện ra máu với các triệu chứng huyết thâm tím, bụng lâm râm đau, ưa ăn uống nóng, người mệt mỏi, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt. Với những triệu chứng này, người bệnh, các vị thuốc gồm a giao 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6, địa hoàng 20g, hoàng cầm 12g, hoàng thổ 20g, phụ tử 6g.

Bạn sắc bài thuốc này để lấy nước uống với tác dụng ôn kinh nhiệt huyết, trị nôn ra máu, chảy máu mũi, băng huyết, kiết lỵ. Bạn cũng có thể thêm nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, đương quy, trần bì, thăng ma, sài hồ.

  • Thấp nhiệt huân chung

Bài thuốc gồm xích tiểu đậu, đương quy với chủ chứng: huyết màu đỏ tươi, huyết ra trước phân, đại tiện đi khó, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác…

Bệnh do uống rượu nhiều và ăn nhiều các thứ cay nóng, thấp nhiệt chứa lâu ở tràng vị, sau đó dồn xuống làm nung đốt mạch lạc phần âm, sắc huyết đỏ tươi, khí cơ không điều hòa nên đại tiện khó, miệng đắng, rêu lưỡi vàng…

Bạn có thể tán bột mịn và uống 8-12g mỗi ngày với nước sôi nguội hoặc thêm giấm, tác dụng hòa huyết, trừ thấp. Bạn có thể trị chứng đại tiện ra máu sau phân hay trong phân có thể thêm với địa du, thuyên thảo căn đều 10g, hoàng cầm 6g, hoàng liên 3g, phục linh 10g, sơn chi 6g, sắc uống hoặc thuốc tán trị tiêu có máu.

Trong trường hợp, máu ra nhiều, lưỡi đỏ, mạch sác, gọi nó là trang phong và trị bằng hoa hòe sao 10g, kinh giới tuệ 12g (sao đen), trác bá diệp sao 12g, chi xác sao 12g. bài thuốc cũng có thể tán mịn đều mỗi lần uống 8g với nước sôi hay nước cơm, bạn cũng có thể gia giảm thêm các vị thuốc khác.

Thuốc có tác dụng thanh tràng chỉ huyết, sơ phong hành khí.

Nam y

  • Bài thuốc chữa bệnh đại tiện ra máu được chế biến như các món ăn thơm ngon bổ dưỡng

Cách chế biến này giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị bệnh lý với việc kết hợp ruột già lợn với hoa hòe. Cách thực hiện gồm rửa sạch ruột già lợn rồi nhồi khoảng 20g hoa hòe sau đó buộc túm hai đầu, luộc chín rồi vớt ra ăn. Hoặc bạn có thể lấy 15g táo đỏ và 10g mộc nhĩ (loại trắng), sau đó ninh đến khi nhừ thì bắc ra ăn.

  • Rau diếp cá
Rau diếp cá là bài thuốc dân gian chữa trị hữu hiệu
Rau diếp cá là bài thuốc dân gian chữa trị hữu hiệu

Bài thuốc này hiệu quả với người hay uống rượu bia hoặc trĩ nội mà đại tiện ra máu mà vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay thành khoảng một ly và uống trước khi ăn một giờ, sau khi uống dạ dày sẽ cồn cào nhưng không nên quá lo lắng bởi khoảng một tiếng đồng hồ sau ăn vào sẽ hết.

Bạn thực hiện bài thuốc này mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều trước khi ăn, mỗi lần một lý.

  • Xông hơi

Bạn dùng a giao cho vào giấm ngâm cho tới khi tan ra rồi đem chưng lên thành cao. Sau đó, bạn mang đun nóng rồi xông ở hậu môn và thực hiện nó 2 lần một ngày. Liều lượng cho phương thuốc này mỗi ngày 30g a giao và 500g giấm. Bài thuốc này cũng có thể chữa trị cho các trường hợp bị nứt hậu môn và bệnh trĩ chảy máu.

  • Bôi thuốc

Dầu thanh lương với bột chu hoàng 1g trộn đều để bôi ngoài hậu môn hoặc bạn cũng có thể lấy lòng đỏ trứng gà đun nhỏ lửa đến khi ra dầu để bôi hậu môn.

  • Đắp thuốc

Lá ngải giã nát rồi dùng vải sạch hoặc gạc y tế vào hậu môn cũng có hiệu quả trong chữa trị bệnh đại tiện ra máu. Cây ngải cứu có vị đắng, cay ấm, có tác dụng cầm máu, tăng cường lưu thông khí huyết, kháng viêm, giảm sưng tấy…

5. Cách phòng ngừa bệnh

Chế độ ăn hợp lý

Những loại thực phẩm như ra xanh, nhiều chất xơ, trái cây, ăn sáng hàng ngày, tránh những đồ ăn cay nóng, nhiều chất đạm như thịt…sẽ giúp đại tiện dễ dàng hơn. Các loại ra xanh và chất xơ giúp nhuận tràng, tránh cho trường hợp bị táo bón, còn các loại hoa quả có nhiều vitamin và chất khoáng tốt cho hệ tiêu hóa.

Nếu trong trường hợp bị táo bón, bạn không nên sử dụng những loại thuốc nhuận tràng, bởi nó cũng có thể chứa nhiều hóa chất độc hại.

Bạn sử dụng trong thời gian dài không những tình trạng táo bón tăng lên mà còn bị phụ thuộc vào thuốc. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt như khoai lang, chuối, cà rốt, táo, dâu tây, chanh, kiwi, lô hội, lá rau xanh, giá đỗ…

Đại tiện đúng giờ và giữ vệ sinh hậu môn

Đại tiện đúng một giờ quy định trong ngày giúp cơ thể bạn có cơ chế đào thải đúng với chu trình, tránh bị dồn nén, khi đi đại tiện không nên ngồi xổm hay rặn mạnh để giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn. Bạn dùng những loại giấy vệ sinh sạch sẽ bằng giấy mềm để giảm hư tổn cho vùng hậu môn.

Tránh sử dụng điện thoại khi đi đại tiện
Tránh sử dụng điện thoại khi đi đại tiện

Bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn khi đi đại tiện hoặc vào các buổi trong ngày, tránh để vi khuẩn trú ngụ gây ra viêm nhiễm và các bệnh về hậu môn. Các loại bệnh này sẽ làm cho bệnh đại tiện ra máu càng tăng nặng hơn. Đại tiện hàng ngày, thời gian đại tiện không nên quá lâu, chỉ khoảng 5 phút trên ngày.

Thể dục với các hoạt động phù hợp

Bạn nên tham gia các loại hoạt động thể chất phù hợp, nó không chỉ làm cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mà nó còn thúc đẩy nhu cầu động đường tiêu hóa, lưu thông máu. Vận động giúp tăng cường co thắt hậu môn, đặc biệt trong vận động hậu môn, sưng tấy do bệnh trĩ, chảy máu nhiều.

Các môn thể thao phù hợp với thể chất của bạn mà có thể dễ dàng thực hiện như chạy bộ, cầu lông…

Chế độ ăn uống điều độ

Một chế độ ăn uống điều độ cũng giúp ích trong việc phòng chống bệnh đại tiện ra máu, đặc biệt với nguyên nhân gây bệnh đại tiện ra máu từ trĩ.

Trĩ có thể phát triển khi bạn ăn uống không điều độ như không đúng bữa hoặc khẩu phần ăn không hợp lý, cung cấp quá nhiều chất đạm ít ra xanh trong các cuộc vui, hội hè hay lễ tết. Trong các dịp này, bạn càng phải thường xuyên chú ý đến khẩu phần ăn của mình.

Những bài thuốc dân gian với các vị thuốc quen thuộc xung quanh cuộc sống người Việt hay các bài thuốc đông y giúp chữa bệnh đại tiện ra máu hiệu quả.

Các bài thuốc này đơn giản và ít gây tác dụng phụ hay kích ứng cho cơ thể. Một số chia sẻ trên đây không những giúp bạn chữa trị căn bệnh phiền toái này mà cũng có những biện pháp an toàn để phòng ngừa nó.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

Bệnh trĩ hỗn hợp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh áp xe hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh rò hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh nứt hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh tả: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị, phòng tránh

11/09/2020

Bệnh ung thư hậu môn trực tràng: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, điều trị, cách phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh trĩ nội: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

10/09/2020

Bệnh tiêu chảy cấp: Khái niệm, nguyên nhân, triêu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

10/09/2020

Bệnh trĩ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

09/09/2020

Bệnh đau dạ dày: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

09/09/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In