Bệnh viêm phổi khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người già và có những triệu chứng gần giống với những bệnh hô hấp khác với các biểu hiện: ho khan, ho khạc đờm, sốt. Căn bệnh này có nguy hiểm không phụ thuộc và tình trạng bệnh và cách thức điều trị, dưới đây là một số thông tin giúp bạn sớm có thể nhận, điều trị hoặc phòng tránh nó.
1. Khái niệm bệnh viêm phổi là gì?
Bệnh viêm phổi còn được gọi là nhiễm trùng phổi, bệnh do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể bằng được đường hô hấp hoặc qua đường máu, thông thường bệnh thường có thể nhẹ nhưng một số biến chứng có thể gây tử vong.
Đây là một căn bệnh phổ biến và xảy ra với bất kì ai, nhất là những người sống trong khu vực bị ô nhiễm hoặc hệ miễn dịch yếu thường dễ nguy cơ bị bệnh hơn.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm phổi được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
Viêm phổi do virus
Đây là một nguyên nhân cơ bản gây ra căn bệnh này, bao gồm các hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm hay adenovirus…
Viêm phổi do vi khuẩn
Ở nước ta, đây là một nguyên nhân phổ biến với các loại vi khuẩn thường gặp như phế cầu, hemophilus influenza và một số loại khác như tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumonia…
Thông thường, khi cơ thể bị các virus hay vi khuẩn xâm nhập đều có sức đề khác để ngăn ngừa, tuy nhiên, nếu cơ thể bị suy dinh dưỡng và thiếu đề kháng thì khả năng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể càng cao.
Do nấm
Nấm candida albicans là nấm gây tựa miệng và nó có thể phát triển cuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm.
Mycoplasma
Loại này thường gặp ở những trẻ em dưới 5 tuổi.
Pneumocystis carinii
Đây là một loại bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở những người nhiễm HIV/AIDS hoặc những người có hệ miễn dịch yếu do ghép tạng, hóa trị liệu, điều trị corticosteroids, thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ gặp phải căn bệnh này.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà người bệnh có một số triệu chứng:
Viêm phổi do vi khuẩn
Người bệnh thường có những triệu chứng xảy ra đột ngột bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, đau ngực, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Nó thường trú tại một vùng phổi, gọi là viêm phổi thùy.
Virus
Các triệu chứng của nó tương đối giống với cúm, ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân sẽ thấy khó thở, ho khạc đờm trong hoặc màu trắng và có thể nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Mycoplasma
Bệnh viêm phổi do nguyên nhân này gây ra thường có những triệu chứng gần giống với virus hay vi khuẩn gây ra nhưng thường nhẹ hơn và thậm chí không biết mình bị viêm phổi.
Nấm
Đây là một trường hợp khá hiếm gặp và có rất ít triệu chứng nhưng thường có một số người có thể bị bệnh viêm phổi cấp và dai dẳng.
Pneumocystis carinii
Người bệnh viêm phổi thường ho dai dẳng, sốt và khó thở:
- Đầu tiên, ho và có đờm, những đờm này thường có màu vàng hay xanh hoặc có thể lẫn máu.
- Sốt
- Thở nhanh và hơi thở nóng
- Rùng mình có thể xảy ra một lần nhưng có có thể lặp lại nhiều lần
- Đau ngực và thường cảm thấy tình trạng tệ đi
- Môi khô
Khi khám thấy mạch nhanh, huyết áp bình thường trong trường hợp nặng sẽ có huyết áp thấp, mạch nhỏ, nhanh. Chụp X quang thấy xuất hiện hình trắng mở của một vùng tại phổi, một số trường hợp là hình tam giác. Bạch cầu máu tăng và tăng lên 85%.
4. Phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp Đông y
- Bài thuốc 1: Điều trị bệnh viêm phổi ở người lớn giai đoạn khởi phát 1-2 ngày
Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát như sốt, sợ lạnh, ít hoặc không có mồ hôi, hơi thở gấp, đờm ít, tức ngực…
Chuẩn bị: Trúc diệp, bạc hà, liên kiều, đậu xị, tang bì, cam thảo, hạnh nhân, bối mẫu, kinh giới, ngân hoa, cát canh, ngưu bàng. Trong trường hợp người bệnh bị sốt có thể bổ sung thêm hoàng cầm, chi tử; còn đau ngực thì thêm bạch thược, uất kim, qua lâu.
Cách dùng: Bạn có thể mang thang thuốc đem sắc với 3 bát nước và thu lấy 1 bát để uống nước. Nếu bạn kiên trì sử dụng trong 1-2 ngày thì bạn sẽ thấy được hiệu quả bệnh viêm phổi qua cách trị này.
- Bài thuốc 2: Viêm phổi ở người lớn giai đoạn toàn phát
Triệu chứng của người bệnh viêm phổi có thể áp dụng bài thuốc này như toàn phát hay nhiệt uất bế khí và kèm theo sốt cao, mặt đỏ, không có mồ hôi, khát nước, ho ra đờm vàng, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều lần…
Nguyên liệu: Trích thảo, ma hoàng, ngân hoa, hoàng tiêu, bối mẫu, diếp cá, bồ công anh, hạnh nhân, liên kiều, lô căn, thạch cao, hoàng cầm, tang bì. Nếu ra mồ hôi có thể bỏ ma hoàng thêm sa sâm, tri mẫu, thiên hoa.
Cách dùng tương tự với bài thuốc số 1.
- Bài thuốc điều trị cho trẻ nhỏ
Tỏi chứa chất allincin có công dụng kháng khuẩn, bổ sung nhiều tỏi vào bữa ăn hàng ngày cho bé để chữa bệnh viêm phổi hiệu quả và an toàn tuyệt đối.
Nước cây dâu: Vỏ và rễ của cây dâu có công dụng chữa ho đờm và bệnh viêm phổi ở trẻ em hiệu quả, sắc lá, vỏ và rễ cây lấy nước và trẻ uống 2-3 lần một ngày.
Lá tía tô: Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liền cầu tan máu, phế cầu. Các hoạt chất luteolin chống dị ứng, long đờm hiệu quả, mỗi ngày chỉ cần 3-10g lá tía tô đem sắc nước uống sẽ giúp chữa bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ.
Phương pháp Nam y
- Diếp cá
Rau có vị cay, chua, hơi lạnh với thành phần chủ yếu methlnonylkenton, decanonylacetaldehyde, chất myrcen và ít alkaloid là cordalin, một hợp chất sterol, các khoáng chất và vitamin C.
Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi thủy tiểu thủng. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chữa trĩ, sốt xuất huyết, táo, kinh nguyệt không đều, viêm âm đạo, mụn nhọt sưng đỏ…
Nguyên liệu: 20g diếp cá, cam thảo đất 20g.
Cách dùng: Rửa rau diếp cá thật sạch và sắc với 500ml, mỗi ngày sắc 2 lần, bệnh viêm phổi có thể nhanh chóng bị đẩy lùi sau hai ngày.
- Dâu tằm
Trong dâu chứa nhiều tang thầm có chứa rất nhiều vitamin C, carotin, tannin, acid tự nhiên và protit có tác dụng trừ ho, an thần, chống cảm cúm…và nó còn có tính mátt, vị ngọt và có lợi cho sức khỏe. Những trường hợp có thể dùng dâu tằm khi ho khan, viêm phế quản, tiêu đờm, huyết áp cao, đau lưng…
Nguyên liệu: lá dâu tằm, rau má mỗi loại 12g, bạc hà, hoa cúc, rau hẹ mỗi loại 10g, lá chanh 8g.
Cách dùng: Nguyên liệu rửa sạch, đun với 500ml nước, sắc đến khi còn khoảng 200ml chia thành 2 lần uống, nếu là trẻ nhỏ có thể chia thành 3-4 lần và uống sau bữa ăn.
- Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương với 3 thành phần chủ yếu: thymol, carvacrol, eugenol, saponin có khả năng kháng viêm, điều trị ho, khó thở, giảm tính cấp tính của bệnh viêm phổi, loại bỏ các chất độc hại làm tổn thương tế bào…
Dùng khoảng 5-10 giọt tinh dầu cỏ xạ hương cho vào 1 chậu nước nóng đã được đun sôi, trùm khăn kín đầu và giữ mặt cách chậu 30cm, tiến hành xông hơi đến khi nước nguội.
- Cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt mang tính hàn, vị đắng nên rất có lợi cho sức khỏe, chữa viêm họng, khan tiếng, tiêu đờm, đau nhức tai, rối loạn tiêu hóa…
Nguyên liệu: tế tân, ngũ vị tử mỗi loại 1,5g; xạ can ma hoàng thang, xạ cang, gừng tươi mỗi loại 3g, khoản đông hoa 6g, tử yến, bán hạ chế 9g.
Cách dùng: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, đun sôi với 500ml, sắc lại đến 1 chén thì uống ngay khi còn nóng. Bạn có thể áp dụng sau 2-3 ngày, bạn thấy rõ hiệu quả.
- Cỏ xạ đen
Cây có điều trị như các bệnh về gan, bệnh viêm phổi, cao huyết áp, tiểu đường, viêm nhiễm đường hô hấp, mụn nhọt, lở ngứa…
Cách trị: 100g lá xạ đen chế thêm 1,5 lít nước rồi đun nhỏ lửa, sôi một lúc thì tắt bếp để lấy nước uống và uống thay nước lọc.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh viêm phổi có thể phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình theo một số cách:
Tiêm phòng vacxin
Những người được tiêm phòng sẽ có khả năng bị lây nhiễm hoặc ở tình trạng nhẹ và ít xảy ra. Tiêm vacxin có hai loại:
- Tiêm vacxin phòng phế cầu
Đây là loại vacxin dành cho những người trên 65 tuổi, những đối tượng nghiện hút thuốc lá – thuốc lào, bệnh tim, phổi, các bệnh mãn tính khác, người bị suy nhiễm miễn dịch…
- Tiêm vacxin phế cầu liên hợp
Loại vacxin này dành cho trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi, những trẻ có nguy có mắc viêm phổi cầu do suy giảm miễn dịch, ung thư, tim mạch, thiếu máu hồng cầu hình liềm và nó hoàn toàn khác với polysaccharide của người lớn.
Biết chăm sóc bản thân
- Bạn thường xuyên rửa tay trước và sau khi ăn, khi tiếp xúc với vật bẩn, ô nhiễm giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn lây nhiễm vào đường hô hấp.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá – thuốc lào.
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động, tập thể thao giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những loại thực phẩm sữa ít chất béo, hoa quả, trái cây, rau xanh… được khuyến cáo sử dụng hàng ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh như người bị cúm, cảm lạnh, sởi, thủy đậu… cần được cách ly đến nơi an toàn, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Bệnh viêm phổi không nguy hiểm đến tính mạng nếu được chữa trị kịp thời nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Mong rằng với những thông tin trên đã phần nào giúp ích cho bạn thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ