Bệnh viêm thận là căn bệnh thường xuyên xảy ra hiện nay và có thể xảy ra ở tất cả độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, đa phần người mắc bệnh thường ở độ tuổi 40 ngoài ra còn có thể mắc phải ở trẻ em độ tuổi còn đi học.
Bệnh này thường có biểu hiện khá rõ ràng và có thể được phát hiện ra sớm ở giai đoạn đầu. Để tìm hiểu rõ hơn về viêm thận, hãy cùng tham khảo qua bài viết chia sẻ sau đây.
1. Khái niệm
Bệnh viêm thận là bệnh nhiễm khuẩn ở thận hoặc do ngộ độc thuốc hóa chất. Viêm thận là một biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu, thường diễn biến khá phức tạp và khó điều trị.
Viêm thận có vi trùng thường đi từ dưới lên quả thận. Viêm thận được chia làm hai dạng một là viêm cầu thận cấp hoặc viêm cầu thận mãn tính.
Viêm thận một khi đã bị nhiễm trùng, xâm nhập vào hệ thống tiết niệu thì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy mà những trường hợp bị nhiễm trùng thận đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm thận. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không phát hiện ra nguyên nhân củ thể hoặc không tìm ra nguyên nhân.
Viêm cầu thận mãn tính
Trường hợp thường gặp nhất là bị viêm cầu thận mạn do Collagenose. Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ và phát triển một cách rất tự nhiên.
Liên quan đến máu, phổi hoặc thận
Ngoài ra, bệnh thường xuất hiện liên quan đến máu hoặc những bộ phận khác nhau như phổi và thận. Viêm cầu thận mạn tính có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng xuất huyết dạng thấp.
Hơn nữa, bệnh viêm cầu thận nguyên nhân cũng có thể do sự rối loạn chuyển hóa, ví dụ như bệnh đái tháo đường.
Do nhiễm vi rút viêm gan B, C:
Người mắc viêm gan B, C gây nên tuy nhiên tỷ lệ để lại bệnh khá thấp. Viêm cầu thận mạn cũng là một trong số nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp.
Người bị bệnh sốt rét hoặc giang mai:
Do vi khuẩn Treponema palildum hoặc bệnh phong do vi khuẩn Mycobacterrium leprae cũng có khả năng gây bệnh viêm thận.
Bệnh viêm cầu thận mạn tính:
Đây cũng là một số bệnh ác tính khác như bạch cầu cấp, bạch cầu mạn tính, ngộ độc kim loại nặng…
E.coli:
E.coli cũng là loại vi khuẩn phổ biến có thể gây ra nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng thận. Khi lượng nước tiểu bị hạn chế, vi khuẩn có thể xâm lấn đến thận.
Đặc biệt những người có hệ thống miễn dịch kém, người bị sỏi thận cũng có nguy cơ cao mắc bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng thận thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ bởi đường niệu đạo của họ ngắn hơn nam giới. Vì vậy, vi khuẩn đi đến hệ thống đường tiết niệu cũng trở nên nhanh hơn.
Ngoài ra, bệnh viêm thận còn do một số nguyên nhân khác như:
- Đường tiết niệu bị tắc nghẽn hoặc bị sưng.
- Thận phát triển bất bình thường
- Bệnh lý nội tiết
- Chấn thương tại thắt lưng
- Nhiễm Microtrauma trong quá trình quan hệ tình dục
- Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, nhiễm trùng
- Sử dụng ống thông vĩnh viễn
- Mang thai
- Sử dụng thuốc tránh thai trong tử cung
3. Dấu hiệu nhận biết
Sau đây là một số những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh viêm thận bạn cần biết:
Tiêu chảy:
Đi đại tiện dạng lỏng, chảy nước. Đây thường là dấu hiệu của kết quả nhiễm khuẩn. Thường có hai loại tiêu chảy: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính.
Thường tiêu chảy cấp tính kéo dài trong vài ngày còn đối với tiêu chảy mãn tính kéo dài trong vài tuần. Ngoài ra, kết hợp cùng một số chứng bệnh khác như rối loạn đường ruột, loét dạ dày hoặc bệnh Crohn.
Sốt và run rẩy không kiểm soát được:
Đây được xem như dấu hiệu phổ biến của đại đa số những bệnh nhiễm trùng, liên quan đến số lượng vi khuẩn cao. Thường người bệnh sốt cao khoảng một vài ngày rồi hết, sau đó sốt liên tục.
Buồn nôn:
Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu, cơn đau cồn cào dữ dội, người bệnh bị mất nước. Nhiễm trùng giống tương tự như bệnh dạ dày. Ngoài ra, các chức năng của thận hoạt động suy giảm so với bình thường.
Mệt mỏi:
Cơ thể trở nên suy nhược, mệt mỏi, vận động khó khăn, năng lượng cơ thể bị giảm sút trầm trọng. Trường hợp này, người bệnh thường xuyên gặp phải biểu hiện mệt mỏi bởi thận bị viêm nhiễm nặng.
Đau lưng:
Đau lưng hoặc đau hông là triệu chứng do nhiễm trùng thận. Những cơn đau này thường kéo dài và không giảm đi khi đã sử dụng thuốc.
Lúc này, bệnh nhân cần được khám xét và chuẩn đoán bệnh kịp thời để đưa ra liệu pháp điều trị nhanh chóng.
Nước tiểu có lẫn máu :
Dấu hiệu đi tiểu xuất hiện lẫn máu thường do chức năng thận bị gián đoạn. Đây được xem như biểu hiện khác nguy hiểm của bệnh viêm thận.
Nước tiểu đục :
Nước tiểu thay đổi màu sắc khi đi vệ sinh. Nước tiểu thay đổi có màu đục, màu hồng bất thường.
Đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau như: lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, mất nước, nhiễm khuẩn và các bệnh liên quan khác ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
Khó tiểu:
Khó tiểu là một triệu chứng sớm của viêm nhiễm đường tiết niệu. Khó tiểu dẫn đến đau đớn, khó chịu hoặc cảm giác đau rát khi đi tiểu.
Nếu gặp phải trường hợp này, cần đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được khám xét bởi nếu không liên quan đến viêm thận cũng có thể liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm khác.
Đi tiểu thường xuyên:
Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu của nhiễm trùng thận đã lây lan đến đường niệu đạo. Đây cũng được xem như dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm thận.
Đau ở vùng bụng dưới:
Đau bụng vùng dưới cũng là dấu hiệu của bệnh viêm thận. Không chỉ gây đau ở vùng dưới mà còn kèm theo cảm giác đau khi đi tiểu.
Tuy nhiên, đau bụng dưới cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác, vì vậy người bệnh cần được khám xét và chuẩn đoán bệnh rõ ràng.
4. Cách điều trị
Để chữa bệnh viêm thận, có thể thực hiện điều trị qua nhiều phương pháp khác nhau. Có thể là Tây y hoặc Đông y, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, sau đây là một số bài thuốc từ Đông y giúp hỗ trợ điều trị viêm thận hiểu quả, các bạn có thể tham khảo dưới đây:
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: liên kiều 12g, ô dược 10g, xa tiền tử 15g, hoạt thạch 15g, cù mạch 12g, chi tử 12g, kim ngân hoa 15g, biển súc 15g, mộc thông 8g, cam thảo 6g.
Cách sử dụng: phơi khô sắc thành thang thuốc uống trong ngày, ngày 2 lần trước bữa ăn chính.
Tác dụng: thanh nhiệt, điều trị chứng tiểu đau, tiểu gấp nhiều lần trong ngày, lưng đau, sốt cao, mạch nhu sác hoặc hoạt sác, rêu lưỡi vàng nhày.
Bài thuốc 2:
Thành phần bao gồm: xa tiền tử (bọc vào túi khi sắc) 30g, mộc thông 8g, long đởm thảo 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 15g, trạch tả 12g, cam thảo 6g, hoàng cầm 12g.
Cách sử dụng: Sắc thuốc thành thang uống trong ngày, mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn chính.
Tác dụng: Thanh lợi can đởm, thông điều thủy đạo, chữa sốt, rét xen kẽ, người mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt, chán ăn, buồn nôn, đau lưng, đau bụng dưới, rêu lưỡi vàng đậm, tiểu nhiều lần mà nóng, mạch huyền sác.
Bài thuốc 3:
Thành phần bao gồm: tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thạch hộc 16g, đơn bì 12g, phục linh 16g, trạch tả 12g, thạch vỹ 16g, sơn dược 12g, sinh địa 16g.
Cách sử dụng: sắc uống trong ngày, mỗi ngày 2 lần, trước mỗi bữa ăn
Chuyên trị: thanh nhiệt cơ thể, sốt nhẹ, tiểu nhiều lần, vàng đấu, ù tai, khô họng, môi tái, ra nhiều mồ hôi, mạch huyền tế sác, lưỡi đỏ không rêu.
Bài thuốc 4:
Thành phần bao gồm: bạch linh 16g, đỗ trọng 12g, mộc hương 12g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, trần bì 6g, trạch tả 12g, cam thảo 6g, cẩu tích 15g, ý dĩ nhân 20g.
Cách sử dụng: Sắc uống ngày một thang, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn chính.
Chuyên trị: chứng phù mặt, chân, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, phân lỏng, mệt mỏi, lưỡi rêu trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực, lưỡi sắc nhợt.
- Lưu ý:
những người mắc bệnh viêm thận nên sử dụng thuốc giải độc liều lượng lớn, mỗi ngày sử dụng khoảng 2 thang. Để điều trị bệnh tốt nhất nên kết hợp cùng phương pháp Tây y chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5. Cách phòng tránh
Để phòng chống bệnh nên thực hiện một số nguyên tắc sau đây:
- Uống nhiều nước trong ngày để loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn trong niệu đạo. Mỗi người ít nhất uống 2 lít mỗi ngày.
Đặc biệt, người trong điều kiện thời tiết khô và nóng nên uống nhiều nước hơn người bình thường khoảng 0,5 – 1 lít.
- Nên đi tiểu sau khi quan hệ để loại bỏ hết vi khuẩn ra ngoài, phòng chống các bệnh có thể lây lan và truyền nhiễm.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bộ phận sinh dục và các khu vực xung quanh.
- Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích thích niệu đạo như thuốc xịt âm đạo hay gel bôi trơn…
- Thường xuyên tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống các bệnh liên quan đến thận và cơ quan khác.
- Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các chất thiết yếu vào cơ thể. Nên hạn chế ăn những thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên, xào, đồ có chứa dầu thực vật…
- Khám nghiệm sức khỏe định kì 6 tháng/ lần để ngăn ngừa các bệnh lý có thể mắc phải.
Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh viêm thận, các bạn có thể biết thêm về khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.