Hiện nay bệnh da liễu đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là do ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu và gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm các bạn gái mất tự tin trong cuộc sống.
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin nhận biết cũng như các bài thuốc trị bệnh da liễu hiệu quả trả lại bạn làn da khỏe mạnh.
1. Bệnh da liễu là gì?
Làn da là bộ phận cơ thể quan trọng có diện tích lớn nhất trên cơ thể con người có chức năng bao bọc, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân bên ngoài là tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh da liễu là hiện tượng da bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa, rát và bị viêm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các yếu tố tác động từ bên ngoài như vi khuẩn, phấn hoa,.. khiến da bị dị ứng hoặc do các vi khuẩn chèn các lỗ chân lông tắc nghẽn trên da. Các yếu tố trên là cho da có cảm giác vừa ngứa vừa rát da bị mẩn đỏ, viêm.
Dấu hiệu nặng nhẹ của bệnh da liễu biểu hiện trên mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào kết cấu, tình trạng da của mỗi người. Đối với bệnh da liễu nhẹ có thể dễ dàng chữa khỏi tuy nhiên, đối với bệnh da liễu nặng thì cần phải có biện pháp điều trị đặc biệt.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh da liễu có nhiều nguyên nhân tồn tại bên trong cơ thể và cả do các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh chính:
- Do môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, nhiều hóa chất độc hại tác động lên làn da.
- Do biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đặc biệt sự gia tăng tia cực tím có hại cho da.
- Do vệ sinh da không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
- Do dùng chung đồ sinh hoạt hằng ngày không vệ sinh sạch sẽ như quần áo, chăn, gối,..
- Vi khuẩn có trong các lỗ chân lông hay chân tóc.
- Các ký sinh trùng, nấm xâm nhập vào da.
- Do nhiễm phải virus.
- Tiếp xúc với chất kích ứng da, gây dị ứng da, hoặc lây từ người khác.
- Do di truyền bệnh da liễu từ gia đình.
- Do da nhạy cảm
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống, lối sống kém lành mạnh.
- Do các bệnh khác làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến cơ thể mắc các bệnh về da liễu.
3. Triệu chứng – dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là bệnh lan truyền tập thể di ký sinh trùng Scabiei gây lên. Khi bị mắc bệnh ghẻ làn da sẽ có triệu chứng: ở các kẽ tay, vùng bụng, cổ tay và bộ phận sinh sản bị nổi mụn có cảm giác ngứa đặc biệt về đêm.
Bệnh chốc lở
Đây là một bệnh về nhiễm trùng ở da thường bắt gặp ở trẻ em. Dấu hiệu khi mắc bệnh: trên da xuất hiện các mụn đỏ, sau khi vỡ, có nước rỉ ra phải mất một vài ngày mới đóng vẩy. Bệnh hay xuất hiện trên vùng mặt, quang mũi và miệng. Bênh dễ lây lan qua không gian vì do vi khuẩn gây lên.
Mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm)
Bệnh do siêu vi trùng có tên là papilloma virus xâm nhập vào cơ thể gây lên. Mọi người thường làm tưởng là do ung thư gây lên nhưng đây lại là một loại bệnh da liễu. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, dễ dàng lây lan từ người này qua người khác.
Bệnh da zona
Đây là bệnh da liễu thường gặp phải đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, ẩm thấp tạo điều kiện cho virus Varicella zoster phát triển lây lan trên da.
Biểu hiện của bệnh là vung da bị nhiễm khuẩn rát ngứa, có mụn nước nổi lên, bị mẩn đỏ. Bệnh dễ lây lan trong tập thể từ trẻ em đến người lớn. Do vi khuẩn thủy đâu gây lên nên bệnh thường hay gặp ở những người chưa mắc bệnh thủy đậu trước đó.
Bệnh hắc lào
Đây là một bệnh nấm da thường hay xuất hiện khi không vệ sinh cơ thể sạch sẽ tạo điệu kiện cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt hay xuất hiện ở khi mọi người dùng chung đồ sinh hoạt hảng ngày như quần áo, khăn, chăn,… vì vậy bện dễ dàng lây lan từ người này qua người khác.
Bệnh nấm da đùi
Bệnh nấm da đùi là một loại bệnh da liễu nấm da khác xuất hiện trên đùi, mông và bộ phận sinh dục. Bệnh có dấu hiệu sưng đỏ nghiêm trọng hơn hắc lào. Nguyên nhân lây bệnh là do dung chung đồ sinh hoạt hay lây qua đương tình dục.
Bệnh nổi mề đay
Là một bệnh da liễu rất phổ biến nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến mắc bênh là gì. Tuy nhiên bênh rất dễ nhận biết, da xuất hiện từng đám sần không đều có màu hồng nhạt hoặc xanh trắng rất ngứa. Thường xảy ra với người có cơ địa dị ứng thời tiết, thức ăn, virus và nhiều nguyên nhân khác.
Bệnh á sừng
Là một trong những bệnh da liễu phổ biến xuất hiện do cơ địa dị ứng của người với thời tiết, thức ăn, vi khuẩn,… Bệnh xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng thường thấy ở chân, tay, gót chân, ngón tay. Dấu hiệu của bênh là lớp da nhiễm khuẩn trở nên tho ráp, bong tróc da, nứt nẻ gây chảy máu, đau, rát,…
Bệnh tổ đỉa
Bệnh tên tiếng anh còn được gọi là Pompholyx hay viêm da mụn nước. Thường bắt gặp dấu hiệu bệnh ở lòng bàn chân và lòng bàn tay. Bệnh nhân mắc thường do nguyên nhân cơ địa dị ứng hay do stress.
Bệnh lang ben
Đây là bệnh da liễu không lây truyền qua không gian mà bện còn tùy thuộc vào việc về sinh, độ ẩm và độ PH của làn da hơn nữa bệnh phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của cơ thể. Ví dụ điển hình là trong một nhà nhưng lại có người mắc còn có người không mắc bệnh.
Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một loại bệnh da liễu mãn tính nguyên nhân do các tế bào phát triển quá nhanh, cơ thể không kịp thay thế da chết khiến cho tế bào da trở nên dư thừa đóng thành lớp vảy có mày trắng thô ráp trên da khiến da kém sắc.
Bệnh nấm kẽ chân
Có dấu hiệu các bợt trắng bong vẩy trên da chân, da ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn nước, viêm nề, sưng tấy. Khi bị mắc bệnh, bênh nhân có thể phát sốt, hạch bị sưng. Bệnh thường xuất hiện ở bàn chân, lòng bàn chân.
Bệnh nấm da đầu
Đây là bệnh da liễu thường mắc phải cả trai lẫn gái, không riêng gì con gái. Bênh còn được gọi là Ecpet mảng tròn có nhiều mảng nấm dưới chân tóc và da. Để ý kỹ sẽ thấy các mảng tròn trằn trên tóc, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da đầu. Bênh lây lan do dùng chung đồ đội như mũ, nón, lược chải đầu.
Phương pháp điều trị bệnh da liễu
Đông y
Bài thuốc đông y điều trị đặc hiệu các bệnh da liễu đem lại hiệu quả tàn diện được nghiên cứu bào chế bởi trung tâm nghiêm cứu ứng dụng bào thuốc dân tốc. Bài thuốc bao gồm:
- Thuốc ngâm và rửa
Thành phần: Lá trầu không, ô liên rô, ích nhĩ tử và mò trắng.
Tác dụng: Sát khuẩn, giữ tránh lây nhiễm các vùng da khác.
- Thuốc bôi ngoài
Thành phần: thiên mã hồ, mật ong, bí đao và tang bạch bì,…
Tác dụng: Làm mền vung da sừng, loại bỏ vung da nhiễm, tái tạo tế bào da mới, tăng độ đàn hồi sức đề kháng của làn da.
- Thuốc uống
Thành phần: Tang bạch bì, kim ngân hoa, bồ công anh,…
Tác dụng: Giải độc, trừ viêm, tăng khả năng khủ độc, bài tiết độc tố của gan, thận giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh hết độc tố tránh tái phát.
Nam y
Nam ý có bài thuốc trị bệnh bằng lá trầu không trong dân gian. Lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, chứa nhiều tinh dầu, đồng thời thành phần có tính kháng khuẩn mạnh, tiêu viêm, trừ khuẩn, ức chế các loại nấm, vi khuẩn có hại phát triển.
Thực hiện: Dùng 2 lá trầu không phơi khô, rồi đun sôi với nước. Xong dùng nước đó pha loãng ra tắm. Thực hiện đều dặn trong nhiều ngày, bạn sẽ thấy tình trạng da được cải thiện rõ rết. Da bớt viêm, đỏ, ngứa, các vết sừng bị lại bỏ, tế bào da mới tái tạo nhanh hơn.
Tây y
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc tây y trị bênh da liễu mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Thuốc tây y điều trị bệnh da liễu bao gồm cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống đáp ứng nhu cầu sử dụng của bệnh nhân.
- Thuốc bôi ngoài da
Thuốc mỡ, thuốc hồ, thuốc bột, dung dịch(Jarish, Lugop, Milian, Caslenllani,…), dạng Gel, Thước Corticoids bôi ngoài da, thuốc chống nấm(gốc Azol, griseofulvin, nystatin, amphotericin B)…Đều là các loại thuốc bôi ngoài da đặc trị bệnh da liễu có tác dụng làm dịu nhẹ làn da, giảm viêm, khô da, tăng khả năng hấp thu của làn da.
Tác dụng phụ ngoài ý muốn: Làm giản mạch, teo da, mộc lông, mẩn da.
Thuốc uống (Kháng sinh Histamin)
Các kháng sinh Histamin dùng để ngừa ngứa, ngừa viêm da được dùng để uống hoặc tiêm đặc trị bệnh da liễu, hiện nay trên thị trường đã có thuốc bôi. Thuốc có tác dụng xâm nhập hệ thần kinh trung ương gâu ức chế nên có tác dụng an thần. Trên thị trường đang có các lại Histamin H1 đang được sử dụng rộng rãi:
- Kháng sinh H1 thế hệ 1 bao gồm: Diphenhydramin, Chlopheniramin, Hydroxyzin, Brompheniramin,… để điều trị da ngứa, viêm.
- Kháng sinh H1 thế hệ 2 bao gồm: Acrivastin, Cetirizin,..
- Kháng sinh H21 thế hệ 3 bao gồm: Levocetirizin, Telfast,…
Tác dụng phụ ngoài ý muốn: khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, trí nhớ suy giảm.
Không dùng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, người đang cho con bú.
5. Cách phòng ngừa bệnh da liễu
- Để tránh các bệnh về da liễu bạn nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh:
- Rửa sạch tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.
- Không dùng chung đồ với người khác.
- Chú ý sức khỏe, nghỉ ngời, ăn uống điều độ, tránh lao lực quá sức.
- Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh da liễu.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh da liễu
- Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh, tia cực tím,…
Để có một làn da khỏe mạnh việc tìm hiểu về các biện pháp chữa bệnh da liễu và các biện pháp chăm sóc da là rất cần thiết.
Một số người có thể tự khỏi ở nhà nhưng một số bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ tư vấn về các bệnh da liễu mãn tính. Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh cũng như các triệu chứng cụ thể để có cách điều trị hợp lý, tránh ủ bệnh lâu khiến thêm nghiêm trọng nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.