Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp

Bệnh rối loạn nội tiết tố: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

Mỹ Hạnh by Mỹ Hạnh
07/09/2020
in Bệnh thường gặp
0
1
SHARES
243
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Bệnh rối loạn nội tiết tố: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

Rối loạn nội tiết tố là bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, không chỉ riêng chị em phụ nữ. Rối loạn nội tiết tố gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý cũng như khả năng sinh sản của cả phụ nữ và nam giới.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

Vì thế, bài viết sau xin cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh rối loạn nội tiết tố, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Mục lục bài viết

  1. 1. Rối loạn nội tiết tố là gì?
  2. 2. Nguyên nhân
    1. Stress, căng thẳng quá mức
    2. Ngủ ít, thức khuya
    3. Biếng ăn hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng
    4. Do hấp thụ các hóa chất độc hại
    5. Sử dụng các loại thuốc tránh thai
    6. Sử dụng các loại mỹ phẩm không an toàn
    7. Tuổi tác
  3. 3. Dấu hiệu nhận biết
    1. Dấu hiệu nhận biết ở nữ giới
    2. Dấu hiệu nhận biết ở nam giới
  4. 4. Phương pháp điều trị bệnh
    1. Điều trị bằng phương pháp Đông Y
    2. Điều trị bằng phương pháp Nam Y
  5. 5. Cách phòng ngừa

1. Rối loạn nội tiết tố là gì?

Trong cơ thể nói chung luôn tồn tại một hệ thống nội tiết. Nhiệm vụ chính của hệ thống này là tiết ra các hormone và cùng với hệ thống thần kinh điều chỉnh sự chuyển hóa, cũng như chức năng sinh lý trong cơ thể con người.

Bệnh rối loạn nội tiết tố là tình trạng lượng hormone tiết ra quá nhiều hoặc quá ít, phá vỡ sự cân bằng của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của con người.

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nội tiết tố, tuy nhiên những yếu tố sau đây được xem là nguyên nhân cơ bản gây nên căn bệnh này, cụ thể:

Stress, căng thẳng quá mức

Nếu bạn gặp các vấn đề về tâm lý như stress, áp lực, căng thẳng… sẽ gây mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Chính vì thế, căng thẳng và stress kéo dài sẽ khiến bạn mắc bệnh rối loạn nội tiết tố.

Stress kéo dài dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố
Stress kéo dài dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố

Ngủ ít, thức khuya

Ngủ ít, thiếu ngủ do thức khuya dậy sớm có thể gây ảnh hưởng đến 10 loại hormone khác nhau trong cơ thể. Đặc biệt là phải kể đến hormone estrogen và testosterone.

Do đó, ngủ ít là nguyên nhân khiến các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng và rối loạn.

Biếng ăn hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng

Bệnh rối loạn nội tiết tố do nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới.

Nếu các chị em ăn kiêng hoặc biếng ăn, chế độ ăn uống thiếu chất béo và các chất dinh dưỡng khác sẽ khiến vùng dưới đồi và tuyến yên truyền tín hiệu đến buồng trứng.

Kết quả là buồng trứng sẽ ngừng sản xuất estrogen. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới.

Do hấp thụ các hóa chất độc hại

Các loại hóa chất độc hại đi vào cơ thể chúng ta theo nhiều con đường khác nhau như: Ăn uống phải thực phẩm bẩn, làm việc trong môi trường ô nhiễm, mỹ phẩm, các sản phẩm đồ gia dụng…

Cơ thể tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến các hormone, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.

Sử dụng các loại thuốc tránh thai

Rối loạn nội tiết tố do sử dụng thuốc tránh thai chỉ gặp ở nữ giới. Thuốc tránh thai là một dạng estrogen tổng hợp.

Vì thế, khi sử dụng thuốc tránh thai sẽ khiến hàm lượng estrogen tăng lên, đồng thời làm giảm lượng progesterone. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố nữ.

Sử dụng các loại mỹ phẩm không an toàn

Đây là yếu tố nguyên nhân chỉ gặp phải ở những chị em thường xuyên trang điểm và dùng mỹ phẩm.

Hầu hết các loại mỹ phẩm đều có thành phần gây cưỡng chế đối với cơ thể, có thể khiến việc sản xuất hormone yếu dần và mất đi sự cân bằng. Nếu các chị em thường xuyên trang điểm sẽ rất dễ mắc bệnh

Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân gây rối loạn, suy giảm nội tiết tố ở cả nam và nữ giới. Cụ thể, nồng độ hormone tăng nhanh khi các bạn bước sang tuổi dậy thì và giảm nhanh khi tuổi tác lớn dần.

Trong quá trình lượng hormone tăng và giảm nhanh sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.

3. Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết ở nữ giới

  • Thường xuyên mắc các bệnh phụ khoa

Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như: kinh nguyệt không đều, thống kinh, ung thư cổ tử cung… tương đối cao.

  • Tăng sản tuyến vú

Vai trò chính của tuyến vú là điều tiết hormone estrogen. Vì thế nếu mắc bệnh sẽ gây ra hiện tượng tăng sản tuyến vú hoặc bệnh ung thư vú.

  • Mọc mụn nhiều

Mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến cơ thể không thực hiện tốt chức năng thải độc qua da. Nên các chất độc hại sẽ tích tụ lại trên da khiến da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị mụn.

Vì thế, nếu da đột nhiên nổi nhiều mụn thì có thể bạn đã bị rối loạn nội tiết tố.

Mọc nhiều mụn là triệu chứng thường gặp khi bị  rối loạn nội tiết tố
Mọc nhiều mụn là triệu chứng thường gặp khi bị  rối loạn nội tiết tố
  • Tăng cân nhanh chóng

Tăng cân nhanh chóng và mất kiểm soát là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh rối loạn nội tiết tố. Và hiện nay vẫn chưa có những lý giải cụ thể về hiện tượng này.

  • Rậm lông

Dù là nam giới hay phụ nữ, hệ thống nội tiết của cơ thể đều đồng thời sản xuất, giải phóng cả hormone androgen và estrogen, điều này tạo ra những đặc trưng riêng của mỗi phái.

Mất cân bằng nội tiết tố ở nữ giới sẽ khiến androgen được sản xuất ra nhiều hơn, dẫn đến tình trạng lông mọc rậm rạp.

Dấu hiệu nhận biết ở nam giới

  • Suy giảm ham muốn tình dục

Khi nam giới bị rối loạn và suy giảm nội tiết tố sẽ dần mất đi ham muốn tình dục, thậm chí các quý ông có thể nhận thấy bản thân rất khó đạt được khoái cảm khi quan hệ.

  • Xuất tinh sớm và rối loạn cương dương

Nam giới mắc bệnh rối loạn nội tiết tố thường đi liền với các hiện tượng như: xuất tinh sớm, dương vật không thể cương cứng hoặc chỉ có thể cương lên trong thời gian ngắn, dương vật cương cứng không hoàn toàn.

  • Trầm cảm

Nam giới mắc bệnh thường bị trầm cảm, mệt mỏi và căng thẳng kéo dài, mất ngủ, kém tập trung trong công việc…

  • Rụng tóc

Nếu rối loạn nội tiết tố nam là do suy giảm lượng hormone androgen thì sẽ gây nên hiện tượng rụng lông, rụng tóc, cơ bắp chảy xệ.

Rụng tóc là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố thường gặp ở nam giới
Rụng tóc là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố thường gặp ở nam giới
  • Mọc mụn

Không chỉ nữ giới nổi nhiều mụn khi bị rối loạn nội tiết tố mà ngay cả nam giới cũng bị. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố khiến cơ thể không thể thải độc tố ra ngoài, chúng sẽ tích tụ lại trên da gây tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

4. Phương pháp điều trị bệnh

Điều trị bằng phương pháp Đông Y

  • Bài thuốc 1

Chuẩn bị và thực hiện: Tri mẫu, nữ trinh tử, tiên linh tỳ, hạn liên thảo mỗi vị 12g; đương quy, tiên mao mỗi vị 10 g.

Cách thực hiện: Sắc chung các vị thuốc trên với một lượng nước vừa phải, chia ra uống ngày 2 lần.

Công dụng: Tư âm thanh nhiệt; thích hợp với những chị em mắc bệnh rối loạn nội tiết tố do thận âm hư với các triệu chứng như: kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh nhiều hoặc ít, tắc kinh đột ngột, chóng mặt, miệng khô, táo bón…

  • Bài thuốc 2

Chuẩn bị và thực hiện: Sinh địa, nữ trinh tử, bạch thược mỗi vị 12g; hoàng linh, bạch cúc, táo nhân mỗi vị 9g, sinh long mẫu 30g.

Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống.

Công dụng: Tư thận bình can tiệm dương. Thường được áp dụng cho những trường hợp bị rối loạn nội tiết tố do âm hư can vượng.

  • Bài thuốc 3

Chuẩn bị và thực hiện: Hoàng kỳ, đảng sâm, thục địa mỗi vị 20g; chế hương phụ và đương quy mỗi vị 12g; bột ngao, sơn thù du, a giao sao vàng, than kinh giới mỗi vị 10g; bạch truật sao 15g; than quán trung 5g; than mộc nhĩ đen 6g; cam thảo 3g.

Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống 2 lần/ ngày.

Công dụng: Ôn bổ thận dương; giúp cân bằng nội tiết tố cho những trường hợp bị thận dương dư với các triệu chứng như: kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, chân tay mát lạnh, mệt mỏi, mạch nhược…

Điều trị rối loạn nội tiết tố bằng phương pháp Đông Y
Điều trị rối loạn nội tiết tố bằng phương pháp Đông Y

Điều trị bằng phương pháp Nam Y

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố bằng tỏi

Công dụng: Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày mà còn giúp tăng cường và cân bằng nội tiết tố. Do đó tỏi được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng khi bị rối loạn nội tiết tố.

Cách sử dụng: Các bạn có thể ăn tỏi sống, hoặc tăng cường sử dụng tỏi trong các món ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh rối loạn nội tiết tố.

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố bằng súp lơ xanh

Công dụng: Súp lơ xanh là loại thực phẩm giàu DIM – hợp chất có công dụng loại bỏ lượng estrogen độc hại ra khỏi cơ thể (estrogen độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, môi trường ô nhiễm)

Cách sử dụng: Rất đơn giản, bạn có thể ép lấy nước uống, hay chế biến thành các món xào hoặc canh và ăn hàng ngày.

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố bằng ích mẫu

Công dụng: Ích mẫu có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và cân bằng lượng nội tiết tố trong cơ thể.

Cách sử dụng: Dùng lá ích mẫu non nấu canh hoặc cháo và ăn trong ngày; vừa giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột vừa giúp cân bằng nội tiết tố.

5. Cách phòng ngừa

Bệnh rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của người bệnh. Vì thế để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa bệnh rối loạn nội tiết tố, cụ thể:

  • Xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội…
  • Sắp xếp công việc một cách khoa học, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng và stress
Tập thể dục hàng ngày để phòng ngừa rối loạn nội tiết tố
Tập thể dục hàng ngày để phòng ngừa rối loạn nội tiết tố
  • Ăn đủ bữa, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và một lượng chất béo vừa phải, cân đối giữa thịt và rau củ… để quá trình sản xuất nội tiết tố hoạt động tốt hơn. Đồng thời cũng nên bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Sử dụng các loại thực phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là nên dùng thực phẩm hữu cơ và rau tự trồng.
  • Với những chị em thường dùng mỹ phẩm trang điểm, nên sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu nổi tiếng, không mua các loại sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
  • Sử dụng thuốc tránh thai và các loại thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại. Nếu buộc phải tiếp xúc thì cần có biện pháp phòng tránh.

Trên đây là những thông tin về bệnh rối loạn nội tiết tố, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này và chủ động có biện pháp phòng ngừa bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nghi ngờ là bị rối loạn nội tiết tố thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh sớm nhất, tránh những biến chứng không đáng có.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

19/10/2020

Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

19/10/2020

Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

18/10/2020
Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo

Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?

15/10/2020

Bệnh liệt dương – vô sinh: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

11/10/2020

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

05/10/2020

Bệnh suy tim: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

04/10/2020

Bệnh ung thư đại trực tràng: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng chống

03/10/2020

Bệnh viêm não Nhật Bản: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

02/10/2020

Bệnh chấn động não: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

01/10/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In