Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của con người và có thể lây nhiễm cho những người xung quanh. Mọi người có biết hết thông tin về bệnh này, những nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng bệnh không?
Vì vậy, trong bài viết này mình sẽ tổng hợp hết tất cả các thông tin liên quan đến căn bệnh này để các bạn có thể tham khảo nhé.
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Đây là một căn bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan từ từ này sang người khác nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh. Vi khuẩn bạch cầu gây tổn thương đến các cơ quan khác như cơ tim, thần kinh ngoại biên, thận và thượng thận.
Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở người lớn nếu như hệ miễn dịch kém hoặc không có hệ miễn dịch. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là khoảng tầm 3% trong tổng số những ca mắc bệnh bạch hầu.
Các thể bệnh bạch hầu thường gặp:
- Bạch hầu họng thông thường
- Bạch hầu ác tính
- Bạch hầu thanh quản
- Bạch hầu mũi
2. Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu gây nguy hiểm tối sức khỏe của mọi người, vì thế mà mọi người nên biết các nguyên nhân gây ra bệnh để phòng tránh nhé. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
- Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là do vi khuẩn có tên Corynebacterium diphtheria gây nên.
- Khi người bình thường tiếp xúc với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh bạch hầu, họ có thể hít phải vi khuẩn gây bệnh. Chủ yếu, bệnh bạch hầu lan rộng là thông qua con đường này lây nhiễm này, đặc biệt là ở trong những đám đông người.
- Vi khuẩn bạch hầu thường xuất hiện nhiều nhất ở mũi và họng. Khi mà bạn đã bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ giải phóng ra độc tố, độc tố này sẽ xâm nhập vào dòng máu, gây nên các mảng dày ở mũi, họng, lưỡi.
- Nguyên nhân gây nên bệnh bạch hầu cũng có thể là do tiếp xúc gián tiếp với những vật dụng cá nhân đã qua sử dụng của người mắc bệnh. Các đồ dùng của người bệnh dễ lây lan như khăn mặt, ly nước,…
- Trong một số trường hợp, bệnh bạch hầu xuất hiện khi mà chúng ta chưa tiêm vaccine bạch hầu. Do không được tiêm chủng nên gây ra nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
- Bệnh nhân đã từng bị bệnh bạch hầu và những người nhiễm vi khuẩn bạch hầu đã được điều trị khỏi đều có khả năng gây truyền bệnh cho những người khác. Đặc biệt là những người chưa được tiêm chủng phòng ngừa trong khoảng thời gian 6 tuần sau đó.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu
Dấu hiệu của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Một số người không có biểu hiện bất cứ triệu chứng rõ ràng nào. Nhưng đa số khi mọi người mắc bệnh đều có những triệu chứng thông thường.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu mà các bạn có thể tham khảo thêm.
Xuất hiện giả mạc màu trắng
Khi bạn mắc phải bệnh bạch hầu thì thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, nó có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc ở bộ phận sinh dục.
Sốt nhẹ, đau họng
Bệnh bạch hầu thường gặp với những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Đây là dấu hiệu nhẹ của bệnh và thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm lạnh bình thường. Lúc này, sẽ xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng, xám hoặc đen.
Khó thở, khó nuốt
Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh bạch hầu. Trong trường hợp bệnh nặng, không có biểu hiện sốt cao nhưng lại có dấu hiệu cổ sưng to, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim.
Chảy nước mũi và mãu đối với bạch hầu mũi
Thường xuyên bắt đầu chảy nước mũi, kéo dài liên tục trong vòng mấy ngày. Đôi khi nước mũi có lẫn máu làm loét môi hoặc có thể hình thành một màng ở vách mũi. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ vẫn bú mẹ.
Sốt nhẹ và đau họng đối với bạch hầu họng
Người bị bệnh này thường bị sốt nhẹ, đau họng khó nuốt, họng đỏ, hạch nhân to, chấm trắng nhỏ, hạch dưới hàm. Khi đi khám họng thì có thể, nhìn thấy màng giả màu trắng xám ở họng.
Ho khan và khó thở đối với bạch hầu thanh quản
Triệu chứng bất đầu của bệnh này là do tiếng ho khàn, thở rít, co kéo hõm ức. Dấu hiệu khó thở ngày càng tăng cao.
4. Cách điều trị bệnh bạch hầu
Điều trị bạch hầu bằng phương pháp Đông Y
Bài thuốc Đông Y được nhiều người tin tưởng sử dụng từ xưa đến nay bởi những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thuốc Đông Y giải độc cơ thể nhưng lại không gây ra tác dụng phụ, không gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y mà bạn có thể tham khảo nhé!
- Bài thuốc 1: Sử dụng cây thồm lồm
Cây thồm lồm là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, mất máu, giải độc nhanh.
Các nguyên liệu cần thiết: Để thực hiện được bài thuốc trên, các bạn cần chuẩn bị 20g lá tươi cây thồm lồm, 150ml nước, ấm sắc thuốc.
Cách dùng: Khi chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn cho lá thồm lồm đã chuẩn bị vào sắc, uống nước ở trong ngày và dùng với lượng một phù hợp.
- Bài thuốc 2: Sử dụng cây hoàng cầm
Cây hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn tốt, ức chế các vi khuẩn bạch hầu, chữa trị nhanh các triệu chứng do bệnh gây nên.
Các nguyên liệu cần thiết: Hoàng cầm, long đởm, trạch tả, sài hồ, mộc thông, chi tử, sinh địa (mỗi loại thuốc chuẩn bị 8g), đương quy, xa tiền tử (mỗi vị chuẩn bị 6g), cam thảo chuẩn bị 4g.
Cách dùng: Khi chuẩn bị xong các nguyên liệu cần thiết, bạn cho tất cả lên sắc thuốc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc và sử dụng liên tục từ 3 đến 4 tuần.
Điều trị bạch hầu bằng phương pháp Nam Y
Hiện nay, các bạn có thể chữa trị dứt điểm bạch hầu chỉ bằng bài thuốc nam có một vị duy nhất này. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo và sử dụng.
- Bài thuốc 1: Dùng rễ cỏ xước tươi
Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, khả năng chống viêm hiệu quả ở giai đoạn mạn tính và cấp tính.
Nguyên liệu chủ yếu: Để thực hiện bài thuốc này, các bạn cần chuẩn bị 100g rễ cỏ xước tươi, 150ml nước sắc, siêu để đun thuốc.
Cách dùng: Với bài thuốc trên, các bạn chỉ cần cho rễ cỏ xước tươi vào sắc đến khi nước trong siêu còn lại 1/3. Các bạn dùng nước này thay cho nước uống hàng ngày, sử dụng liên tục trong một thời gian.
- Bài thuốc 2: sử dụng hạt bưởi
Hạt bưởi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh bạch hầu hiệu quả, nhanh chóng giải quyết các nỗi lo về tình trạng bệnh này.
Cách dùng: Hàng ngày bạn chuẩn bị 3 hạt bưởi đã được phơi khô, sau đó đun lấy nước để uống. Tuy nước hạt bưởi đắng nhưng bạn không nên sử dụng cùng với đường, như vậy sẽ giảm đi nhiều tác dụng cần thiết. Cần sử dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời khi sử dụng các bài thuốc trên, các bạn cần nên ăn các thực phẩm có chất dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe cơ thể. Cùng với đố mọi người cũng cần có chế độ nghỉ ngơi sao cho phù hợp nhất.
5. Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu
Nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh mà tiếp xúc với mầm bệnh vẫn có thể mắc bệnh. Để chủ động phòng ngừa bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:
- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin để phối hợp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả, đúng lịch.
- Đối với những người trưởng thành nên tiêm phối hợp vaccine bạch hầu và uốn ván. Chỉ khi tiêm vaccine phòng bệnh thì bạn mới có thể bảo vệ được bản thân tránh bị bạch hầu trong tương lai.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để kháng khuẩn, che miệng khi bị ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng để không cho bệnh có cơ hội lây lan và phát triển.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Tránh không để quá lâu và tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
- Những người mắc bệnh bạch hầu đang trong quá trình điều trị thì bác sĩ cần yêu cầu bệnh nhân nằm viện để tránh lây lan cho những người xung quanh. Khi tiếp xúc với người bệnh cần giữ khoảng cách, không tiếp xúc quá gần tránh lây bệnh.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần thiết, hữu ích cho các bạn về căn bệnh bạch hầu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nếu như bạn không biết cách bảo vệ và chăm sóc cơ thể của mình.
Vì để có một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, những người xung quanh, bạn nên tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất.
Hy vọng với thông tin của bài viết, khi gặp phải căn bệnh này các bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa. Bảo vệ sức khỏe của bản thân không bao giờ là việc làm thừa, việc vô ích cả. Chúng ta nên cần đầu tư thời gian để tìm hiểu thêm nhiều về căn bệnh khác nữa nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.