Bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt là hai triệu chứng thường xuyên bị mắc phải và đi kèm với nhau. Chứng bệnh này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng gây bất tiện, khó chịu, đau đớn trong quá trình sinh hoạt và làm việc, đôi khi có những người coi thường chứng bệnh này mà bị bám đuổi cả đời.
Vậy làm thế nào để biết cách phòng bệnh, điều trị khi gặp phải? Tất cả sẽ cùng được chia sẻ rõ hơn qua bài viết ngay sau đây:
1. Khái niệm bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt
Tiểu buốt, tiểu nhiều là chứng tiểu khó, khó chịu khi đi tiểu và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Xét riêng, tiểu buốt là trường hợp mô tả cảm giác khi đi cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu. Còn trường hợp tiểu nhiều hay còn gọi là tiểu rắt, chứng bệnh này khiến cho người bệnh đi nhiều lần trong ngày hơn mức bình thường.
Người bị chứng tiểu nhiều, tiểu rắt thường xuyên xuất hiện triệu chứng đi tiểu khó khăn như đi nhiều lần trong ngày, liên tục, không nhiều nhưng nhỏ giọt và kèm theo chứng đau buốt, khó chịu. Đôi lúc, bệnh nhiên còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác biệt như đổi màu nước tiểu, mùi nước tiểu thay đổi hoặc thậm chí có kèm theo cả máu.
Lúc này, người bệnh nên đến ngày các cơ sở y tế gần nhất để khám xét hoặc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa trị bệnh hiệu quả hơn. Tránh bệnh biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt
Theo Tây y đã chuẩn đoán thì bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, hiện tượng viêm nhiễm tiết niệu thường có cam giác đau, khó chịu khi đi vệ sinh, nước tiểu có màu đục, có mủ. Vì thế, đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh.
Theo y học cổ truyền phương Đông chuẩn đoán bệnh đi tiểu nhiều, tiểu buốt thường do người bệnh hạ hãm, ép chặt bàng quang làm cho ống dẫn tiểu bị hẹp đi. Điều này, làm cho người bệnh khó khăn khi đi tiểu.
Nếu bàng quang càng bị ép chặt thì việc đi tiểu càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt có cảm giác buốt lên đến não. Bởi khi bị ép chặt, các mao mạch tại bàng quang bị vỡ ra, chảy máu qua đường nước tiểu nên nhiều người thấy hiện tượng tiểu ra máu.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu buốt, tiểu nhiều thường rất nhiều. Tuy nhiên sau đây là một số nguyên nhân chính gây nên:
Viêm bàng quang, niệu đạo
Đối với người nữ, bệnh này thường xảy ra do tạp khuẩn thường coli, Trrichomonas hoặc Enterococcus. Do tình trạng vệ sinh kém, không vệ sinh an toàn, sạch sẽ bộ phận sinh dục hoặc sau khi giao phối. Đối với nam giới thì nguyên nhân thường do lậu cần hoặc bởi sỏi bàng quang.
Viêm tuyến tiền liệt
Trường hợp này người bệnh thường xuất hiện triệu chứng viêm bàng quang, có thể xuất hiện hiện tượng bí tiểu hoặc tiểu ra mủ.
Phì đại tuyến tiền liệt
Đây là hiện tượng khi tuyến liệt bị phì to, gây chèn ép bàng quang cũng như niệu đạo gây nên chứng rối loạn đường tiểu như tiểu buốt, tiểu nhắt, tiểu nhiều lần. Bệnh này thường gặp ở nam giới, độ tuổi trung niên trở lên trên 30 – 50 tuổi.
Tổn thương thực tràng
Viêm thực tràng, giun kim, ung thư thực tràng.. có thể gây đái rắt. Vì thực tràng và trung tâm điều khiển hoạt động của bàng quang nằm gần nhau.
Người bệnh bị viêm trực tràng, ung thư trực tràng, giun kim cũng có thể gây nên chứng tiểu nhắt bởi vị trí thực tràng và trung tâm điều khiển bàng quang khá gần nhau.
Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ
Người mắc u xơ tử cung, viêm phụ sinh dục cũng là nguyên nhân gây chứng tiểu nhắt bởi những bộ phận này cũng nằm khá gần bàng quang, gây ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang.
3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt
Khi người bệnh mắc phải chứng tiểu nhiều, tiểu buốt thường xuất hiện những triệu chứng ngay sau đây:
- Cảm giác buồn tiểu tăng lên
- Cảm thấy đau khi đi tiểu hoặc khó tiểu
- Bàng quang trở nên khó chịu, căng cứng
- Bụng dưới bị đau, kèm theo vùng lưng bị đau nhức
- Tiều nhiều lần không rõ nguyên nhân
Nếu như gặp các trường hợp đi tiểu kèm theo máu thì đây là triệu chứng nguy hiểm và cần được kiểm soát nhanh chóng như:
- Đi tiểu nhiều lần, thay đổi màu sắc của nước tiểu đục hơn.
- Không nhịn tiểu được trong thời gian ngắn
- Đi tiểu nhiều lần, liên tục cả ngày trong khi không uống nhiều nước
- Người bệnh trở nên mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên do
- Đi tiểu nhiều lần diễn ra liên tục cả ngày lẫn đêm mà không hề do uống nhiều nước
Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng trên của bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và chuẩn đoán bệnh chính xác hơn. Từ đó, có thể tìm ra cách trị hiệu quả và nhanh chóng nhất cho bạn, giúp người bệnh chấm dứt hẳn tình trạng khó chịu trên.
4. Cách điều trị bệnh tiều nhiều, tiểu buốt.
Chứng bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt từ những công thức hiệu quả từ dân gian, có thể chữa trị dứt điểm và hiệu quả nhanh, đơn giản. Sau đây là một số cách thường dùng:
Bí xanh
Bí xanh là thực phẩm phổ biến được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn của người Việt. Bí xanh loại quả có tính mát, dễ chế biến và tốt cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, bí xanh có thể chữa được tiểu buốt, tiểu rắt.
Cách sử dụng: Dùng miếng bí xanh đủ dùng khoảng một bát cơm. Sau đó gọt vỏ và ép lấy nước cốt, hòa cùng muốn và uống. Nếu không có thể ăn bí xanh sống hàng ngày tùy theo sở thích mỗi người. Người bệnh duy trì sử dụng bí xanh khoảng 2 tuần sẽ bắt đầu thấy rõ hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh nếu cảm thấy khó uống nước bí thì có thể luộc bí lên sử dụng hoặc uống nước luộc bí cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Cách sử dụng thường được chế biến đó là lấy khẩu bí xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đất, lấy vung đậy kín sau đó trộn cũng rơm và đất thó, trát kín quanh miệng nắp nồi. Ủ trong khoảng 1 tháng rồi lấy ra giã cho nát và lấy nước uống. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống một lúc rồi nghỉ sau đó khi khát mới uống đợt kế tiếp.
Củ sắn dây
Củ sắn dây có tính mát, có thể pha nước uống và có tác dụng chữa bệnh tiểu rắt hiệu quả.
Cách sử dụng: Củ sắn dây cạo vỏ sạch sau đó thái thành từng miếng, phơi khô và sấy giòn. Nên giã nhỏ cho mịn rồi hòa cùng mới đường + nước để uống.
Loại bột này thường không trắng như những loại bột sắn dây nhưng hiệu quả khi uống tốt hơn loại đã lọc qua nước nhiều lần. Nếu bạn không có thời gian để làm bột sắn dây thủ công có thể thay thế bột sắn dây mua sẵn.
Bèo cái
Bèo cái là bài thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh tiếu nhiều, tiểu buốt cực kì tốt. Có thể sử dụng bèo cái như sau:
Bèo cái sau khi bỏ rễ mang đi rang vàng, đợi nguội sau đó cho vào ấm để sắc thành thang uống hàng ngày. Khi uống nên pha thêm đường đen để dễ uống hơn.
Da vàng mề gà
Sử dụng da vàng mề gà có thể chữa được chứng tiểu nhắt nhiều lần và rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 20 cái da màu vàng trong mề gà, mang đi rang vàng giòn rồi tán nhỏ thành hỗ hợp mịn. Nên chia làm bốn lần để uống cùng nước lọc, áp dụng công thức này khoảng 1 tuần sẽ thấy ngay hiệu quả.
Phượng vĩ thảo chữa đái buốt, đái rắt
Theo như đông y, phượng y thảo có tính lạnh, ngọt nhạt, hơi đắng, thanh nhiệt tốt. Chuyên chữa các bệnh như táo bón, kiết lị, viêm dường tiết niệu, chứng tiểu nhiều lần, tiểu nhắt.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 20 đến 30g phượng vĩ thảo, 550ml nước vo gạo sắc thành thang thuốc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn. Liệu trình sử dụng kéo dài khoảng 15 ngày.
Mồng tơi
Mồng tơi được xem như thực phẩm ăn hàng ngày trong món ăn truyền thống của mỗi gia đình. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, lành tính và có tác dụng trong việc giải độc và nhuận tràng. Đặc biệt, có thể chữa được các bệnh như tiểu nhắt, tiểu đường, mỡ trong máu…
Cách sử dụng: Lấy lá và cuộng mồng tơi mang đi rửa sạch, để ráo nước và đun kĩ lọc lấy nước để uống.
Qua những phương pháp điều trị bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt trên, bạn có thể áp dụng với từng đối tượng khác nhau, nên kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Phòng tránh bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt như thế nào?
Sinh hoạt điều độ:
Nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như nên ngủ sớm, đúng giờ. Bởi nếu người bệnh thường xuyên có thói quen thức khuya dễ khiến cho cơ thể bị suy nhược, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ cho vi khuẩn xâm nhập.
Uống nhiều nước:
Mỗi ngày nên thực hiện uống nhiều nước hơn, tối thiểu 2 lít nước. Bởi việc cấp nước đủ cho cơ thể giúp hạn chế được rất nhiều bệnh lí nguy hiểm khác không chỉ tiểu nhiều, tiểu buốt.
Chế độ ăn uống hợp lí:
Nên cân bằng lại lượng thực ăn và nguồn thực phẩm cung cấp hàng ngày cho cơ thể. Nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, các loại rau củ quả, một số chất cần thiết như thịt, cá, hải sản. Nên hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống kích thích, có cồn, có ga như nước ngọt hay rượu bia.
Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái:
Nên giải tỏa những buồn bực, căng thẳng, mệt mỏi để tránh gây stress, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
Nên thực hiện nhiều hoạt động ngoài trời, tập thể dục thường xuyên:
Nên suy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày thông qua những hoạt động thể thao, thể dục để cải thiện vóc dáng, tăng sức đề kháng tốt hơn.
Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt. Các bạn có thể biết thêm về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách chữa trị cũng như ngăn ngừa bệnh tốt hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.