Bệnh viêm đường hô hấp là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh ra sao? Luôn là những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm.
Nhất là những gia đình có con nhỏ thường sẽ quan tâm nhiều hơn, vì đây là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Nên để giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh này, cũng như biết cách điều trị và phòng ngừa thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây.
1. Bệnh viêm đường hô hấp là bệnh gì?
Bệnh viêm đường hô hấp là tình trạng các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp như mũi, họng, hầu, thanh quản và các cơ quan khác bị viêm nhiễm.
Do quá trình học tập và làm việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn, virus, môi trường ô nhiễm và các yếu tố nguy cơ khác.
Đây là một căn bệnh phổ biến hiện nay, với tỉ lệ mắc bệnh chiếm tới 65% dân số. Trong đó tỉ lệ tử vong chiếm 2% do không điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện.
Ngoài ra người lớn cũng dễ mắc bệnh, đặc biệt là những người thường tiếp xúc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi, hóa chất,… nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời rất dễ gây ra biến chứng và có thể tử vong.
2. Nguyên nhân
Theo các chuyên gia bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đường hô hấp là do tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus như: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn, một số loại nấm có hại,…
Chúng cư trú bên trong cơ quan bộ phận hô hấp như mũi, chất nhầy niêm mạc mũi họng,… sau dần sẽ xâm nhập vào tế bào niêm mạc và nhân bản số lượng, tấn công và phá hủy các tế bào bên trong cơ thể.
Ngoài ra thì còn một số nguyên nhân tác động gây ra bệnh viêm đường hô hấp như:
Sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hại cho sức khỏe, không chỉ gây ra bệnh về đường hô hấp mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Làm tổn hại đến các chức năng, cơ quan trong cơ thể như gan, thận, phổi, hệ hô hấp.
Đặc biệt là thuốc lá, vì theo nghiên cứu trong khói thuốc lá có chứa trên 4000 loại hóa chất đặc biệt là chất nicotine rất hại với phổi.
Không chỉ riêng người hút mới mắc bệnh, mà người ngoài hít phải cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn là người hút.
Đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh đường hô hấp nếu thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
Làm việc quá sức, căng thẳng
Trong nhiều trường hợp cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, căng thẳng cũng dễ khiến mắc bệnh, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.
Chỉ cần một yếu tố tác động như ăn kem, hít khói bụi, không giữ ấm cơ thể,… cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, để bệnh kéo dài thì sẽ gây ra biến chứng viêm đường hô hấp.
Chịu sức ép tinh thần
Khi tinh thần suy nhược, stress, suy nghĩ nhiều,.. thì sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tới các bộ phận trong cơ thể, trong đó cũng có hệ hô hấp.
Vì lúc này sẽ kích thích tuyến thượng thận, làm giải phóng hormon adrenaline. Nếu hormon này tăng sao sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở, thở nông, thở gấp, ho nhẹ dễ ảnh hưởng tới đường hô hấp đặc biệt là bệnh hen suyễn nếu tình trạng này kéo dài.
Môi trường sống ô nhiễm
Như chúng ta đã biết môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.
Khi thường xuyên tiếp xúc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn,…thì chắc chắn sẽ tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus hay hóa chất độc hại.
Con đường tiếp xúc chủ yếu là thông qua đường hô hấp, nên rất dễ gây ra các bệnh đường hô hấp mãn tính.
Tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng
Nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng thính giác như lông vũ, sơn dầu, cà ri hoặc một số hóa chất độc hại như chất amoniacs, brom, clo,…
Lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới chức hô hấp, gây ra cảm giác khó thở và dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp.
Lười vận động
Nếu cơ thể lười vận động, không đi lại nhiều thì dễ làm suy giảm hệ miễn dịch. Trong trường hợp thay đổi thời tiết thất thường thì hệ hô hấp sẽ dễ bị ảnh hưởng.
3. Biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp
Triệu chứng hay thấy nhất ở bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp là:
- Tập hợp những triệu chứng của nhiều bệnh như: Sốt cao, hay hắt xì, ho nhiều, khàn tiếng, cơ thể mệt mỏi,…
- Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh chuyển biến rất nhanh, nhiệt độ trong cơ thể tăng cao có khi lên tới 39 độ C.
- Chảy nước mũi nhiều, dịch mũi thường trong loãng và không có mùi
- Nếu một trong những nguyên nhân trên tác động đến thanh quản sẽ gây ra biểu hiện mất tiếng, do dây thanh âm cũng đang bị viêm nhiễm.
- Người bệnh thường có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, sức đề kháng suy giảm.
4. Cách điều trị
Đây là một căn bệnh thông thường mà ai cũng đều phải trải qua, nhưng không phải vì thế mà xem thường.
Vì nếu không được điều trị kịp thời dễ chuyển biến sang mãn tính rất nguy hiểm. Nên khi mới phát hiện bệnh thì có thể áp dụng một số bài thuốc điều trị hiệu quả sau:
Điều trị bằng thuốc Đông Y
Ngoài việc điều trị bằng y học hiện đại, thuốc tây thì điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền cũng được áp dụng rất nhiều.
Vì đặc tính lành tính, hiệu quả cao, dễ tìm kiếm, dễ mua, giá hợp lý thì những bài thuốc Đông Y ngày càng được lựa chọn nhiều hơn. Nên mọi người có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1
Với các bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn đầu, thường có những biểu hiện mới đầu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ, ngứa họng, đau đầu, sợ lạnh thì có thể áp dụng bài thuốc này.
Nguyên liệu sử dụng bao gồm: Cam thảo 3g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, liên kiều 10g, kim ngân hoa 10g, phòng phong 6g, kinh giới 6g, tô diệp 6g.
Đem tất cả nguyên liệu đem sắc với 500ml nước, sắc cạn cho đến khi chỉ còn khoảng 300ml rồi sử dụng. Chia thành ngày 3 lần, sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rất tích cực.
- Bài thuốc 2
Bài thuốc này thì dành cho những bệnh nhân có biểu hiện như sốt cao, nghẹt mũi kéo dài, chảy nhiều nước mũi, đau đầu, đau người, đau họng, ho có đờm, mặt nóng đỏ, họng khô.
Nguyên liệu bao gồm: Hoàng cầm 7g, bản lam căn 10g, cam thảo 5g, ngưu bàng tử 5g, đạm đậu xị 6g, kinh giới 6g, trúc nhự 6g, bạc hà 5g, cát cánh 8g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g.
Sắc ngày 1 tháng, đem sắc cùng 500ml cho đến khi cạn còn khoảng 200ml và chia đều ngày uống 2 lần.
- Bài thuốc 3
Với bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều, khạc đờm loãng, sợ lạnh, ngứa họng, sốt cao, đau khắp cơ thể, chảy nước mũi loãng thì có thể áp dụng bài thuốc này.
Nguyên liệu sử dụng bao gồm: Cam thảo 3g, hạnh nhân 8g, ma hoàng 3g, bán hạ chế 8g, trần bì 3g, kinh giới 6g, bách bộ 10g, bạch tiền 8g, cát cánh 8g, tử uyển 8g.
Cách thực hiện cũng tương tự như bài thuốc trên, khi sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rất nhiều.
Điều trị bằng thuốc Nam
Ngoài những bài thuốc Đông y thì những bài thuốc Nam được lưu truyền từ thời ông bà ta cũng được tin tưởng và áp dụng rất nhiều. Đặc biệt là một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc từ lá húng chanh
Lá húng chanh có công dụng rất tốt trong việc trị đờm, trị ho, lợi phế, thông cổ. Nên khi điều trị bệnh viêm đường hô hấp rất hiệu quả.
Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần dùng một nắm lá húng chanh đem đi rửa sạch, thái nhỏ (có thể giã nát) rồi bỏ vào chén, cho vào một ít mật ong rồi hấp cách thủy.
Sau đó để nguội chắt lấy nước để uống, mỗi ngày hai lần thì trong 1 tuần sẽ thấy có hiệu quả tức thì.
- Bài thuốc từ cây xương sông
Ngoài tác dụng trị cảm sốt từ cây xương sông thì nó còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tiêu đờm, khàn tiếng, viêm thanh quản
Cách dùng thì cũng khá đơn giản, nên lựa chọn những lá xương sông non và kết hợp một ít lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, thêm vào đó một ít đường rồi đem hấp cách thủy.
Để nguội và lấy nước uống, có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.
Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Để không bị ảnh hưởng từ bệnh viêm đường hô hấp thì nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Đối với trẻ em và người trên 65 tuổi cần nâng cao sức đề kháng bằng cách tiêm phòng cúm hàng năm. Tiêm đúng thời gian quy định và mũi tiêm theo đúng quy định của nhà nước, để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, axit amin cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây thay vì đồ ăn chiên xào, cay nóng.
- Vệ sinh răng miệng, chữa trị triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng tránh các ổ bệnh lan xuống đường hô hấp.
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên.
- Khi thay đổi thời tiết thất thường, nên bảo vệ cơ thể bằng việc giữ ấm hoặc tránh nắng, để tránh trường hợp bị mắc các bệnh hô hấp do thời tiết.
Vậy trên là những thông tin cần thiết về bệnh viêm đường hô hấp, hi vọng với những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh, cũng như có được cách điều trị và phòng ngừa thích hợp.
Tuy nhiên thì những thông tin trên chỉ mang tính chất chia sẻ, nên khi thấy có những triệu chứng bất thường thì nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được khám, tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.