Bệnh cảm lạnh là gì? Bệnh cảm lạnh là một căn bệnh rất phổ biến có xu hướng mắc bệnh ngày càng tăng cao. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, người già khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của hệ miễn dịch yếu. Người khỏe mạnh bình thường cũng có thể nhiễm bệnh từ ba đến bốn lần trong năm.
Khái niệm
Vào thời gian chuyển giao mùa nhiều người thường bị nhiễm bệnh cảm lạnh. Do sự thay đổi bất thường của thời tiết khiến cho cơ thể không thích ứng được.
Nhiều người có sức đề kháng kém, cơ thể vốn yếu ớt thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn.
Bệnh không quá nguy hiểm với người bệnh nhưng gây cảm giác khó chịu, rất phổ biến và có xu hướng tăng cao. Bệnh cảm lạnh thường do virus gây lên.
Khiến cho cơ thể nhiễm lạnh gây lên triệu chứng mắc bệnh nhiễm lạnh có những biểu hiện giống với cảm cúm.
Chính vì vậy nhiều người hay nhầm lẫn bệnh cảm lạnh với cảm cúm. Dẫn đến định hướng điều trị sai khiến cho bệnh lâu khỏi, tiến triển nặng thêm.
Những làm thế nào để phân biệt bệnh cảm lạnh với cảm cúm. Cà hai bệnh đều có những triệu chứng lâm sàng như sổ mũi, ho khan, ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi, sởn da gà, người mệt mỏi, đau họng…
Tuy nhiên người mắc bệnh cúm thường có cảm giác đau nhức cơ thể, có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi đi kèm với hiện tượng sốt.
Còn đối với bệnh càm lạnh thì bệnh nhân có những biểu hiện hắt hơi, nước mũi chảy nhiều. Nước mũi có màu xanh hoặc màu vàng do sự nhiễm trùng gây lên.
Nguyên nhân
Do nhiễm virus
Bệnh cảm lạnh thường mắc vào thời kỳ giao mùa, thời thiết thay đổi bất thường, tạo điều kiên cho vi khuẩn, virus phát triển nhanh chóng.
Cơ thể suy yếu dễ bị virus xâm nhập khiến người mắc bệnh cảm lạnh. Có nhiều loại virus gây bệnh nhưng theo nghiêm cứu thì virus rhinoviruses là nguyên nhân phổ biến gây bệnh cảm lạnh ở người.
Lây lan qua đường hô hấp
Virus xâm nhập vào cơ thể người theo đường hô hấp như: mũi, miệng, mắt, tai,…Bên cạnh đó bệnh có xu hướng lây lan từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, nói chuyện,…
Vì vậy ngươi mắc bệnh cảm lạnh nên đeo khẩu trang tránh lây bệnh cho người khác và bảo vệ bản thân tránh nhiễm thêm virus.
Do dùng chung đồ với người bệnh
Bệnh do virus gây lên chính vì vây đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh cảm lạnh có chứa virus gây bệnh. Khi dùng chung đồ với người bệnh như: khăn mặt, khăn tắm, điện thoại, chăn, gối, bát đũa,..người bên cạnh có nguy có mắc bệnh cao hơn.
Virus từ đồ vật lây lan qua tay người bên cạnh xâm nhập vào cơ thể khiến họ mắc bệnh cảm lạnh.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch yếu khiến cho cơ thê không thể chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là virus. Khả năng chống chọi lại virus giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thời gian giao mùa
Đây là khoảng thời gian vi khuẩn, virus phát triển mạnh, cộng thêm sức đề kháng giảm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Hút thuốc
Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do nhiễm khuẩn cao hơn qua đường hô hấp ho hệ hô hấp suy yếu do thuốc lá phá hủy. Vì vậy để có sức khỏe khỏe mạnh thì bạn cần có cuộc sống lành mạnh không khói thuốc.
Do yếu tố tuổi tác
Theo thống kê thì số người mắc bệnh cảm lạnh thì trẻ em và người cao tuổi thường nhiễm bệnh nhiều hơn và có tần xuất nhiễm nhiều hơn. Đối với người lớn, khỏe mạnh, bình thường thì ít khả năng nhiễm bệnh hơn.
Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Những người mắc bệnh cảm lạnh thường có những biểu hiện, triệu chứng như dưới đây cần lưu ý:
Hắt hơi, sổ mũi
Người mắc bệnh cảm lạnh có các biểu hiện hắt hơi nhiều, mũi bị tắc lại do đó giọng nói có phần ngọng, nói giọng mũi.
Đi kèm với biểu hiện hắt hơi là hiện tượng sổ mũi, nước mũi thường ra nhiều. Dịch nước mũi đặc quánh có màu đậm như xanh hoặc vàng.
Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn dẫn đến mũi bị kích thích tiết ra dịch nhày nhiều hơn. Đây là hiện tượng người bệnh đã mắc bệnh cảm lạnh nặng.
Cảm cúm cũng có hiện tượng nghẹt mũi, tuy nhiên khi người bệnh có triệu chứng sổ mũi, tắc mũi thì có khả năng cao mắc bệnh cảm lạnh hơn.
Cơ thể khó chịu, bứt rứt
Đối với bệnh nhân mắc cảm lạnh thường có cảm giác khó chịu, bứt, rứt, với việc hắt hơi, sổ mũi. Khi bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến ho khan, ho có đờm, đau họng, do dịch đờm ở mũi mắc ở họng.
Bệnh không gây cảm giác mệt mỏi như cảm cúm, người bệnh vẫn có thể làm những công việc hằng ngày bình thường. Còn với người cảm cúm, bệnh nhân thường mệt mỏi, cơ thể như bị rút hết sức lực.
Các triệu chứng khác
Khi bệnh tiến triển nặng hơn điều trị mãi không khỏi có thể dẫn đến các hiện tượng như: sốt cao kéo dài, nhiệt độ ngày càng tăng, không có hiện tượng thuyên giảm bệnh, đau đầu, hoa mắt, thở khò khè, đau tai, lơ mơ, ăn không ngon, rối loạn ý nhận thức,… Thì cần đến bệnh viên khám ngay.
Lưu ý: Người mắc bệnh cảm lạnh không có cảm giác lạnh, nhiều người thường nhầm lẫn cảm giác ớn lạnh là do mắc bệnh cảm lạnh. Nhưng đây là một biểu hiện của cảm cúm do hiện tượng sốt cao khiến có thể dễ sởn da gà khi gặp lạnh, ra gió.
Phương pháp điều trị
Đông y
Bài thuốc: Cháo tía tố, hàng và gừng tươi
Thành phần: tía tô 20g, hành tươi 20g, gừng 12g, 1 bát gạo.
Cách dùng: đem nấu gạo thành cháo, xắt nhỏ tía tô và hành tươi, nghiền nát gừng tươi. Sau đó cho múc cháo ra mỗi bát, trộn thêm các nguyên liệu vừa xắt ở trên vào bát.
Nêm thêm gia vị và ăn nóng, đồng thời kết hợp xông hơi tiết mồ hôi bằng cách đắp chăn, xông khí nóng,…
Công dụng: Gừng có tính cay, nóng giúp xông nhiệt cơ thể tiết mồ hôi thải độc ra ngoài cơ thể. Kết hợp với tía tô có tính hạ nhiệt, nóng lạnh kết hợp hài hòa, giúp cho cơ thể không phát sốt.
Hành tươi có chức năng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, ăn với cháo nóng giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Với bài thuốc đơn giản giúp cho người mắc bệnh cảm lạnh nhanh chóng khỏi bệnh mà không cần uống thuốc. Đồng thời bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giải quyết tình trạng thiếu nước khi ốm.
Nam y
Bài thuốc: Gừng tươi với rượu trắng
Thành phần: rượu trắng, gừng tươi 1 củ.
Cách dùng: đem gừng tươi rửa sạch, lột vỏ, nghiền nát, sau đó xào nóng gừng với ít rượu trắng. Đổ hỗn hợp ra một túi vải sạch, sau đó đánh khắp người để tiết mồ hôi.
Công dụng: Bài thuốc có tác dụng xông cơ thể, giúp cơ thể tiết mồ hôi, thải chất độc ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Tính nóng của gừng và rượu khiến cho mồ hôi đổ ra nhiều hơn, nhanh hơn, tác động trị bệnh hiệu quả hơn.
Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh cảm lạnh rất phổ biến, trong năm một người có thể mắc bệnh đến 2 – 3 lần. Bệnh không gây nguy hiểm đến cơ thể nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.
Để bảo vệ sức khỏe cơ thể và làm những điều mình thích thì bạn nên có những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả:
Chế độ ăn uống hợp lý
Có chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt vào thời gian chuyển mùa. Nên bổ sung vitamin, rau xanh, hoa quả và protein đầy đủ cho cơ thể.
Các thực phẩm tốt cho cơ thể nên ăn nhiều như: bông cải xanh, cà chua, cà rốt, rau cải xong, thịt gà, thịt bò, sữa và các chế phẩm từ sữa. Người mắc bệnh cảm lạnh không nên ăn đồ hải sản như tôm, cua, cá,…khiến cơ thể dị ứng làm suy yếu dễ mắc bệnh cảm lạnh.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, khiến cơ thể chống chọi lại mọi bệnh tật. Người khỏe mạnh bình thường có nguy cơ mắc bệnh ít hơn hẳn so với người có sức khỏe yếu.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Thường xuyên rửa tay trước và sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay với xà phòng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trên tay và cơ thể. Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ tránh để vi khuẩn phát triển, tấn công cơ thể.
Giữ không gian nhà ở thông thoáng, sạch sẽ
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian nhà ở thông thoáng sạch sẽ, khô ráo, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh lúc chuyển mùa.
Tránh tiếp xúc với người bệnh
Nên tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài hạn chế sự tấn công của vi khuẩn qua đường hô hấp. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh cảm lạnh như: cốc uống, khăn tắm, bát đũa,…
Tập thói quen dùng khăn giấy
Mỗi khi hắt xì, sổ mũi cần dùng giấy để tránh lan vi khuẩn sang người khác, đồng thời đeo khẩu trang bị mắc bệnh cảm lạnh.
Một số biện pháp khác
Uống thuốc giảm đau.
Uống siro ho trị long đờm, dịu cơn đau ở họng.
Bổ sung nhiều vitamin C.
Bổ sung kẽm cho cơ thể, bằng việc bổ sung thực phẩm chữa kẽm, và uống sữa,…
Sử dụng thuốc xịt mũi giúp đường mũi thông thoáng, long đờm, trị nhanh chứng nghẹt mũi, sổ mũi,…
Trên đây là thông tin về bệnh cảm lạnh. Mong các bạn đã có những kiến thức cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp bảo vệ cơ thể khi thời tiết giao mùa.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.