Bệnh viêm ống dẫn trứng là hiện tượng ống dẫn trứng bị chít hẹp lại do viêm nhiễm gây ra, khiến cản trở đường đi của trứng tới vùng tử cung. Bệnh có thể phát hiện thông qua chup CT vùng ống dẫn trứng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nhiễm khuẩn âm đạo hoặc vùng cổ tử cung dẫn tới nhiễm sang vùng ống dẫn trứng.
Bệnh thường hay gặp ở những phụ nữ từng nạo hút thai, vệ sinh vùng kín kém khoa học hay quan hệ tình dục không an toàn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh căn bệnh này.
1. Khái niệm
Bệnh viêm ống dẫn trứng là hiện tượng vòi trứng của phụ nữ bị viêm nhiễm do các vi khuẩn gây lên và nhiều tác nhân xâm nhập, sinh sổi và phát triển.
Viêm ống dẫn trứng thường sẽ xuất hiện các hiện tượng như viêm phần phụ, đau bụng dưới, khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đồng đều, rối loạn nội tiết tố, giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể,…Tuy nhiên, nhiều người không có những triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, chỉ có cảm giác đau bụng dưới bình thường.
Vì vậy dễ nhầm lẫn với đau bụng kinh, mà chỉ khi bệnh diễn biến phức tạp mới biểu hiện ra những dấu hiệu bất thường. Bệnh gây cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai ngoài dạ con,…nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô sinh ở phái nữ nêu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân
Bệnh viêm ống dẫn trứng không phải là một căn bệnh hiếm gặp, thường hay xuất hiện ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ từng có tiền sử nạo, phá thai. Hiện nay tỉ lệ phụ nữ mắc viêm ống dẫn trứng đang ngày càng cao. Bệnh thường do các nguyên nhân sau gây ra:
Quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh
Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao. Việc quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người, quan hệ với tần xuất cao hay quan hệ đang trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra hiện tượng tổn thương vùng ống dẫn trứng dẫn đến nhiễm trùng.
Do vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, kém khoa học
Việc vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng, khiến cho nội mạc tử cung bong ra, xoang trong bộ phận tử cung mở ra trong chu kỳ hành kinh kết hợp với các cục máu đông tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Bên cạnh đó, việc sử dụng giấy vệ sinh hoặc vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách có khả năng dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ống dẫn trứng.
Do nhiễm trùng sau phẫu thuật
Những phụ nữ từng có tiểu sử nạo, hút phá thai thường có nguy cơ mắc bệnh viêm ống dẫn trứng cao hơn so với người bình thường.
Bên cạnh đó việc sử dụng kỹ thuật y tế như đặt vòng tránh thai, phẫu thuật cắt nội mặc tử cung, thắt ống dẫn trứng,…nếu không được kiểm tra khử trùng nghiêm ngặt có thể gây viêm nhiễm sinh sản nghiêm trọng là mắc bệnh.
Do nhiều tác nhân gây bệnh khác
Các tác nhân gây bệnh khác như: các vi khuẩn e.coli, liên cầu khuẩn, trực khuẩn biến hình và phế khuẩn có khả năng gây viêm nhiễm ống dẫn trứng cao ở chị em nữ giới.
Bệnh viêm ống dẫn trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản ở chị em phụ nữ, nêu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời để lâu có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.
Vì vậy khi chị em phụ nữ nghi ngờ có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngày các trụ sở y tế và bệnh viện chuyên khoa uy tín đê kiểm tra xác định nguyên nhân và định hướng điều trị phù hợp.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh viêm ống dẫn trứng thường không có dấu hiệu biểu hiện rõ ràng nên thường khó phát hiện sớm, vậy nên khi phát hiện ra bệnh thì thường bệnh đã tiến triển rất nặng rồi. Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp:
- Kinh nguyệt không đều.
- Khí hư ra nhiều có màu bất thường màu vàng hoặc màu xanh.
- Đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội khi kỳ kinh nguyệt đến hoặc khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo cảm giác đau lưng, buồn nôn.
Bệnh viêm ống dẫn trứng có thể dẫn đến hậu quả vô sinh nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm từ sớm. Theo như số liệu thống kê thì số phụ nữ mắc vô sinh do bị mắc bệnh viêm ống dẫn trứng chiếm đến 20% trong tổng số các ca vô sinh.
Khi ống dẫn trứng bị tắc thì tinh trùng sẽ khó gặp được trứng, trong trường hợp gặp được thì cũng khó di chuyển xuống tử cung để làm tổ.
Có thể dẫn đến tình trạng phôi phát triển ngay tại ống dẫn trứng gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên thai nhi không thể phát triển thành ống dẫn trứng, vì vậy khi phôi thai càng lớn lên sẽ có nguy cơ gây vỡ ống dẫn trứng, gây ra chày máu nghiêm trọng, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không cứu chữa kịp thời.
Chính vì vậy khi phát hiện bệnh viêm ống dẫn trứng bệnh nhân nến đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa điều trị kịp thời.
Hiện nay y học phát triển, một số biện pháp Tây y điều trị viêm ống dẫn trứng như sử dụng kháng sinh viêm Corticoid, kết hợp với bơm hơi ống dẫn trứng với kháng sinh. Tuy nhiên biện pháp này chỉ điều trị được tạm thời vì chỉ 8 – 10% bệnh thành công, trị khỏi.
Một số phương pháp khác sử dụng phẫu thuật soi mổ bụng, tái tạo ống dẫn trứng,…có thể thuyên giảm bệnh tức thì, nhưng lại dẫn đến nguy cơ bệnh tái phát và khả năng thụ thai, mang thai giảm, khó mang thai.
Giải pháp khác là cắt vòi trứng có nghĩa là bạn sẽ không còn khả năng mang thai tự nhiên, nếu muốn có con phải tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.
4. Phương pháp điều trị
Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ lựa chọn phương pháp điều trị bằng đông và nam y – y học cổ truyền để chữa trị bệnh viêm ống dẫn trứng. Do thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị triệt để, có khả năng tái tạo lại lớp niêm mạc bên trong vòi trứng.
Thuốc đông và nam y không gây các tác dụng phụ cho người bệnh, hơn nữa bệnh nhân có thể dùng thuốc để loại bỏ những tác dụng phụ của thuốc Tây y do sử dụng một thời gian dài. Thuốc đông và nam y là các loại thảo dược kết hợp vì vậy rất lành tính, thân thiện, gần gũi với người dùng. Hơn nữa chi phí mua thuốc lại rẻ hơn so với điều trị phẫu thuật.
Đông y
Thành phần: trinh nữ hoàng cung, Đương quy, Bạch thược, lá trầu không, Xuyên khung, Bạch chỉ, Ích mẫu, Sà sàng tử.
Cách dùng: Sắc tất cả nguyên liệu lên với nước trong tầm 20 phút, sau đó để nhỏ lửa đun tiếp trong khoảng 30 phút nữa, làm liên tục đến khi còn khoảng nửa lượng nước. Chắt nước ra bát uống, một thang chia ra làm 3 lần uống sau bữa ăn. Thực hiện trong khoảng nửa tháng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.
Tác dụng: Bài thuốc có tác dụng bỏ huyết, thông kinh, tăng sức đề kháng và sức khỏe hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ kháng khuẩn, giảm các triệu chứng phù nề, tăng sức khỏe cho buồng trứng và tử cung, đặc trị bệnh viêm ống dẫn trứng…
Các thành phần thuốc được bào chế tử thảo dược nên hoàn toàn lành tính không mang lại tác dụng phụ.
Nam y
Thành phần: Đằng sâm, Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ, Hồng hoa, Đào nhân, Trần bì, Bạch thuật,…
Cách dùng: Đem sắc tất cả nguyên liệu lên với nước đến khi cạn còn nửa lượng nước thì chia ra làm 3 phần uống sau mỗi bữa ăn. Mỗi đợt điều trị trong vòng 15 ngày. Thực hiện liên tục sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
Tác dụng của bài thuốc: giúp chống viêm, bổ huyết, lưu thống khí huyết, đẩy ứ huyết ra ngoài giúp lưu thông vòi trứng, và tăng cường sức khỏe cho tử cung. Nhờ đó hỗ trợ điều trị bệnh viêm ống dẫn trứng hiệu quả.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì mọi người nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để tránh bệnh tái phát. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
Không ăn các loại thực phẩm có nhiều calo và chất kích thích
Tránh các đồ ăn cay, thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất ngọt, đồ hải sản. Đặc biệt không sử dụng các loại chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, cà phê và các thực phẩm chứa caffeine, đậu phộng, nấm, bánh mì, đồ ăn lạnh, đồ ăn tươi sống,…
Nên ăn nhiều các thực phẩm như sữa chua, tỏi, đậu đỏ, trứng gà, hoa quả tươi các loại ngũ cốc, các loại hạt chứa nhiều chất xơ,…
Giữ gìn vệ sinh
Tập thói quen vệ sinh khoa học, đúng cách, luôn giữ vùng kín khô ráo, không mặc đồ bó sát, quá chật. Nên mặc đồ thoáng mát, thoải mái, ưu tiên mặc quần áo nguyên liệu 100% làm từ cotton, không nên tắm bồn có thể khiến hóa chất xâm nhập gây tổn thương vùng âm đạo dẫn đến viêm ống dẫn chứng.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt, không tự ý thụt rửa vùng âm đạo, tránh sử dụng, lạm dụng các loại hóa chất như xà phòng, sữa tắm, các chất tẩy rửa để rửa vùng kín,…
Có lịch khám bệnh phụ khoa định ky
Đi khám phụ khoa định kỳ từ 3 đến 6 tháng để chắc chắc không mắc bệnh viêm ống dẫn trứng và các bệnh phụ khoa. Đồng thời phát hiện sớm khi có dầu hiệu mắc bệnh có phương pháp chữa trị từ sớm, dứt điểm không để bệnh tiến triển phức tạp khó điều trị về sau.
Hy vọng rằng những thông tin trên về bệnh viêm ống dẫn trứng và các phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh sẽ giúp ích cho các bạn nữ bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.