Bệnh viêm hạch bạch huyết là một dạng bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên sưng lên ở cơ thể của người bệnh.
Chính các vùng da bị sưng này sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh nếu người bệnh không được chữa trị và phòng chống kịp thời sẽ gây ra những hậu quả không ngờ tới.
Do vậy điều quan trong nhất để chữa trị dứt điểm và tránh những điều khó chịu thì chúng ta nên phát hiện và chữa trị kịp thời.
Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng chống bệnh viêm hạch bạch huyết thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh viêm hạch bạch huyết là gì?
Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm sưng ở các mạch bạch huyết. Đây là loại bệnh thường thấy ở các căn bệnh rắc rối do vi khuẩn gây nên.
Bệnh viêm hạch bạch huyết có thể nổi ở khắp cơ thể nhưng chủ yếu tập trung vào vùng cổ, nách, bẹn.
Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đôi với vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể. Chúng chữa các tế bào bạch huyết và có chức năng là giữ lại các chất từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Khi đó các hạch này có thể bị viêm và sưng lên.
Bệnh viêm hạch bạch huyết có thể dấu hiệu bị nhiễm trùng nghiệm trọng và lây lan nhanh chóng. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Ai cũng có khả năng mắc bệnh viêm hạch bạch huyết nếu không có lỗi sống sạch sẽ, không kể tuổi tác hay giới tính.
Tuy nhiên bệnh thường gặp chủ yếu ở những người co sức đề kháng kém hay hệ miễn dịch yếu hơn. Tuy nhiên bạn cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm.
Nếu tình trạng sưng hạch bạch huyết không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn nổi ngày càng nhiều, cần phải đi khám để được chữa trị ngay lập tức.
Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nguy hại đến an toàn sức khỏe và cơ thể.
2. Nguyên nhân
Theo các chuyên gia nguyên nhân mắc bệnh viêm hạch bạch huyết có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu vẫn là do nhiễm trùng gây nên:
Do nhiễm trùng
Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm hạch bạch huyết. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng phổ biến gồm virus gây bênh, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm.
Virus sẽ tấn công làm suy yến dần hệ miễn dịch và khi hệ miễn dịch phản ứng lại thì nó sẽ làm sưng hạch vùng bạch huyết. Bệnh sưng hạch bạch huyết thường xuất hiện khi bị cảm cúm và sốt.
Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng và sưng hạch bạch huyết chủ yếu là do mèo cào, các loại vi khuẩn giang mai, vi khuẩn gây viêm phổi, vi khuẩn có thể lây qua con đường tình dục.
Bệnh nhân bị thương chưa được sát trùng khiến vết thương nhiễm khuẩn, hay bệnh nhân nhiễm HIV/ADIS, bênh nhân nhiễm khuẩn, nấm,… chính là nguyên nhân gây bệnh.
Những người mắc bệnh ung thư hay người có sức đề kháng kém
Rất nhiều loại ung thư có thể gây viêm hạch bạch huyết. Đó có thể là các loại ung thư được bắt nguồn từ các hạch bạch huyết hoặc ở các tế bào máu.
Đó có thể là các dạng ung thư di căn từ các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh. Các tế bào ung thư ác tính di căn, xâm nhập vào cơ thể đến vùng hạch bạch huyết chèn ép các tế bào rồi gây sưng và viêm.
Tế bào bị viêm nhiễm
Ngoài ra, các nguyên nhân gây viêm hay các tế bào bị viêm nhiễm cũng có thể khiến cho hệ miễn dịch bị rối loạn, gây suy yếu và có thể mắc một số bệnh trong đó có bệnh viêm hạch bạch huyết.
Các bệnh gây nên viêm nhiễm bao gồm: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hoặc có thể mẫn cảm với một số loại thuốc.
Các nguyên nhân khác
Có rất nhiều nguyên nhân khác ít phổ biến hơn cũng có thể gây viêm hạch bạch huyết như cấy ghép nội tạng, bệnh u hạt, và một số bệnh khác.
Tuy nhiên, viêm hạch bạch huyết không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Đôi khi, viêm hạch bạch huyết cũng là dấu hiệu bình thường của cơ thể con người khiến người bệnh sưng một số chỗ.
Với người trưởng thành trẻ, hạch sưng nhỏ dưới cằm hoặc vùng háng cũng có thể là dấu hiệu bình thường.
Nhưng một số nguyên nhân gây tình trạng bệnh không hề thuyên giảm mà còn sưng nhiều hơn vì vậy người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế sớm nhất.
Lúc này người bệnh sử dụng thuốc linh tinh mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến gây nên bệnh nghiêm trọng hơn. Nhớ cần khám chữa triệt để tránh để lại di chứng sau này.
Cũng có rất nhiều trường hợp, nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết không thể xác định được mà cần tiến hành thăm khám và xét nghiệm cụ thể.
3. Các triệu chứng bệnh
Bệnh viêm hạch bạch huyết có rất nhiều triệu chứng và tình trạng nổi hạch cũng khác nhau do nguyên nhân gây bệnh cũng như vị trí nổi hạch cũng rất khác nhau.
Có người có thể không bị nổi bất kỳ hạch nào nhưng khi đi khám bác sĩ mới vô tình phát hiện ra bị viêm hạch.
Đôi khi hạch bạch huyết có thể bị sưng, căng tức và cảm thấy đau nhức. Triệu chứng thường gặp của viêm hạch bạch huyết bao gồm:
- Dị ứng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách và háng, sưng các mô.
- Các triệu chứng của đường hô hấp trên như sốt, chảy nước mũi, đau họng. Người bệnh có thể nhức đầu, chán ăn, suy nhược hoặc các triệu chứng khác do nhiễm độc.
- Sưng phù ở vùng chân hoặc cổ chân, có thể là dấu hiệu cho thấy hệ bạch huyết bị tắc nghẽn.
- Đổ mồ hôi vào ban đêm.
- Hạch bạch huyết cứng và mở rộng hơn bình thường, có thể là dấu hiệu báo trước một khối u.
Có rất nhiều hạch ở nhiều người thường sưng ở các vùng khác nhau của cơ thẻ như: cổ, phía sau gáy, tai, dưới hàm, phía trên xương đòn, nách hoặc xung quanh bẹn.
Thường gặp nhất là các hạch ở hai bên cổ hoặc phía dưới hàm.
4. Phương pháp điều trị bệnh
Điều trị bệnh viêm hạch bạch huyết phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bênh. Mỗi nguyên nhân lại có cách điều trị khác nhau. Nhưng trong một số trường hợp người bệnh không cần điều trị:
- Người trưởng thành khỏe mạnh, có thể có khả năng chống trọi với vi khuẩn hay các bệnh do nhiễm trùng.
- Trẻ em- vì hệ miễn dịch ở trẻ đang được hoàn thiện nên có thể bị sưng hoặc viêm hạch bạch huyết là thường xuyên nên bó mẹ trẻ cũng không cần quá lo lắng nhiều.
Điều trị viêm bằng đông y
- Trà gừng
Thành phần và cách làm: Gừng, đường. Chúng ta nghiền gừng thành cho nhỏ, sau đó đun sôi với nước cho thêm ít đường hoặc cam thảo để dùng chung.
Tác dụng: Trà gừng có tác dụng điều trị sưng hạch bạch huyết một cách tự nhiên. Bạn nên uống thuốc này hai lần trên ngày hay bổ sung gừng vào thực phẩm hằng ngày để đem lại hiệu quả điều trị hiệu quả.
- Dùng đá lạnh chườm
Các thực hiện: Lấy một miếng vải mềm cho ít đá vào trong rồi nghiền nhỏ. Khi đá vỡ thành từng mảng nhỏ thì sử dụng túi đá chườm lên vùng sưng hạch.
Tác dụng: đá lạnh có tác dụng làm giảm đau, viêm làm dịu vùng lên hạch. Lưu ý không chườm quá lâu khiến da tê cóng không có tác dụng. Chườm 30s để nghỉ rồi lại làm tiếp.
- Mật ong
Thành phần: Mật ong
Tác dụng: Mật ong từ trước đến nay có khả năng kháng khuẩn mạnh nên sử dụng mật ong để điều trị bệnh viêm hạch bạch huyết rất tốt.
Đặc biệt nó còn có khả năng chống lại các nhiễm khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong cơ thể. Vì vậy sử dụng mật ong hàng ngày sẽ giúp bạn giảm sưng hạch bạch huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thế.
Điều trị bằng nam y
- Giấm táo mật ong
Thành phần: Giấm táo và mật ong.
Tác dụng: Giấm táo khác với giấm thông thường vì nó có nhiều axit axetic hơn có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể kích thích sự phát triển của lợi khuẩn.
Đồng thời thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể khiến cơ thể khỏe mạnh. Kết hợp với mật ong có khả năng kháng khuẩn. Đấy là lý do tại sao uống giấm táo với mật óng có tác dụng sưng hạch bạch huyết hiệu quả.
5. Cách phòng ngừa
Để tránh mắc sưng hạch bạch huyết khi đang nhiễm bệnh bạn nên chú ý các điều sau:
- Trao đổi ngay với bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu sưng hạc vùng bạch huyết. Vì khi bạn nhận biết được bệnh càng sớm thì sẽ tìm được cách chữa trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.
- Giữ gìn sức khỏe tốt, có thói quen sống lành mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn và virus gây bệnh.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể, tăng sức đề kháng để phòng chống bệnh tốt hơn.
- Tránh việc lao động quá sức khi đang bị bệnh.
- Nếu các tuyến bị sưng đau có thể dùng chiếc khăn nhúng nước nóng vào vùng bị sưng để giảm cảm giác đau rát của bệnh.
- Nếu tình trạng nổi hạch đi kèm với việc sốt cao, ra mồ hôi, sút cân mà không có những dấu hiệu nhiễm trùng bên ngoài cơ thể thì bệnh nhân nên được đưa đến phòng khám sớm nhất có thể.
- Ngoài ra bệnh nhân bị nhiễm trùng và được điều trị rồi nhưng vẫn còn nổi hạch thì cũng nên đi gặp bác sĩ sớm nhất.
- Nếu một bệnh nhân đang bị ung thư, hoặc đã được điều trị một loại ung thư nào đó trong quá khứ và phát hiện ra mình bị nổi hạch ở khu vực ung thư thì người bệnh nhân đó cũng nên tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp ích một phần cho bạn để bạn có thể hiểu hơn về bệnh viêm hạch bạch huyết.
Trong suốt quá trình điều trị nếu chúng ta phát hiện ra những biểu hiện bất thường cần gặp ngay bác sĩ để có cách khắc phục hiệu quả.
Nếu muốn được điều trị và tư vấn trực tiếp bạn nên đến các cơ ở y tế gần nhất để được gặp trực tiếp các bác sĩ ở đây.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.