Bệnh hôi miệng là một căn bệnh phổ biến hiện nay, tuy không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe nhưng gây cho người mắc bệnh cảm giác thiếu tự tin cũng như ảnh hưởng đến tâm lý khi giao tiếp.
Vậy nguyên nhân mắc bệnh là do đâu và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông tin ở bài viết sau để để khắc phục kịp thời một cách hiệu quả.
1. Bệnh hôi miệng là bệnh gì?
Hôi miệng là một bệnh lý xuất hiện ở miệng, liên quan tới các loại vi khuẩn hình thành và phát triển thành các mảng bám xung quanh trong miệng kết hợp với cao răng không được vệ sinh sạch do sự phân hủy của các protein trong thức ăn dư thừa thành axit amin nên từ đó miệng sẽ sản sinh ra mùi hôi rất khó chịu.
Với bệnh hôi miệng biểu hiện rất rõ ràng, khi thở, khi nói luôn ảnh hướng tới quá trình giao tiếp hằng ngày, gây khó chịu cho người đối diện cũng như khiến người mắc bệnh cũng mất tự tin.
Bệnh hôi miệng xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, mọi giới tính nên đa số thường không thể tránh khỏi nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
2. Nguyên nhân
Để hiểu rõ hơn về tình trạng hôi miệng thì chúng ta cần phải hiểu được vì sao và nguyên nhân gây ra hôi miệng là gì để điều trị cũng như phòng tránh, bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu sau đây.
- Cao răng:
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hôi miệng, với các mảng thức ăn khi nhai còn dính trên răng lâu ngày không được vệ sinh, làm sạch dần dần sẽ hình thành nên cao răng, là nơi chứa nhiều vi khuẩn sinh sống và sản sinh ra mùi hôi miệng khó chịu.
- Mắc các bệnh về răng miệng:
Nếu bạn đang mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nha chu,… thì cũng dễ gây ra chứng hôi miệng.
- Ăn các thức phẩm có mùi đặc trưng dễ bị hôi miệng như hành, tỏi, cá,.. nếu không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sau khi ăn thì sẽ gây ra mùi khó chịu.
- Hút thuốc lá cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều cao răng, dẫn đến ống píp bị giảm nước bọt làm hơi thở có mùi khó chịu và nặng mùi.
- Chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách, đặc biệt là việc đánh răng trước và sau khi ngủ dậy không đúng phương pháp hoặc không thường xuyên cũng dẫn đến bệnh hôi miệng.
Khi các mảnh vụn thức ăn sẽ không được tiêu diệt, khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sống và phát triển ngay bên trong miệng của bạn.
- Viêm nhiễm cơ quan hô hấp như ung thư phổi, viêm cuống họng mũi hoặc bệnh viêm xoang,… hay các bệnh lý khác như trào ngược dịch vị dạ dày, thực quản dễ dẫn đến ợ chua.
Nếu để lâu ngày không chữa trị cũng gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Khô miệng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng vì tình trạng khô miệng là do tình trạng lượng nước bọt tiết ra ít, trong khi đó vai trò của nước bọt có khả năng giúp làm sạch và loại bỏ một phần các hạt gây ra tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Rất nhiều người khi đã mắc bệnh hôi miệng nhưng không hề hay biết, đến khi người khác lên ý kiến than phiền mới nhận ra. Để mọi người có thể phát hiện và điều trị sớm chứng hôi miệng thì một số biểu hiện sau đây sẽ giúp bạn.
Miệng bị khô, tiết ít nước bọt: Đây là một trong những dấu hiệu mà mọi người có thể biết được mình đang gặp chứng bệnh hôi miệng. Vậy nên khi thấy biểu hiện này thì cần đi bác sĩ nha khoa để được điều trị kịp thời.
- Hơi thở xuất hiện mùi khó chịu:
Biểu hiện nay rất dễ dàng có thể nhận thấy, cũng như là trở ngại trong giao tiếp. Nên khi miệng, hơi thở có mùi khó chịu hoặc bạn có thể kiểm tra bằng cách hà hơi vào tay của mình và ngửi thử nếu đúng thì nên đi điều trị sớm.
- Dễ mắc các bệnh về răng miệng:
Bạn hãy kiểm tra xem mình có đang mắc các bệnh về răng miệng không như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,.. thì nên đi điều trị triệt để cả bệnh về răng miệng cũng như cả bệnh hôi miệng.
Xuất hiện nhiều mảng bám trên răng, hay còn gọi là cao răng mà mắt thường cũng nhìn thấy được. Vậy nên hãy ra các trung tâm nha khoa để kiểm tra và được điều trị kịp thời.
4. Phương pháp điều trị
Sau khi hiểu được bệnh hôi miệng là gì, nguyên nhân thì chính mọi người có thể tự điều trị bằng một số phương pháp Đông Y, Tây Y hoặc thuốc Nam sau đây.
Điều trị bằng Đông Y
Đối với điều trị bệnh hôi miệng theo Đông Y thì còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra hôi miệng sẽ đưa ra các phương thuốc khác nhau.
Ví dụ như: Nếu nguyên nhân gây hôi miệng do hở tâm vị ở dạ dày thì có thể sử dụng cây đinh hương, cam thảo, tế tân, quê tâm, xuyên khung với tỉ lệ tùy theo mức độ bệnh và bác sĩ sẽ kê đơn.
Chỉ cần đun cô đặc lại và dùng để súc miệng ngậm một lúc rồi nhổ ra, vào buổi sáng hoặc tối trước và sau khi đi ngủ thường xuyên sẽ giúp điều trị một cách hiệu quả.
Ngoài ra nếu nguyên nhân mắc bệnh do các bệnh viêm xoang dẫn đến hôi miệng thì có thể sử dụng:
Bạc hà, tế tân, phòng phong, bạch chỉ, khương hoạt, chích cam thảo theo tỉ lệ tùy theo mức độ rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng một lần với 1 khoảng 1 muỗng cà phê và một chút nước nóng để thuốc đặc lại.
Ngậm vào miệng mỗi buổi sáng, sau một lúc thì có thể nuốt luôn. Sau một thời gian thì bệnh hôi miệng được điều trị tận gốc.
Điều trị bằng thuốc Nam
- Sử dụng trà xanh:
Lấy lá chè xanh nhai và ngậm trong miệng khoảng vài phút cho đến lúc nước bọt tiết ra nhiều, hấp thụ những dưỡng chất bên trong lá trà xanh giúp chống hôi miệng thì có thể nuốt xuống.
- Lá mùi tàu:
Trong lá mùi tàu có các chất giúp kích thích hệ tiêu hóa khá tốt, đặc biệt giúp phân hủy các loại vi khuẩn và khí trướng ở trong miệng giúp mạng lại hơi thở tràn đầy tự tin.
Chỉ cần dụng lá mùi tàu đem sắc với nước rồi thêm ít muối dùng để súc miệng hàng ngày là hiệu quả.
- Gừng:
Gừng có tính ấm và có mùi thơm nên khi pha nước trà gừng tươi uống hàng ngày sẽ giúp hơi thở thơm hơn.
- Nước muối:
Muối có tính sát khuẩn cao nên nếu sử dụng thường xuyên sáng và tối, trước và sau khi ngủ thì sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn gây hôi miệng, giúp tự tin hơn khi giao tiếp.
Với các bài thuốc Nam trên thì chỉ mang tính hiệu quả tạm thời, nếu không áp dụng thường xuyên thì bệnh hôi miệng vẫn sẽ tái phát, nên cần dùng các phương pháp chữa trị tại các trung tâm nha khoa để được điều trị tận gốc.
5. Cách phòng tránh
Khi biết được những tác hại và nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng thì để không mắc bệnh thì hãy phòng tránh bằng những phương pháp đơn giản sau:
Đánh răng trước và sau khi ngủ:
Mỗi người hãy tự tập cho mình thói quen đánh răng ít nhất hai lần/ngày để giúp làm sạch răng, loại bỏ những vi khuẩn, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng giúp bảo vệ răng săn chắc và có được hơi thở thơm tho.
Sử dụng chỉ nha khoa:
Ngoài việc đánh răng thì chỉ sạch xung quanh phía khoang miệng, vậy nên khi kết hợp với chỉ nha khoa sẽ giúp lấy các mảng bám tồn tại trong khe răng mà khi đánh răng không lấy hết được.
Súc miệng đúng cách:
Sau khi đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thì hãy dùng thêm nước súc miệng để loại bỏ hết tất cả vi khuẩn trong miệng lẫn kẽ răng.
Hãy sử dụng các loại nước súc miệng không chứa cồn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cũng như không nên tự pha nước muối ở nhà để súc miệng, vì muối ở nhà chưa được khử trùng nên sẽ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn và nguy cơ gây viêm nhiễm.
Uống nhiều nước mỗi ngày:
Vì cơ thể chúng ta đa số là nước nên khi thiếu nước sẽ gây ra tình trạng khô miệng, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.
Vậy nên cần bổ sung cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể tràn đầy năng lượng, không khô miệng và giảm thiểu tình trạng hôi miệng.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng hãng ngày cũng quyết định nhiều đến năng lượng của cơ thể.
Có nhiều thực phẩm giúp phòng tránh bệnh hôi miệng rất tốt như ăn nhiều rau xanh, các loại củ ( trừ những loại gây mùi như tỏi, hành, hẹ,…), ăn nhiều trái cây nhiều vitamin C như dứa, ổi, xoài, cam, quýt,…
Không hút thuốc lá, chất kích thích:
Thuốc lá với chất kích thích như cafein có rất nhiều hoạt chất gây mùi hôi khó chịu cho răng miệng, gây ra tình trạng vàng răng, nhiều cao răng.
Vậy nên không muốn mắc bệnh hôi miệng, gây tự ti thì ngay bây giờ nên từ bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng chất kích thích để bảo vệ chính sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Vậy trên là tổng hợp những thông tin cần thiết về bệnh hôi miệng, qua đó thì mọi người hoàn toàn có thể biết được nguyên nhân tại sao và cách điều trị, phòng tránh như thế nào. Hi vọng qua bài viết này đã giúp mọi người có thêm kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình của mình.
Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về căn bệnh hôi miệng này thì bạn hãy tìm gặp ngay đến bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn trực tiếp nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.