Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là căn bệnh không hiếm gặp ở nước ta hiện nay. Nó không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà còn là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho nhiều người.
Vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết và kiến thức về căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính này nhé.
1. Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là gì
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính hay hiện nay còn gọi là bệnh COPD hoặc bệnh COLD. Đây là một căn bệnh hô hấp khiến người bệnh bị khó thở do đường thở bị hẹp lại. Bệnh này được chia làm 2 loại là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng.
Với bệnh viêm phế quản mạn tính bạn có thể hiểu đơn giản như sau: đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản tức là các lớp lót trong các ống phế quản phổi bị đỏ, sưng và chứa đầy các chất nhầy. Chất nhầy này sẽ làm hẹp đường thở của bệnh nhân.
Bệnh khí phế thũng là tình trạng căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản tận. và làm cho bạn dần khó thở hơn. Khi các túi khí trong phổi của bạn bị tổn hại, quá trình thải CO2 và hấp thu O2 sẽ trở nên khó khăn hơn từ đó dẫn đến bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở hơn bình thường.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do người bệnh bị tắc nghẽn hoặc tổn thương các mô trong phổi. Những tổn thương này là do người bệnh thường xuyên phải tiếp xúc và hít thở các chất kích thích trong khoảng thời gian dài. Danh sách các chất kích thích đó như sau:
- Các loại thuốc lá, thuốc lào…. Những người hút hoặc hít phải khói thuốc trong suốt quãng thời gian dài triền miên thì có đến 80% người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính.
- Khói hóa chất, mùi hóa chất, sương hóa chất cũng thuộc danh sách các chất kích thích này. Những người làm việc trong môi trường hóa chất thì nguy cơ mắc căn bệnh này cũng cao hơn người bình thường rất nhiều.
- Khói bụi từ môi trường xung quanh.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ.
3. Triệu chứng – dấu hiệu nhận biết bệnh
Như chúng ta đã đọc ở phía trên, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của bệnh nhân, do đó các triệu chứng của căn bệnh này cũng tập trung thể hiện chủ yếu ở hệ hộ hấp. Sau đây sẽ là những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của căn bệnh này.
Ho
Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà chúng ta có thể thấy rõ nhất của bệnh là ho kéo dài. Ban đầu, bệnh nhân sẽ thấy các đợt ho của mình cách khoảng, sau đó cảm thấy xảy ra thường xuyên và hàng ngày hơn. Thông thường, bệnh nhân bị bệnh này sẽ ho nhiều vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm
Khạc đờm
Khạc đờm là dấu hiệu tiếp theo mà bạn cần chú ý đến. Thông thường những người bị bệnh này sẽ có đờm dính sau những lần ho. Đờm này có thể là màu trắng, màu vàng xám hoặc màu xanh lá cây. Đôi khi, trong đờm có thể đi kèm vệt máu như máu cá.
Khó thở
Một trong những dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính đó là bệnh nhân cảm thấy khó thở. Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở khi làm việc nặng nhọc hay khi thể thao quá sức.
Sau triệu chứng khó thở sẽ trở nên nặng và thường xuyên hơn, ngay cả nghi nằm nghỉ, người bệnh cũng cảm thấy việc thở ra và hít vào rất khó khăn.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi và hay bị đau thắt ngực
Nếu như đột nhiên cơ thể bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mà khi mà bạn không làm việc quá sức hay thi thoảng bạn cảm thấy bị đau thắt ngực. Thì bạn cũng nên đi khám và kiểm tra sức khỏe của bản thân, bởi đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh.
Thường xuyên mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, hay bị sốt và ớn lạnh
Ngoài các dấu hiệu trên, thì khi bạn bị các bệnh về đường hô hấp mà chữa không khỏi hoặc đã khỏi nhưng liên tục bị tái phát cũng là một dấu hiệu của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính mà bạn cũng cần để tâm tới.
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp Đông y
Theo quan điểm Đông y nguyên nhân dẫn tới bệnh là do công năng của các tạng Tỳ, Phế, Thận gây nên. Do đó để chữa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính thì Đông Y có một số bài thuốc phù hợp với từng triệu chứng bệnh như sau:
- Bài thuốc 1
Tác dụng: Bài thuốc đi với triệu chứng bệnh như ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức
Chuẩn bị: nguyên liệu bao gồm bán hạ, bạch linh, cam thảo, hạnh nhân, đẳng sâm, quế chi, bạch truật, tử uyển, bạch tiền, hậu phác, la bạc tử, bạch giới tử, khoản đông hoa bách hộ, chỉ sác và cát cánh.
Thực hiện: Bài thuốc này có tác dụng trị ho, giảm đờm, tăng cường lý khí. Người bệnh chỉ cần sắc thuốc uống đều đặn hàng ngày 2-3 lần, sau ăn 30 phút là có tác dụng.
- Bài thuốc 2:
Tác dụng: Bài thuốc thứ hai dành cho triệu trứng ho liên tục và dữ dội, đờm đặc khó ra, ho kéo dài thì họng đau, khàn tiếng và ngứa cổ rất khó chịu. Đờm có màu vàng hoặc xanh, cũng có khi màu trắng, song đều là đờm đặc rất khó ra, có khi lẫn máuvà cảm thấy rất khó.
Chuẩn bị: Bài thuốc bao gồm hoàng cầm, cát cánh, tang bì, hạnh nhân, chi tử, thiên môn, bối mẫu, trần bì, táo, trúc nhự, bạch linh, đương qui, mạch môn, ngũ bị, sinh khương, cảm thảo.
Thực hiện: Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, mức độ ho cũng thuyên giảm, tiêu đờm và không còn thấy khó thở nữa, cơ thể cảm thấy khỏe mạnh. Với bài thuốc này, bệnh nên uống ngày 1 thang, chia làm 4 lần và uống liên tục 12 thang là khỏi.
Phương pháp Nam y
Một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh:
- Củ nghệ vàng
Nghệ vàng là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong tủ bếp của chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết được rằng, nghệ vàng cũng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Theo nghiên cứu của Viện Y khoa Quốc gia Mỹ chất curcumin thành phần hoạt chất có trong củ nghệ có lợi ích rất lớn với sức khỏe người mắc bệnh phổi.
Curcumin có thể ngăn ngừa, điều chỉnh tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp và kiểm soát tình trạng thiếu oxy trong cơ thể, do đó nghệ vàng có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi tắc nghẽn.
Để sử dụng nghệ vàng trong chữa bệnh thì cách thức thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần pha bột nghệ cùng mật ong, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày.
- Lá hen
Lá hen là một trong những cây thuốc nam trị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính vô cùng hiệu quả. Theo như nam y, lá hen có tác dụng tiêu đờm, tiêu độc, trừ ho cho những người mắc các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Để chữa bệnh bằng lá hen bệnh nhân chỉ cần sắc lấy nước uống hàng ngày là có tác dụng.
Hiệu quả chữa bệnh của lá hen đến rất nhanh, bệnh nhân sau khi uống nước 2 -3 ngày, thậm chí có trường hợp uống sau 30 phút là cảm nhận được kết quả rõ rệt.
- Lá bạc hà
Bạc hà là loại lá mà hầu như ai trong chúng ta đều biết, nó không chỉ là loại rau thơm quen thuộc với chúng ta, mà còn là một vị thuốc nam trị tắc nghẽn phổi hiệu quả. Theo như nghiên cứu, tinh dầu bạc hà có thể làm giãn các đường thông khí, giúp bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn thông mũi, mát họng và dễ thở hơn rất nhiều.
Cách dùng loại lá này để chữa bệnh như sau: Bạn lấy lá bạc hà tươi rửa sạch sau đó giã nát lấy nước cốt. Trộn thêm 1 thìa mật ong vào nước cốt lá bạc hà và uống hàng ngày. Mỗi ngày bạn có thể uống từ 3 – 4 lần. Uống liên tục trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính bạn đang mắc sẽ giảm đi rất nhiều.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Xây dựng lối sống lành mạnh
Thứ nhất, để ngăn ngừa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính bạn cần xây dựng cho mình một chế độ sống lành mạnh, tức là không hút các loại thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với các khói thuốc trên. Hạn chế tối đa thời gian sống là làm việc trong môi có nhiều bụi bẩn và có khí hóa chất độc hại.
Nếu như bắt buộc, không tránh được khi làm việc phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, nhà ở cần có các biện pháp phòng chống phù hợp.
Giữ ấm khi ra ngoài trời mùa đông
Thứ hai, bạn cần kiểm soát được sự thay đổi của thời tiết. Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có liên quan mật thiết đến các yếu tố thời do đó cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất chính là kiếm soát sự thay đổi của thời tiết. Khi thời tiết lạnh, thay đổi thất thường, hạn chế đi ra ngoài.
Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì cần phải trang bị đầy đủ các vật dụng giữ ấm cần thiết như đội mũ, đeo gang tay, quàng khăn đầy đủ để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh.
Khám định kỳ thường xuyên
Thứ ba, bạn cần khám bệnh thường xuyên, định kỳ, sử dụng các loại thuốc điều trị dự phòng để hạn chế bệnh tái phát khiến bệnh biến chứng nặng nề, khó chữa khỏi.
Với những người đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thì cần phải điều trị sớm và triệt để các bệnh lý kèm theo để ngăn cản không cho nó có cơ hội chuyển biến sang bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Còn những người có cơ thể yếu, dễ bị các bệnh về đường hô hấp thì nên tiêm phòng cúm vào đầu mùa đông và mùa thu.
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin về căn bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.