Bệnh trĩ nội là căn bệnh càng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này.
Tuy nhiên những người thường xuyên ngồi một chỗ như nhân viên văn phòng, người thường xuyên bị táo bón là những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh bệnh trĩ nội cao hơn cả. Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo về các nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh dưới bài viết này nhé!
1. Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là một bệnh lý gây đau, sưng ở các tĩnh mạch gần ống hậu môn. Bệnh gây khá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bị bệnh. Thậm trí người bệnh còn có thể bị tử vong nếu không may bị mất máu quá nhiều.
Bệnh trĩ tùy theo mức độ mà các búi trĩ sẽ phát triển dần dần. Lúc đầu búi trĩ sẽ là khối thịt rất nhỏ, sau dần búi trĩ sẽ phát triển hơn và có thể bị sa ngoài gây rất khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
2. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội có rát nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hằng ngày:
Bệnh trĩ nội do táo bón kéo dài
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ nội. Khi bị táo bón, phân khô cứng nên khó mà có thể di chuyển ra ngoài nên bạn cần phải dùng lực rất mạnh để đào thải được đống phân ra ngoài.
Chính vì vậy các lực này đè lén lên hậu môn khiến các tĩnh mạch chủ chịu áp lực lớn. Nếu lâu ngày xảy ra trường hợp này có thể gây co giãn và ảnh hưởng xấu đến hậu môn.
Ngoài ra thông thường táo bón thường phân rất rắn nên mất rất nhiều thời gian khi đi vệ sinh và làm dẫn đến trĩ.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Những thường thường ăn nhiều chất đạm, protein mà lại ít ăn rau củ, chất xơ thì rất dễ dẫn đến táo bón và gây ra bệnh trĩ nội. Thông thương ta cần bổ xung đầy đủ nước và các chất xơ có trong rau, củ, quả để giúp thuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn tránh gây nên táo bón.
Những người thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhanh hay các thực phẩm khó tiêu cũng rất dễ gây nên táo bón và mắc bệnh trĩ nội.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày như đứng hay ngồi lâu một chỗ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội.
Hiện nay rất nhiều người tham gia các công việc văn phòng, công nhân may, ccas khu công nghiệp lớn cũng đòi hỏi ngồi rất nhiều nên khiến lực dồn nén xuống hậu môn là rất lớn. Mà thời gian dành hết cho làm việc nên không có thời gian tập thể dục cũng như tham gia các câu lạc bộ. Bởi vậy nên đây là những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ.
Ngoài ra, do cuộc sống ngày càng phát triển, thiết kế nhà vệ sinh hiện đại khiến việc đi vệ sinh trở nên thoải mái hơn, ngồi lâu hơn,… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân trĩ nội tăng lên. Ngồi đại tiện quá lâu, vừa đại tiện vừa đọc sách, báo, chơi điện tử hoặc hút thuốc, ….
Khiến phân dồn xuống hậu môn nhưng không được đưa ra ngoài, vừa tạo áp lực lên thành tĩnh mạch, vừa khiến các vi khuẩn xâm nhập trực tràng. Không chỉ tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành mà còn có thể dẫn tới viêm nhiễm hậu môn.
Bệnh trĩ nội do rối loạn tiêu hóa
Khi bạn bị rối loạn tiêu hóa thì các thói quen cũng dần thay đỏi đặc biệt là thói quen đi đại tiện. Việc bạn đi đại tiện không còn đều đặn như trước nước bởi khi đó bạn bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Nếu tình trạng này bị kéo dài sẽ hình thành lên bệnh trĩ nội do hệ thống tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị tác động mạnh nên chúng gây co giãn và sưng lên.
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trân kia gây ra còn có các nguyên nhân khác gây nên bệnh trĩ nội như: do tuổi cao, trĩ nội được gây ra do quan hệ qua hậu môn, những người vận động mạnh,…
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh đặc biệt những lúc đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Biểu hiện của bệnh trĩ nội thường qua từng cấp độ có các biểu hiện khác nhau và càng ấp độ cao biểu hiện càng nặng và gây tổn thương nghiêm trong :
Đại tiện ra máu
Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp ở người bị bệnh trĩ. Thời gian đầu khi đi đại tiện bạn thường thấy xuất hiện giọt máu nhỏ xuất hiện ở phân hay giấy vệ sinh. Tuy nhiên vì lượng máu rất ít nên nếu không chú ý thì khó có thể phát hiện được.
Ban đầu máu thường ít nhưng lại không hề gây đau đớn gì cho người bệnh. Sau dần máu sẽ chảy thành giọt hoặc thậm chí là các cục máu động. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến người bệnh đuối sức do mất máu quá nhiều có thể ngất đột ngột. vì vậy khi phát hiện được hiện tượng này cần cho bệnh nhân đi khám và điều trị ngay.
Xuất hiện búi trĩ
Khi bạn đã qua giai đoạn chảy máu thì đến lúc hậu môn sẽ xuất hiện cục thịt lồi ra khi đi đại tiện. Ở giai đoạn đầu, sau khi đi đại tiện cục thịt sẽ tự co lại khi kết thúc nhưng lâu dần búi trĩ sẽ không tự động co lại vào ống hậu môn mà phải dùng tay để đẩy vào.
Khi bạn đã trải qua tất cả các quá trình trên thì tiếp theo là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ. Lúc này búi trĩ sẽ nằm thường trực ngay bên ngoài hậu môn và gây đau đớn cho người bệnh. Cùng với đó là hiện tượng ngứa ngáy hậu môn và vùng da đó rất dễ gây viêm nhiễm nặng.
Ngoài 2 triệu chứng lớn nhất khi bị bệnh ra thì khi bị bệnh trĩ nội bạn còn gặp các triệu chứng rắc rối : Đau nhức hậu môn, thường xuyên bị táo bón,…
4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Điều trị trĩ nội bằng phương pháp đông y
Đông y hiện nay đang rất được nhiều người ưa chuộng và áp dụng chữa trị nhiều bệnh bằng phương pháp này. Tuy nhiên tùy theo thể trạng của mỗi người mà ta có các bài thuốc khác nhau để điều trị.
- Thấp nhiệt ở đại tràng
Đây là bài thuốc dùng cho người ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội. Ta cần dùng các thảo dược 15g hoa hòe, 10g kinh giới mỗi loại, trác bá diệp, hoàng bá. Mỗi ngày sắc lấy một thang thuốc để uống thì các dấu hiệu khó ưa kia sẽ tan biến.
- Khí hư hạ hãm
Bài thuốc này rất phù hợp với người cao tuổi và những người mắc bệnh trĩ lâu ngày, sa búi trĩ, cơ thể mất mỏi và chảy máu nhiều. Bài thuốc gồm có : 15g đẳng sâm, 12g đương quy, 12g bạch truất, 5g cam thảo cùng 10g hoàng kỳ. Ta cũng sắc lên uống hằng ngày và xem sự biến chuyển của bệnh.
- Thể tỳ hư không nhiếp huyết
Bài thuốc gồm: chế hoàng, đẳng sâm, hoàng kỳ, trần bì, mộc hương. Sắc lên uống mỗi ngày.
Bài thuốc áp dụng cho những trường hợp bệnh có triệu chứng : đại tiện ra máu, mất ngủ, lo lắng, táo bón, sa trĩ,….
Các bài thuốc này đều là các bài thuốc rất tốt ho trĩ nội mà bạn nên uống trong 3 tuần liên tiếp tránh bỏ dở mà tốn công sức.
Điều trị trĩ nội bằng phương pháp nam y
Thuốc nam điều trị bệnh trĩ thường là những loại thảo dược từ thiên nhiên dùng để làm thuốc uống, đắp, ngâm hoặc rửa hậu môn, cụ thể là:
- Thuốc uống:
Kết hợp cây Huyết Dụ với lá cây Sống Đời và lá cây Cỏ Mực theo tỉ lệ 50:20:30, người bệnh sắc hỗn hợp trên lên và dùng trước khi ăn.
- Thuốc bôi hậu môn:
Người bị bệnh trĩ có thể sử dụng vỏ củ ấu đã được sấy rồi mang phần vỏ đó đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn. Lấy phần bột mịn trộn với dầu mè, ngày bôi ít nhất 3 lần để giảm thiểu chứng đại tiện ra máu.
- Thuốc đắp hậu môn:
Người bệnh cần chuẩn bị một nắm rau diếp cá, rửa sạch rồi đun sôi. Phần nước dùng để xông hơi, ngâm hậu môn, còn phần bã dùng để đắp lên khu vực bị bệnh trĩ nội.
- Thuốc xông hơi hậu môn:
Bài thuốc có 4 vị lá chính gồm ngải cứu, lá lốt, cúc tần, lá sung và 1 củ nghệ. Thái nhỏ các vị thuốc trên rồi đun sôi với 1 bát nước bồ kết. Đun tiếp hỗn hợp thêm 10 phút rồi đổ ra dùng xông hậu môn.
5. Cách phòng chống trĩ nội
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước với mục đích ngăn ngừa táo bón, tránh bệnh trĩ nội phát triển. Một ngày trung bình uống 2 lít nước, có thể là nước hoa quả, sinh tố rau, củ, nước canh, … có tác dụng nhuận tràng, mềm phân.
Đặc biệt với trường hợp bị trĩ ở giai đoạn nhẹ, cách này có thể giảm triệu chứng của bệnh, tránh tình trạng biến chứng sang giai đoạn nặng hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều hay đứng quá lâu trong thời gian dài bạn nên đứng lên vận động 1-2 phút sau các giờ ngồi yên một chỗ. Việc đứng lên làm giảm áp lực lên hậu môn và cũng đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ nội.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào cùng một thời điểm.
- Không rặn và ngồi lâu khi đi đại tiện.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm có pha chút muối hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe cũng như điều hòa khí huyết ngăn ngừa bệnh trĩ nội rất tốt.
Hoạt động thể dục thường xuyên
Nếu bạn dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe cũng như điều hòa khí huyết ngăn ngừa bệnh trĩ rất tốt.
Ngoài ra bạn cũng có thể tập luyện cho mình các bài tập yoga vừa giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội rất tốt. Nó vừa nhẹ nhàng, đơn giản, dễ thực hiện.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các bài tập yoga sẽ tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, tăng sự lưu thông máu, co nhỏ búi trĩ… đặc biệt với trường hợp búi trĩ quá to sau khi thắt trĩ cũng có thể áp dụng luyện tập để phòng bệnh trĩ tái phát.
Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh trĩ mà bạn nên biết để tìm cách phòng tránh và nếu bị thì sớm có điều trị kịp thời. Các thông tin của bài viết trên đây chỉ nhằm với mục đích tham khảo hy vọng có thể giúp bạn tìm được các phương pháp phù hợp nhất với bạn. Nếu bạn cần tư vấn hãy đến các cơ sở y tế để gặp các chuyên gia và bác sĩ để họ tư vấn trực tiếp các thắc mắc cho bạn một cách dễ dàng hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.