Bệnh u hạch bạch huyết được xem là một bệnh ung thư. Thông thường các tế bào máu trắng sẽ chết đi khi già và cơ thể sẽ sản sinh ra tế bào mới.
Theo thời gian, các tế bào mới có thể sẽ không còn khả năng chống lại nhiễm trùng. Điều này là vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng. Dưới đây là một số thông tin về bệnh u hạch bạch huyết.
1. Bệnh u hạch bạch huyết là gì?
U hạch bạch huyết là dị tật của hệ thống bạch huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi vị trí của cơ thể. Đặc biệt, u hạch bạch huyết có thể xuất hiện trên 90% ở trẻ dưới 2 tuổi và hay gặp ở vùng đầu, cổ.
U hạch bạch huyết có thể xảy ra từ khi còn bé (bẩm sinh) được chuẩn đoán trước sinh, trong thời kỳ mang thai, qua siêu âm thai hoặc mắc phải (sau chấn thương), viêm hoặc tắc nghẽn bạch huyết, thường phát hiện tình cờ hoặc bệnh nhân có biểu hiện đau nhẹ tại vùng tổn thương.
U bạch huyết được phân loại thành ba loại: u bạch huyết dạng mao mạch, dạng hang và dạng nang.
U bạch huyết dạng mao mạch
U bạch huyết mao mạch bao gồm các mạch bạch huyết có kích thước nhỏ, u thường nằm trong lớp biểu bì da.
U bạch huyết dạng hang
Bao gồm các mạch bạch huyết giãn, u bạch huyết dạng hang hay xâm lấn các mô xung quanh.
U bạch huyết dạng nang
Thường có kích thước lớn, chứa đầy chất dịch giàu protein, màu vàng chanh. U bạch huyết dạng nang cũng có thể được phân loại thành các nhóm nang nhỏ, nang lớn, loại hỗn hợp tùy theo kích thước của u nang.
U bạch huyết dạng nang nhỏ: bao gồm nhiều nang và thể tích mỗi nang nhỏ hơn 2 cm3.
U bạch huyết dạng nang lớn bao gồm nhiều nang và thể tích mỗi nang lớn hơn 2cm3.
U bạch huyết loại hỗn hợp chứa nhiều nang kích thước to nhỏ khác nhau và thể tích mỗi nang lớn hoặc nhỏ hơn 2cm3.
U bạch huyết hiếm gặp, chiếm 4% các khối u mạch máu ở trẻ em. Mặc dù u bạch huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 50% gặp ở trẻ sơ sinh và 90% u bạch huyết gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
2. Nguyên nhân
Do tắc nghẽn hệ thống bạch huyết
Nguyên nhân trực tiếp của lymphangioma là sự tắc nghẽn của hệ thống bạch huyết từ thời kỳ bào thai, mặc dù các triệu chứng có thể không phát hiện được trong giai đoạn mang thai của người mẹ cho đến khi em bé được sinh ra.
Tắc nghẽn này được cho là gây ra bởi một số yếu tố, bao gồm: mẹ sử dụng rượu bà mẹ và nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.
Do rối loạn gen
U bạch huyết dạng nang có thể bị ngay ở những tháng đầu của thai kỳ và thường liên quan đến các rối loạn về gen như hội chứng Noonan và hội chứng 3 nhiềm sắc thể 13, 18, 21.
Hội chứng Turner, hội chứng Down đã được tìm thấy ở 40% bệnh nhân với u bạch huyết dạng nang.
U bạch huyết dạng hang cũng xuất hiện trong giai đoạn phôi thai, có thể gặp ở mặt, thân mình, chân, tay. Các tổn thương này thường phát triển với một tốc độ nhanh chóng, tương tự như u máu.
Không có lịch sử gia đình của u bạch huyết dạng hang được mô tả.
3. Triệu chứng và biến chứng
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Có ba loại u bạch huyết với các triệu chứng biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào kích thước và độ sâu của các mạch bạch huyết bất thường.
- U bạch huyết dạng mao mạch thường thấy ở bề mặt da, thường là do bất thường về cấu trúc mạch bạch huyết, tổn thương là những cụm mụn nhỏ có màu từ hồng đến đỏ sẫm.
Tổn thương lành tính và chỉ cần điều trị khi ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhiều.
- U bạch huyết dạng hang thường thấy ngay từ khi mới sinh, đôi khi cũng gặp ở lứa tuổi lớn hơn.
Tổn thương thường nằm sâu dưới da và tạo khối lồi lên bề mặt da, hay gặp ở vùng cổ, lưỡi, môi. Kích thước có thể từ vài mm đến vài cm.
Trong một số trường hợp tổn thương u bạch huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động nhất là khi khối u to ở chân hoặc tay. Các tổn thương u bạch huyết thường không gây đau hoặc đau nhẹ.
Các biến chứng của bệnh u hạch bạch huyết
- Bệnh có thể gây ra chảy máu nhỏ, viêm mô tế bào tái phát và rò rỉ dịch bạch huyết.
- Nếu u bạch huyết dạng nang có kích thước lớn ở vùng cổ có thể gây khó nuốt, các rối loạn hô hấp và nhiễm trùng.
- Bệnh nhân u bạch huyết dạng nang nên được phân tích di truyền tế bào để xác định xem có bất thường nhiễm sắc thể không để mẹ sẽ được tư vấn di truyền trong những lần mang thai sau.
- Các biến chứng sau khi phẫu thuật cắt bỏ nang bạch huyết có thể gặp là tổn thương các cấu trúc cơ quan vùng cổ, nhiễm trùng và bệnh tái phát.
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp Nam y
Nguyên liệu: Bao gồm cây xạ đen, cây bạch hoa xà thiệt thảo, cây bán chi liên…
Tác dụng: Hai vị thuốc này là những vị thuốc có tác dụng cô lập và kìm chế sự phát triển của u hạch, bán chi liên có tác dụng xổ tiêu.
Đây là bài thuốc nam cổ được sử dụng nhiều trong dân gian, làm giảm rõ ràng tác dụng phụ của thuốc, tăng cường sức khỏe.
Làm chậm quá trình phát triển khối u, tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa tái phát và di căn, ngăn ngừa hình thành mạch máu mới tại khối u.
Đồng thời, tăng cường sức đề kháng, chống oxi hóa, cân bằng nội mô tế bào, sản xuất chất kháng viêm kháng u nên đồng thời giúp dự phòng nhiều bệnh khác.
Phương pháp Đông y
Tùy theo các triệu chứng của bệnh có thể dùng các bài thuốc như ôn bệnh điều biện bao gồm thang thang, hoàng liên, đan sâm, nguyên sâm, sinh hoàng, mạch đông, trúc diệp tâm sắc uống một ngày một thang.
Bài thuốc này đem lại hiệu quả khá cao trong việc điều trị bệnh u hạch bạch huyết. Trong đó, bao gồm việc thanh di thấu nhiệt, dưỡng âm hoạt huyết.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các bài thuốc khác, đơn cử như sắc sinh địa, kim ngân hoa, huyền sâm, bồ công anh mỗi loại 20g, cùng 10g địa cốt bì, 12g xích thược, 16g sơn đậu căn, 12g hồ hoàng liên, 16g thăng ma và 8g cam thảo.
Ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ, các bạn còn có thể sử dụng mật ong để điều trị u hạch bạch huyết. Bạn cần một cốc giấm táo, một cốc mật ong và một tép tỏi xay nhuyễn.
Trộn đều các nguyên liệu và để trong tủ lạnh trong năm ngày. Sau đó, trước khi ăn sáng, bạn có thể dùng một thìa cà phê hỗn hợp này.
Ngoài ra, bạn có thể trộn mật ong và tỏi cùng hành tây, để trong một tuần trước khi ăn mỗi sáng. Bên cạnh đấy bạn có thể sử dụng trà hoa cúc dại, tỏi, chanh, giấm táo để hỗ trợ điều trị bệnh.
5. Các biện pháp phòng tránh
- Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên môn cao ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh u hạch bạch huyết. Các dấu hiệu này gồm các tình trạng sưng ở cánh tay, cổ chân, bàn tay, ngón tay, cổ hoặc ngực.
- Không nên tắm nước nóng quá lâu: không để phần tay hoặc chân có khả năng bị u bạch huyết tiếp xúc với nước nóng, hơi nóng hoặc những nơi có nhiệt độ cao. Nếu muốn tắm bồn nước nóng, bạn nên tránh ngâm tay vào nước.
- Không dùng túi chườm nóng hoặc các phương pháp điều trị bằng nhiệt khác.
- Không nên mát – xa quá mạnh ở vùng có nguy cơ bị u hạch bạch huyết. Nhiệt độ cao và mát – xa sẽ đẩy chất lỏng của cơ thể về vùng nhạy cảm, từ đó kích thích bệnh u hạch bạch huyết.
- Không mang vác vật nặng hoặc đeo túi nặng trên vai. Để phục hồi sau phẫu thuật hoặc điều trị u hạch bạch huyết, bạn nên dùng bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể để mang vác vật nặng.
Bạn nên cẩn thận để tránh tạo áp lực lớn do vật nặng lên bộ phận có nguy cơ bị u hạch bạch huyết.
- Không mặc quần áo và trang sức quá chật. Nếu đồng hồ, nhẫn, vòng tay hoặc các trang sức khác thắt quá chặt, bạn nên tháo ra hoặc ngừng đeo.
- Ngoài ra nên mặc quần áo rộng và không gây cản trở chuyển động. Tránh mặc áo có cổ chật nếu có nguy cơ u hạch bach huyết ở vùng đầu và cổ.
- Không quấn hoặc thắt cà vạt quá chặt quanh cổ cánh tay, chân, cổ tay và các bộ phận khác trên cơ thể có thể gây tích tụ và các bộ phận khác trên cơ thể có thể gây tích tụ chất lỏng ở khu vực đó.
Nâng tay, chân lên cao:
Nếu có nguy cơ bị mắc bệnh u nang hạch bạch huyết, bạn nên nâng cao phần tay, chân có nguy cơ mắc bệnh lên cao nhất có thể. Cách này giúp ngăn chất lỏng tích tụ về tay, chân để tránh gây sưng.
Thay đổi tư thế:
Không ngồi hoặc đứng một chố quá lâu. Thay vào đó, bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên.
Áp dụng chế độ ăn cân bằng và ít muối.
Mỗi bữa ăn nên có 2 – 3 phần hoa quả và 3 – 5 phần rau củ. Ăn thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống từ ngũ cốc nguyên hạt, cơm, rau củ quả tươi. Tốt nhất nên tránh tiêu thụ thức uống chứa chất cồng
Duy trì chế độ cân bằng, tập thể dục và tuân thủ đúng nguyên tắc là chìa khóa quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh u bạch huyết.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh u hạch bạch huyết như khái niệm, nguyên nhâm dấu hiệu và cách phòng, chữa bệnh hiệu quả.
Chúng tôi mong rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn và người thân phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này và có một sức khỏe thật tốt.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.