Bệnh áp xe hậu môn là một căn bệnh nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe của mọi người. Nếu như căn bệnh này không được điều trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.
Bạn đã hiểu hết áp xe hậu môn là gì, nguyên nhân và triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh này hay chưa. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cung cấp thông tin cần thiết về bệnh lý này. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Bệnh áp xe hậu môn là gì?
Bệnh áp xe hậu môn là một bệnh hậu môn thực tràng, là thời kỳ cấp tính của quá trình bệnh lý về ống hậu môn và viêm thực tràng, nếu như không được điều trị để đến thời kỳ mãn tính sẽ biến chứng thành rò hậu môn.
Bệnh áp xe hậu môn có thể được chia thành 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1:
Giai đoạn nhiễm trùng, mưng mủ từ tuyến hậu môn.
- Gia đoạn 2:
Giai đoạn này hình thành các ổ viêm nhiễm, mưng mủ vỡ ra hình thành nên các ổ áp xe.
- Giai đoạn 3:
Sau một thời gian không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng thành rò hậu môn.
Các loại áp xe hậu môn mà chúng ta hay gặp có:
- Áp xe chậu hông thực tràng.
- Áp xe hố ngồi thực tràng.
- Áp xe dưỡng da.
Cũng tương tự như bệnh trĩ, căn bệnh áp xe này xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, áp xe hậu môn là một bệnh lành tính nếu được hỗ trợ điều trị kịp thời. Còn nếu như chữa trị muộn thì sẽ khiến bệnh biến chứng và gây ra nhiều mối nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn.
Những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi lâu, ít di chuyển như những người lái xe, lễ tân, nhân viên văn phòng thì càng dễ bệnh áp xe hậu môn hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra căn bệnh này, các bạn có thể tham khảo thêm.
Vệ sinh hậu môn và vùng kín không sạch sẽ.
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Vùng kín và hậu môn luôn ở trong một môi trường bao bọc kín, ẩm ướt nên rất dễ bị viêm nhiễm, tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Khi tình trạng trên kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cho các mủ tích tụ vỡ ra hình thành nên các ổ áp xe.
Hệ miễn dịch kém
Những người đang bị ốm, cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường khiến cho hệ miễn dịch của mọi người bị suy giảm, sức đề kháng kém. Hoặc là những đứa trẻ do chức năng lớp niêm mạc trực tràng hậu môn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn viêm nhiễm tấn công.
Do các bệnh lý
Những người bị bệnh nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hay viêm nang lông hậu môn. Những bệnh lý này rất dễ phải đối mặt với nguy cơ hình thành các ổ áp xe.
Tổn thương sau khi phẫu thuật
Các thủ thuật điều trị một số bệnh hậu môn thực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, nong niệu đạo, sinh nở tiến hành trong điều kiện vô trùng không đảm bảo sẽ gây ra bệnh rất cao. Nếu không chú ý điều trị rất dễ hình thành áp xe hậu môn.
Các nguyên nhân khác
Khi người sử dụng các loại thuốc sai quy định gây ra những kích ứng. Những chấn thương ở hậu môn do quá trình lao động nặng, luyện tập thể thao, dị vật ở hậu môn. Khi mà chúng ta điều trị sai cách sẽ khiến cho các vùng bị tổn thương lan rộng ra nhiều vùng khác.
Các vi khuẩn gây nên
Vi khuẩn E.coli cũng được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe hậu môn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người ta nhận thấy rằng vi khuẩn Staphylococcuss cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến áp xe hậu môn.
3. Triệu chứng của bệnh
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn:
Đau
Bản thân của áp xe là những túi mủ do nhiễm trùng gây nên. Bệnh nhân khi gặp phải bệnh áp xe sẽ có những triệu chứng đau đớn do tổn thương bị mưng mủ. Khi mà bệnh dần dần trở nên nặng hơn có thể bị sưng tấy, đau rát làm cho người bệnh đi lại khó khăn, không thể ngồi được.
Ngứa
Do sự kích thích của dịch nhầy trong hậu môn và dịch mủ ở bên ngoài hậu môn tăng lên làm cho những vùng da quanh hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy.
Xuất hiện khối cứng sưng tấy kèm theo hiện tượng sốt.
Ở trong thời kỳ đầu, bệnh nhân xuất hiện 1 khối cứng và sưng quanh hậu môn, theo thời gian dần dần to lên, nếu để lâu có thể bị vỡ ra. Rìa hậu môn sưng thành cục, nếu đổ ổ áp xe viêm cấp tính không dẫn lưu được thì càng sưng to. Tiếp theo đó là tình trạng sốt và nóng đỏ cục bộ, sốt nhẹ, cũng có lúc sốt cao.
Chảy mủ
Ổ áp xe mới hình thành hoặc viêm cấp tính thường có nhiều mủ, mùi hôi, dịch mủ vàng và đặc.
Đó là những triệu chứng thường gặp, tuy nhiên tùy vào từng tình trạng của cơ thể mỗi người mà có những triệu chứng khác nhau. Bạn có thể quan sát và cần có sự điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
4. Phương pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn
Điều trị áp xe hậu môn bằng phương pháp Đông Y
Dưới đây là một số bài thuốc đông Y mà các bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 15g hòe hoa, 10g kinh giới tuệ, 10g chỉ xác, 10g hoàng bá, trắc bá diệp 10g.
Cách dùng: Khi chuẩn bị xong các nguyên liệu ở trên, bạn cho tất cả lên sắc thuốc đến khi cô cạn. Mỗi ngày bạn dùng 1 thang chia làm 3 lần trong ngày, uống liền như vậy trong tầm 3 tuần.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: 8g sài hồ, 12g bạch truật, 6g trần bì, 10g thăng ma, 15g đẳng sâm, 12g đương quy, 10g hoàng kỳ, 5g chích cam thảo.
Cách dùng: Bạn sắc thuốc đến khi cô cạn, một ngày uống 1 thang chia làm 3 lần, các bạn uống kéo dài trong khoảng thời gian 3 tuần.
Điều trị áp xe hậu môn bằng phương pháp Nam Y
Các loại thuốc Nam Y với nguyên liệu chính từ các thảo dược từ thiên nhiên, có độ an toàn rất cao và được nhiều người sử dụng từ trong thời gian rất lâu. Thuốc Nam an toàn cho sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ gây nguy hiểm.
- Bài thuốc 1:
Thành phần: Lá tía tô, lá kinh giới. Mỗi loại lấy 50g, nếu như các bạn dùng lá khô thì lấy 30g.
Cách dùng: Khi bạn chuẩn bị xong nguyên liệu, thì cho đun sôi với 2 lít nước trong vòng 10 phút, không nên đun quá lâu sẽ bay hết tinh dầu có ở trong lá.
Tiếp theo sau đó sẽ đổ toàn bộ vào 1 cái chậu sạch. Chờ khoảng 1 phút cho bớt nóng rát thì ngồi xông hơi. Khi nào hết hơi nóng ấm thì dùng khăn lau sạch đi là được. Mỗi ngày sau khi tắm xong, làm 1 lần. Nếu như bạn không có thời gian để thực hiện thì các bạn có thể làm cách ngày.
Lưu ý: Những người mới phẫu thuật xong thì không nên dùng bài thuốc này.
- Bài thuốc 2: Sử dụng rau diếp cá
Đây là cách chữa trị áp xe hậu môn, được áp dụng rất phổ biến. Rau diếp cá không chỉ có tác dụng thanh lọc cơ thể mà còn có tính sát khuẩn, sát trùng, chống viêm loét rất tốt.
Cách dùng: Người bệnh có thể dùng ra diếp cá thường xuyên mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể giã rau diếp cá thêm một chút muối rồi đắp lên vùng bị tổn thương.
- Bài thuốc 3: Sử dụng vỏ củ ấu
Cách dùng: Bạn có thể sử dụng củ ấu theo 2 cách sau
Cách 1: Lấy vỏ củ ấu đem sấy khô, sau đó đốt và tán thành bột mịn để dùng dần. Khi bạn dùng thì trộn bột với dầu mè, tạo thành hỗn hợp để bôi hoặc đắp lên vùng bị tổn thương. Bạn có thể đắp 3 – 4 lần một ngày.
Cách 2: Dùng bài thuốc gồm có 60g củ ấu, cỏ mực, trác bá diệp, hoa hòe, gương sen mỗi vị 8g. Sau khi chuẩn bị xong, các bạn cho lên sắc rồi chia thành 2 lần uống trước mỗi bữa ăn.
5. Cách phòng tránh bệnh áp xe hậu môn
Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh áp xe hậu môn mà mọi người có thể áp dụng để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều ra xanh, chất xơ, uống nhiều nước để phòng tránh táo bón.
- Hạn chế hoặc là tránh ăn những thực phẩm cay nóng, rượu bia để phòng tránh hội chứng ruột kích thích.
- Nên rèn luyện thể lực điều độ, đúng cách hàng ngày để cho khí huyết lưu thông, nâng cao khả năng miễn dịch và khiến cho các cơ quan vùng hậu môn được thư giãn, bị ít áp lực.
- Rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ, giải quyết ngay khi có nhu cầu.
- Khi thấy các biểu hiện của bệnh táo bón, thiếu áu, đái tháo đường hay một số triệu chứng của áp xe hậu môn thì cần gặp bác sĩ để điều trị sớm nhất.
Bảo vệ sức khỏe của bản thân không bao giờ là việc làm thừa, việc vô ích cả. Chúng ta nên cần đầu tư thời gian để tìm hiểu thêm nhiều về căn bệnh khác nữa. Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần thiết, hữu ích cho các bạn về căn bệnh áp xe hậu môn.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nếu như bạn không biết cách bảo vệ và chăm sóc cơ thể của mình. Vì để có một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, những người xung quanh, bạn nên tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa áp xe hậu môn hiệu quả nhất.
Hy vọng với thông tin của bài viết, khi gặp phải căn bệnh này các bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa.
Những thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị hiệu quả áp xe hậu môn, bạn cần có những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Đặc biệt khi bệnh có dấu hiệu trở nên nặng hơn thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.