Bệnh chàm là bệnh liên quan đến da liễu nguy hiểm, nằm trong nhóm viêm da cơ địa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gây ra tình trạng viêm da và làm da khô, ngứa, nứt nẻ và gây chảy máu. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ căn bệnh này như thế nào, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh và cách chữa trị nó như thế nào khi mắc bệnh.
1. Khái niệm bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm là một loại bệnh về da liễu, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm cho người bệnh nhưng căn bệnh này không lây truyền. Đây như một loại bệnh ngoài da mãn tính nhưng cũng có giai đoạn cấp tính và bán tính nếu xét theo cấp độ, tất cả các dạng chàm đều thuộc nhóm viêm da cơ địa nhưng không phải bị viêm da cơ địa có nghĩa mắc bệnh chàm.
Bệnh chàm dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm, ở mức độ nhẹ có thể làm cho da bị khô, ngứa ngáy, bong tróc, trường hợp nặng sẽ khiến da chảy máu không chỉ gây đau mà còn mất thẩm mỹ.
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như da đầu, mặt, trán, bàn tay, bàn chân, âm hộ, bìu…
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh chàm do 3 nhóm nguyên nhân gây ra:
Do cơ địa
Bệnh chàm có tính chất di truyền nếu người trong gia đình vì bệnh này hay đã từng bị thì thế hệ sau có nguy cơ mắc phải bệnh cũng cao. Hoạt động của cơ thể bị rối loạn như các chức năng bài tiết, tiêu hóa, rối loạn thần kinh, nội tiết cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm.
Ngoài ra, những người từng mắc các bệnh như thận, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm tai… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Do dị nguyên
Những người phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như xi măng, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, phân hóa học hay dị ứng với các đồ sinh hoạt như quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len… cũng tăng nguy cơ.
Nguyên nhân gây bệnh chàm cũng có thể do ăn phải những thức ăn lại hay dị ứng, với một số loại như tôm, cua cá biển, mực… hoặc thiếu vitamin do chế độ ăn hàng tháng thiếu cân bằng.
Do sức đề kháng cơ thể yếu
Nếu sức đề kháng của bạn suy yếu cũng có thể làm tình trạng bệnh chàm dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh chàm có nhiều loại như chàm tiếp xúc, chàm khô, chàm da mỡ… mỗi loại có những triệu chứng, dấu hiệu khác nhau, cần quan sát kỹ để phân biệt nó. Bệnh thường tiến triển theo 5 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Tấy đỏ da
Bệnh chàm bắt đầu với những triệu chứng như màng đỏ, đám đỏ hơi nề, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa. Sau đó, bề mặt da xuất hiện những hạt sần nhỏ có màu hơi trắng, lấm tấm như hạt kê và tạo thành mụn nước.
Giai đoạn 2: Nổi mụn nước
Các nốt mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều, kích thước nhỏ, có chiều hướng lan rộng thành những mảng chi chít, dày đặc. Các mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, nông và tự vỡ với các dịch trong, có nhiều đợt mụn nước đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác.
Giai đoạn 3: chảy nước, lên da non
Bệnh chàm ở giai đoạn này có thể vỡ do bệnh nhân gãi, dập vỡ tự nhiên, lỗ chỗ nhiều vết trợt, dễ bị bội nhiễm. Sau khi các tổn thương như giảm viêm, giảm chảy dịch, xung huyết…sau đó, da non được hình thành lớp da nhẵn bóng, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm màu hơn.
Giai đoạn 4: Bong vảy da, liken hóa, hằn cổ trâu
Lớp da non được tái tạo tự rạn nứt, càng ngày càng sẫm màu, bề mặt xù xì thô ráp, sờn nền cứng cộm, bong vảy thành những mảng dày hay vụn như cám. Giai đoạn cuối cùng của bệnh chàm khiến lớp da dày lên hình thành các hằn rõ ràng có sẩn dẹp ở giữa nếp hằn, ngứa dai dẳng không dứt.
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp Đông y
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Bệnh chàm có thể được trị bằng việc rửa vùng da bị bệnh với các nguyên liệu như cây kinh giới, lá hòa mỗi vị 30g, lá đinh lăng 22g, lá vông 20g, lá hương như 12g, lá mít 15g.
Cách dùng: Rửa hết những vị thuốc thật sạch, sau đó cho vào ấm đun sôi để nguội, sử dụng thuốc này rửa vào vùng da tổn thương mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: bồ công anh, thổ phục linh, sài đất mỗi vị 20g, hạ liên châu, cam thảo mỗi vị 12g, bạch chỉ nam, thương nhĩ, hạ khô thảo mỗi vị 16g, hương nhu trắng 6g, cúc hao 10g…
Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên, mỗi thang chia thành 3 lần uống, nó có tác dụng kháng viêm, tiêu độc giúp cơ thể giải nhiệt rất tốt cho việc điều trị bệnh chàm.
- Bài thuốc số 3
Các vị thuốc gồm: cành châu, ngân hoa, sâm đại hành, xương bồ, kinh giới, nam hoàng bá mỗi vị 16g; liên kiều, hoàng kỳ, phòng phong mỗi vị 12g, thổ phục linh 20g.
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên và chia thành 3 lần uống, sử dụng tới khi thấy vết chàm khô lại và hết ngứa thì dừng lại.
Phương pháp Nam y
Bệnh chàm có thể cũng được chữa trị với các bài thuốc nam hay một số loại cây có tác dụng:
- Bài số 1
Nguyên liệu được sử dụng gồm: kim ngân hoa, vỏ cây núc nác, thổ phục linh, thanh ngâm vỏ, ké đầu ngựa…Các vị thuốc này phải được kê đơn theo đúng liều lượng và tình trạng bệnh chàm.
Thực hiện: Bạn có thể sắc thành nước uống hàng ngày trước khi ăn và chia đều thang thuốc vào các bữa, duy trì trong thời gian dài.
- Bài số 2
Bài thuốc này không chỉ chữa bệnh chàm thông thường mà còn với những dấu hiệu khác như đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, da xanh xao nhợt nhạt.
Nguyên liệu: đẳng sâm, ý dĩ nhân, cúc hoa, trần bì, cam thảo… sắc lấy nước uống, bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết kiện tỳ và thanh trừ thấp nhiệt.
- Bài số 3
Bài thuốc này để người bị bệnh chàm có thể ngâm rửa với tác dụng giảm ngứa, sát trùng, làm sạch làn da diện rộng với xuyên tiêu, hoa xổi quế, hành lá lấ nguyên cây và rễ hoặc với các vị hương nhu, lá khổ sâm, vỏ cây hòe, cây núc nác…Hai bài thuốc này có thể sử dụng xen kẽ hoặc bổ sung cho nhau.
- Một số nguyên liệu phổ biến khác trong cuộc sống
Lá ổi:
Lá ổi là vị thuốc có tính ẩm, vị chát có hiệu quả giải độc, hút độc và cầm máu…hay được dùng với những người bị bệnh chàm, viêm da cơ địa, bệnh viêm nhiễm ngoài da, tiêu chảy… Lá ổi được rửa sạch, đun sôi rồi đổ ra chậu nhỏ đợi nước nguội bớt thì dùng nước ổi ngâm cho vùng da bị chàm và dùng bã lá ổi chà nhẹ lên những vùng da.
Sau khi ngâm 15-20 phút, bạn lau khô rồi thoa thêm một số loại thuốc kết hợp để điều trị bệnh tốt hơn và nên thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ
Lá trà xanh:
Nó không chỉ có tác dụng làm đẹp đối với chị em mà trị được các loại bệnh ngoài da an toàn, hiệu quả, vị thuốc dân gian có chứa chất kháng khuẩn, chống oxy hóa.
Lấy 100g lá trà đem nấu nước sôi khoảng 10 phút thì chắt nước ra chậu, để cho nguội bớt hoặc pha thêm với nước lạnh, ngâm vùng da bị tổn thương cùng với đó có thể lấy tay chà nhẹ lên vùng da, cho nước ngấm vào nhưng không để làm xước.
Kiên trì thực hiện biện pháp này có thể giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả.
Lô hội:
Gel của cây kết hợp với 2-3 giọt tinh dầu vitamin E, sau khi được loại hỗn hợp này thì bôi lên vùng da bị chàm, để cho khô rồi rửa lại bằng nước ấm. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này 2 lần một tuần.
Nghệ có tác dụng tốt trong việc làm đẹp và điều trị bệnh chàm với 1 muỗng bột nghệ hòa tan vào cốc nước sôi. Bạn có thể đun hỗn hợp này với lửa nhỏ 10 phút, để nguội, bạn có thể uống hoặc bôi lên vùng da bị chàm, bạn có thể sử dụng 2 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nghệ với sữa để tạo thành hỗn hợp sền sệt và bôi lên vùng da khoảng 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bạn cần biết đến cách phòng ngừa bệnh chàm để bệnh không tái phát hoặc không gây tàn phế cho bệnh nhân:
Các tổ chức xã hội cần quan tâm tới việc tổ chức và khám bệnh thường xuyên, phát hiện nguyên nhân để ngăn ngừa sự xuất hiện, giải quyết vấn đề môi trường như bệnh nghề nghiệp, chất xúc tác liên quan đến cơ địa của những người bị dị ứng cơ địa.
Những người chưa mắc bệnh chàm cần có một cơ thể khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, kiêng ăn những thức ăn đồ dùng có chứa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống, các chất dễ gây dị ứng.
Khi có những dấu hiệu của bệnh tật thì cần phát hiện bệnh và giải quyết sớm, tránh dùng thuốc nặng và cần thăm dò phản ứng da của bệnh nhân, phòng bệnh tích cực ngay cả khi điều trị cũng là một biện pháp phòng bệnh tốt, thực hiện tốt chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh những loại không tốt khi đang bị bệnh chàm hay ngay cả khi lành bệnh
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ tìm ra biện pháp trị bệnh, nhằm làm giảm và hạn chế tàn phế, phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị bệnh chàm.
Bệnh chàm không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu chuyển sang mãn tính hoặc khi bị bệnh cũng gây nhiều khó chịu với bệnh nhân. Căn bệnh này gây ngứa cho da và tính thẩm mỹ không cao khiến nhiều người tự ti, ngại giao tiếp, để lâu ngày không chữa có thể thành mãn tính, dai dẳng.
Bài viết này chắc chắn sẽ giúp ích được cho bạn cũng như ai đang quan tâm đến căn bệnh chàm đáng ghét này. Với những phương pháp điều trị cũng như cách phòng tránh trên mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn đọc giả để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.