Bệnh sởi là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, nhất là đối với trẻ em thì dễ bị mắc bệnh hơn. Tuy là phổ biến nhưng nhiều người vẫn thường chủ quan, không tìm hiểu và coi là căn bệnh thông thường.
Nhưng nếu không phát hiện và sử dụng phương pháp điều trị kịp thời, sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho chính sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng.
Vậy nên những thông tin mà chúng tôi đưa ra sau đây liên quan đến bệnh sởi, hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người.
1. Bệnh sởi là bệnh như thế nào?
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh thường được lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp.
Bệnh sởi cũng có những triệu chứng như cảm sốt thông thường, nhưng sẽ còn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và kết mạc mắt, nổi phát ban,…
Sau dần sẽ khiến hệ miễn dịch của người bệnh giảm thiểu rất nhiều, và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thường xảy ra theo mùa nhất và chủ yếu phổ biến đa số ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và nhiều trường hợp người lớn cũng dễ mắc bệnh.
Đặc trưng của bệnh sởi là tốc độ lây lan rất nhanh, chỉ cần từ thời điểm mắc bệnh đến lây nhiễm sang người khác chỉ trong một ngày.
Tính đến hiện nay đã có tới 10% tỉ lệ trẻ em tử vong do bệnh sởi, và tỉ lệ mắc bệnh chiếm tới 65%. Đối với trẻ nhỏ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến biến chứng và tử vong bất cứ lúc nào.
2. Nguyên nhân
Bệnh sởi là bệnh được hình thành do virus siêu vi sởi, thường ấn náu trong mũi và họng của người bệnh. Nên rất dễ lây lan từ người này sang người khác bởi 2 cách:
- Virus tiếp xúc trực tiếp khi người bệnh nói chuyện, hắt xì hơi, ho, bắn nước bọt,… khiến người bình thường vô tình hít vào thì ngay lúc đó sẽ bị lây nhiễm.
- Trong nhiều trường hợp thì nước bọt của người bệnh tiếp xúc vào đồ đạc, vật dụng xung quanh. Nên khi bạn vô tình chạm vào và đưa trực tiếp lên miệng, mũi đồng thời sẽ khiến virus sởi xâm nhập vào cơ thể.
Trong các trường hợp nếu người bệnh chưa tiêm phòng vacxin sởi, sẽ khiến cơ thể không có sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại bệnh.
Thì tới 90% sẽ bị mắc bệnh, và nếu không phát hiện điều trị bệnh sởi kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
3. Triệu chứng và biểu hiện
Biểu hiện của bệnh sởi thường giống với bệnh sốt phát ban, nên nhiều người thường chủ quan và không đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp càng khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Khi virus mới tiếp xúc thì chưa có biểu hiện cụ thể, đây là giai đoạn virus ủ bệnh và mất khoảng 2 tuần thì mới có những biểu hiện ra bên ngoài như:
- Sốt nhẹ rồi đến nặng dần, ho khan, ho không có đờm, nước mũi chảy, mắt đỏ, khó chịu khi thấy ánh sáng hay nóng, cơ thể bị nổi hạch, đau cổ họng, đâu đầu.
Ngoài ra thì bệnh sởi sẽ có những biểu hiện qua 4 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ virus bắt đầu ủ bệnh: Thường chỉ có biểu hiện sốt nhẹ
- Thời kỳ khởi phát:
Là giai đoạn bệnh dễ lây lan nhất, kéo dài từ 3-5 ngày với các triệu chứng như: Sốt từ 39-40 độ C, sốt cao kèm theo co giật, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau nhức xương khớp, kết mạc mắt đỏ, ho có đờm, khàn giọng, sợ ánh sáng, hắt hơi, sổ mũi, nhiều trường hợp còn gây ra triệu chứng tiêu chảy.
- Thời kỳ phát ban:
Bắt đầu xuất hiện triệu chứng phát ban đầu tiên ở sau tai, dần dần lan đến má, ngực, bụng và các chi trên trong khoảng 24 giờ.
Sau 1 ngày thì ban bắt đầu lan dần xuống lưng, xuống tay và sau cùng là xuống 2 chân. Các nốt ban có màu hồng nhạt, thường kết thành từng mảng, khi ấn mạnh vào thì mất.
Trong các trường hợp bệnh nặng còn kèm theo tình trạng chảy máu mũi, xuất huyết đường tiêu hóa.
- Thời kỳ phục hồi bệnh:
Bắt đầu các nốt ban lặn và biến mất dần, đề lại những vết thâm đen do phát ban ở trên da.
4. Cách điều trị
Hiện nay bệnh sởi không quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt việc áp dụng những bài thuốc y học cổ truyền luôn được lựa chọn nhiều.
Vậy nên sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh sởi hiệu quả bằng thuốc Đông Y và thuốc Nam như:
Điều trị bằng Đông Y
Do bệnh sởi phát triển theo 4 thời kỳ nên sẽ có những bài thuốc tương tự sau
- Bài thuốc điều trị bệnh sởi giai đoạn đầu
Nguyên liệu: Sinh khương 2 lát, quế chi 5g, thăng ma 6g, lô căn 9g, kim ngân hoa 9g, tang diệp 5g, thuyền thoái 2g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, tây hà liễu 6g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, kinh giới 3g, tiền hồ 3g
Cách thực hiện: Lấy tất cả nguyên liệu đem sắc cùng với 1 lít nước sạch, cho đến khi chỉ còn khoảng tầm 200ml. Chia thành 4 lần uống trong ngày trước khi ăn, nên uống khi thuốc còn ấm sẽ có hiệu quả cao hơn.
- Điều trị bệnh sởi ở giai đoạn thứ 2
Nguyên liệu: Kinh giới tuệ 4g, cát cánh 6g, hạnh nhân 6g, hoàng cầm 6g, thuyền thoái 6g, bạc hà 30g, lô căn 12g, sinh thạch cao 18g, liên kiểu 10g, kim ngân hoa 10g.
Cách thực hiện: Cũng tương tự như bài thuốc trên và chia đều ngày uống 3 lần trước khi ăn, kiên trì trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rất nhiều.
- Điều trị bệnh sởi ở giai đoạn thứ 3
Nguyên liệu: Sử dụng gia bột linh dương giác 1g, có thể hòa cùng với hai bài thuốc trên để cho bệnh nhân sử dụng.Mỗi ngày sẽ uống 1 thang và chia thành 4 lần uống trong ngày.
Ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc: Đại thanh diệp 6g, thuyền thoái 6g, liên kiều 10g, lô căn 8g, phù bình 6g, ngưu bàng tử 8g, kim ngân hoa 12g.
Lấy các nguyên liệu đem sắc với 1,2 lít nước, cho đến khi chỉ còn khoảng 300ml để chia đều uống trong ngày và sử dụng trong 3 ngày liên tục.
- Điều trị bệnh sởi ở giai đoạn thứ 4
Nguyên liệu: Linh dương giác 6g, câu đằng 6g, gia toàn yết 3g, mạch môn 10g, sinh cam thảo 4g, đại thanh diệp 10g, thiên hoa phấn 10g, thuyền thoái 4g, hạnh nhân 6g, sinh thạch cao 10g, xuyên bối mẫu 10g. kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g.
Cách thực hiện: Sắc nguyên liệu cùng với 1,5 lít nước cho đến khi còn khoảng 500ml và chia uống 3 lần trong ngày, sử dụng liên tục trong 5 ngày liền.
Với những bài thuốc Đông Y trên thì cần phải sử dụng đúng chỉ định, liều lượng mà bác sĩ kê ra. Tránh lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân.
Điều trị bằng thuốc Nam
Cũng như điều trị theo phương pháp Đông Y, thì với những bài thuốc Nam cũng chia thành 4 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ đầu tiên mắc bệnh sởi
Nguyên liệu: Đậu cọc rào 12g, cam thảo đất 12g, rau rệu 16g, lá diếp cá 16g
Cách thực hiện: Nên lựa chọn những nguyên liệu càng tươi càng tốt, rửa sạch rồi đem đi sắc cùng với 300ml cho đến khi còn khoảng 150ml. Chia thành 2 lần uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm thì hiệu quả sẽ cao hơn.
- Thời kỳ thứ hai của bệnh sởi
Nguyên liệu: Củ sắn dây 12g, ngân hoa 16g, sài đất 16g, cam thảo đất 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, lá tre 20g.
Cách thực hiện: Lấy các nguyên liệu đem đi rửa sạch rồi đem đi sắc cùng với 600ml nước sạch, sắc cho đến khi còn lại khoảng 300ml.
Có thể chia thành nhiều lần uống, mỗi lần uống từ 30-40ml và cứ cách khoảng 3 giờ uống một lần.
- Thời kỳ thứ 3 của bệnh sởi
Nguyên liệu: Thông bạch 12g, đạm đậu xị 12g, cát căn 8g, khương hoạt 4g, phòng phong 12g, ngưu bàng 12g, thăng ma 8g, tiền hồ 8g, bạc hà 4g, kinh giới 12g.
Cách thực hiện: Lấy các nguyên liệu đem sắc cùng với 500ml cho đến khi còn 200ml, chia thành ngày uống 2 lần trước khi ăn.
Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 tháng, dùng liên tục trong vòng 1 tuần.
- Thời kỳ thứ 4 của bệnh sởi
Nguyên liệu: Trúc nhự 8g, chỉ xác 8g, la bắc tử 12g, liên kiều 12g, qua lâu nhân 8g, cam thảo 4g, bạch giới tử 8g, đởm nam tinh 12g, cát cánh 8g, đình lịch tử 12g.
Cách thực hiện cũng như tự như các bài thuốc trên, ngày chỉ sử dụng 1 thang và sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày.
5. Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả thì mọi người nên chú ý một số biện pháp sau:
Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vườn tược sạch sẽ. Nên sử dụng những dung dịch tiệt trùng mỗi lần lau dọn thay vì chỉ dùng nước, nhất là nhà vệ sinh.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ
Vệ sinh thân thể sạch sẽ không chỉ phòng ngừa bệnh sởi mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh về da khác, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì nên vệ sinh bằng nước ấm có pha thêm ít thảo dược như: Lá trà xanh, lá mùi, bồ kết,… để giúp diệt vi khuẩn.
Nên thay và giặt giũ, phơi nắng chăn ga gối, quần áo hằng ngày để giúp loại trừ vi khuẩn một cách tốt nhất.
Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh
Để tránh lây nhiễm bệnh sởi thì nên đeo khẩu trang khi ra những nơi đông người, giao tiếp với người có dấu hiệu mắc bệnh.
Nên cách ly người bệnh với người bình thường, khi thấy những biểu hiện lạ thì nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Tiêm phòng vacxin sởi định kỳ
Tiêm phòng vacxin sởi là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì nên tiêm phòng đúng thời gian quy định, đúng số lượng mũi tiêm để giúp hệ miễn dịch chống trọi được virus sởi.
Tăng cường bổ sung chất đề kháng cho cơ thể
Nên ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Đặc biệt nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có nhiều vitamin, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế sử dụng chất kích thích, thuốc lá,… để bảo vệ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Trên là những thông tin về bệnh sởi, qua đó đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biểu hiện khi mắc bệnh.Từ đó có thể đưa ra những phương pháp điều trị và phòng ngừa đúng đắn.
Tuy nhiên thì những thông tin trên chỉ mang tính chất chia sẻ, nên để có thể chắc chắn tình hình sức khỏe và triệu chứng bệnh chính xác thì nên đến trực tiếp cơ sở y tế để nhận được lời khuyên đúng nhất từ bác sĩ .
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.