Da là một cơ quan ngoài cùng cơ thể, giúp bao phủ toàn bộ các bộ phận khác từ đầu đến chân. Tuy nhiên ở trẻ em thường cơ quan da khá yếu và dễ bị tổn thương, kết hợp với thời tiết và các yếu tố bên ngoài dễ gây ra bệnh nhiễm trùng da.
Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết, hãy cùng theo dõi nhé.
1. Khái niệm bệnh nhiễm trùng da là gì?
Bệnh nhiễm trùng da là một căn bệnh thường gặp nhất, khi da tiếp xúc trực tiếp với những vi khuẩn có hại, dẫn đến tình trạng vi khuẩn cư trú ở một số bộ phận như nang lông, tuyến mồ hôi….
Khi không được vệ sinh sạch sẽ lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.
Đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ cơ quan da yếu, các bộ phận chưa phát triển hết và chưa có sức đề kháng nhiều như người lớn nên sẽ dễ bị mắc bệnh hơn, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu như không được điều trị kịp thời.
Bệnh nhiễm trùng da tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, tùy vào tình hình da và cơ địa sẽ gây nên những vết thương khác nhau cũng như những hậu quả về thẩm mỹ nếu không phòng tránh và điều trị.
2. Nguyên nhân
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng gây ra bệnh nhiễm trùng da là do điều kiện thời tiết.
Khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào mùa nóng sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, kết hợp với bụi bẩn ngoài môi trường, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển trên chính da của mình nên dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng da.
Ngoài ra khi da tiết ra nhiều mô hôi nhưng không thoát ra được dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tuyến mô hôi, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Khi đó nếu cọ sát mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra nhiễm trùng da.
Do môi trường và điều kiện sống quá chật chội, ẩm ướt, bí bách mà độ tuổi của trẻ nhỏ hay nô đùa ra mồ hôi, nghịch bẩn nên dễ bị nhiễm khuẩn.
Hơn vậy, khi các bậc phụ huynh không chú ý và tắm rửa sạch cho bé hàng ngày khiến vi khuẩn vẫn còn tồn tại và phát triển trên da của bé, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về da một cách nghiêm trọng.
Ngoài ra khi vệ sinh tắm rửa cho bé sử dụng sữa tắm nhưng không tắm kỹ hết lớp sữa tắm còn tồn đọng khiến các hóa chất trong sữa tắm vẫn còn trên da dễ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nặng đến làn da nhạy cảm của bé nhà bạn.
3. Biểu hiện và triệu chứng
Với bệnh nhiễm trùng da thì thời gian đầu chưa phát triển, phải trả qua nhiều bệnh khác nếu bệnh đó không được chữa trị, vi khuẩn dễ xâm nhập, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.
Biểu hiện của bệnh có thể thông qua một triệu chứng sau:
Bệnh mụn nhọt
Bệnh mụn nhọt là tình trạng vị viêm sâu xung quang phần nang lỗ chân lông, với biểu hiện hình thành một cục sưng to, cứng trên da.
Sờ vào thấy đau, nếu tình trạng nhẹ thì vài ngày thì xẹp, nhưng nếu nặng thì sẽ bị mưng mủ với một nhân mủ màu vàng và hoại tử ở trung tâm phần sưng lên.
Đến thời điểm mụn nhọt già đi, nếu không được nặn một cách cẩn thận và sát trùng thì dễ bị nhiễm vi khuẩn, gây ra lở loét lúc này dễ bị nhiễm trùng da.
Mụn nhọt thường mọc chủ yếu là ở mông, tay, chân, cổ,.. đặc biệt là những vùng da hay tiếp xúc với nước, ẩm ướt, trẻ hay ra nhiều mồ hôi, vệ sinh da kém.
Bệnh chốc
Chốc là một căn bệnh về da, hay còn được biết đến là bệnh nhiễm trùng nông ở vùng da. Hay gặp ở lứa tuổi học mẫu giáo, khi ăn uống vệ sinh ở môi trường tập thể không sạch sẽ nên dễ bị mắc bệnh.
Biểu hiện bệnh là cảm thấy ngứa ngáy, mọc mụn nước, phận bóng nước thì có quầng viêm đỏ ở xung quanh.
Để một thời gian thì mụn nước này sẽ chuyển sang thành mụn mủ rồi tự bể đi, còn lại phần nhân mủ đóng viền xung quanh nếu không được chú ý và điều trị kịp thời thì không chỉ gây ra tình trạng nhiễm trùng da, mà còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhu nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp,…
Bệnh viêm kẽ
Bệnh viêm kẽ thường xuất hiện ở trẻ em vào mùa nắng nóng, chủ yếu là những trẻ mắc bệnh béo phì và trẻ đang độ tuổi còn bú.
Triệu chứng cụ thể là trên da xuất hiện các dát màu đỏ hoặc hồng nhìn thấy khá rõ trên da, kèm theo đó là bị rỉ dịch bên trong dẫn đến tình trạng bé bị ngứa ngáy và khó chịu, có thể thấy ở phần sau tai, nếp cổ, kẽ ngón tay, vùng bẹn,…
Do cơ thể bé tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, khi có sự cọ xát liên tục, mặc tã thường xuyên và kết hợp với sức nóng của thời tiết dễ gây ra tình trạng bệnh viêm kẽ nặng, lâu dần da bị loét ra và dẫn tới tình trạng nhiễm trùng da.
Viêm nang lông nhiễm trùng
Bệnh viêm nang lông nhiễm trùng là một biểu hiện da bị nhiễm trùng ở phần nông của nang lông.
Xuất hiện ở hầu hết vùng da có lông trên cơ thể, với triệu chứng có thể thấy được như mọc mụn mủ, mụn sẩn ở bề mặt da, xung quanh thì có quầng viêm đỏ và xuyên qua lông.
Nếu bệnh viêm nang ở thể nhẹ thì sau khi lành chỉ để lại sẹo nhưng nếu sâu thì dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng da và nhiều căn bệnh về da khác.
Với một số bệnh trên biểu hiện đều là những biểu hiện giai đoạn đầu khi mắc bệnh nhiễm trùng da, nhưng nếu phát hiện kịp thời và điều trị thì chủ yếu chỉ để lại sẹo.
Còn nếu có biểu hiện như sốt cao, cảm giác đau tăng dần, dịch ở vết thương tiết ra nhiều có mùi hôi,..thì đều là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng da nặng.
4. Phương pháp điều trị
Với bệnh nhiễm trùng da ở mức nhẹ thì có thể điều trị ngay tại nhà, nhưng nếu phát hiện bệnh trở nặng thì nên đưa đến cơ sở y tế để điều trị. Những trường hợp nhẹ có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà sau đây.
Điều trị bằng thuốc Đông Y
Ngoài những phương pháp điều trị bằng y học hiện đại thì có thể tham khảo một số bài thuốc Đông Y sau:
- Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng
Cách dùng: Đem các nguyên liệu và ngâm cùng với nước sạch để vệ sinh trực tiếp lên da. Có công dụng sát khuẩn, làm mềm vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa vết thương lan rộng hơn.
- Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ
Cách dùng: Lấy tang bạch bì, thiên mã hồ, bí đao tán thành bột và trộn với mật ong để bôi trực tiếp ngoài da.
Giúp làm mềm vết thương và loại bỏ vùng da bị thương, tái tạo lại tế bào dưới da, tăng cường sức đàn hồi cho da và dương da min màng chắc khỏe.
Điều trị từ thuốc Nam
Ngoài ra thì thấy trẻ có những biểu hiện của những căn bệnh trên ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số cách tự nhiên như:
- Sử dụng dung dịch chiết xuất từ hạt bưởi, giúp vệ sinh sạch sẽ cơ thể, hạn chế và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Nên pha loãng dung dịch với nước ấm rồi mới vệ sinh trực tiếp lên cơ thể.
- Mật ong: Trong mật ong có rất nhiều dưỡng chất giàu peroxide, có khả năng kháng sinh rất tốt. Nên có thể cho bé uống hàng ngày với lượng vừa đủ sẽ làm vết thương nhanh lành hơn.
- Tỏi có công dụng rất tốt trong việc điều trị các dạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nên có thể cho bé sử dụng nhiều thực phẩm có tỏi, hoặc tinh dầu tỏi để điều trị các vết thương.
- Quế có công dụng rất tốt trong việc điều trị nấm, cũng như giúp làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Vậy nên có thể cho bé sử dụng tinh dầu quế để giúp điều trị bệnh nhiễm trùng da giai đoạn đầu.
5. Cách phòng tránh
Để có thể bảo vệ làn da của bé, cũng như tránh được những căn bệnh về da thì mọi người hãy áp dụng những phương pháp bảo vệ sau đây:
- Luôn giữ da bé trong trạng thái khô thoáng, vì nếu da bé luôn ẩm ướt sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng da.
Vậy nên có thể tắm cho bé -2 lần/ ngày thật sạch sẽ, mỗi khi thấy da bé ra mồ hôi thì dùng khăn mỏng lau khô để đảm bảo da bé luôn được khô thoáng, sạch sẽ.
- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa, phòng ngủ cho bé thật sạch sẽ thông thoáng để hạn chế bị ẩm thấp và vi khuẩn xâm nhập.
Thường xuyên thay chăn ga gối đệm để các loại vi khuẩn có hại không có cơ hội để sinh sôi và phát triển.
- Khử trùng ngay bằng những loại thuốc kháng sinh nếu da bé bị xước, để tránh được tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng da.
Hãy luôn trang bị trong nhà mình một tủ y tế với đầy đủ loại thuốc cần thiết như kháng sinh, để có thể điều trị và phòng chữa bệnh bất kỳ lúc nào.
- Thường xuyên thay quần áo cho trẻ cũng là một cách giúp hạn chế các bệnh về da.
Khi thấy bé ra nhiều mồ hôi, hay tè dấm, áo quần ẩm ướt thì nên thay ngay cho bé để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và làn da nhạy cảm của trẻ.
- Thường xuyên cho bé đi thăm khám định kỳ ở các trung tâm y tế, ngoài ra thì khi thấy bé có các biểu hiện bệnh lạ thì nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vậy trên là những thông tin mả chúng tôi đưa ra về bệnh nhiễm trùng da, qua bài viết này chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.
Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi ở trên đã cung cấp thêm kiến thức giúp các bậc phụ huynh có thể bảo vệ và chăm sóc bé yêu của mình thật tốt nhé.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn hãy đến gặp bác sĩ và các chuyên gia để được tư vấn cụ thể về bệnh nhiễm trùng da nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.