Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Trong số đó, bệnh đau mắt đỏ là một bệnh gặp khá nhiều. Tuy nó là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa.
Việc phát hiện và điều trị bệnh đau mắt đỏ càng sớm càng tốt nhằm tránh bệnh lây truyền sang người khác và giúp hạn chế tổn thương gây ra ở vùng mắt.
1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Thường là do nhiễm vi khuẩn, virut gây ra hoặc do phản ứng dị ứng. Là tình trạng viêm màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi.
Bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng hai tuần từ khi mắc bệnh và gây thành dịch qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ của người bệnh. Vì thế việc chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
2. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ, bao gồm các nguyên nhân sau:
Virut
Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất ở các bệnh nhân. Trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lan lây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân như ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm. Tuy nhiên nó thường tự khỏi trong vòng mấy ngày, có thể không cần điều trị.
Vi khuẩn
Những vi khuẩn gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, staphylococcus, Hemophilus Influenza, Gonococci và Chlamydia… đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt.
Dị ứng, lây nhiễm
- Bệnh đau mắt đỏ cũng có thể gây ra do dị ứng với bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…. Nguyên nhân này chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, thường xảy ra theo mùa, kéo dài và hay bị tái phát.
- Đau mắt đỏ liên quan đến vi khí hậu và địa lý. Nóng nực, độ ẩm cao làm bệnh phát triển mạnh. Kiểu thời tiết mùa nóng, mùa mưa bão thường phát triển bệnh dịch.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
- Lây qua vật trung gian là ruồi/nhặng.
- Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.
3. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh
Tùy theo những tác nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Nó thường sẽ biểu hiện rõ ràng qua 3 ngày ủ bệnh. Cụ thể, các biểu hiện đó như sau:
Bệnh đau mắt đỏ do virut
- Ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt – cộm xốn nhiều.
- Phù mi kết mạc, giả mạc.
- Giảm thị lực, chói sáng khi biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc.
Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn
- Ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
- Ngứa, chảy nước mắt.
- Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
- Có thể bị một hoặc cả hai mắt.
Bệnh đau mắt đỏ do dị ứng
- Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, thường kèm theo viêm mũi dị ứng.
- Bệnh xảy ra cả hai mắt.
- Bệnh không lây lan sang người khác.
4. Phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp Tây y
Cần nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) thường xuyên ngày 6 -7 lần. Gia đình nào có người bị đau mắt đỏ thì cả nhà đều nên nhỏ mắt thường xuyên ngày 4 – 5 lần để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.
Lưu ý là mỗi người dùng 1 chai riêng biệt chứ không xài chung với nhau dù là dùng chung giữa những người chưa bị vì có thể có người đã bị rồi nhưng chưa có biểu hiện rõ ràng vẫn có thể lây lan vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ cho người khác được.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ mua 9 viên Alpha Choay, cho con uống ngày 3 lần, lần 1 viên, uống 3 ngày là ngưng. Chú ý là thuốc này nên uống sau ăn khoảng 30 phút vì uống lúc đói hại dạ dày. Liều lượng cụ thể như sau: trẻ từ 8 tháng đến 1 tuổi, ngày uống 2 viên, lần 1 viên, uống 3 ngày.
Trẻ 5 – 7 tháng tuổi, uống ngày 2 lần, lần 1/2 viên, uống 3 ngày. Với người lớn lớn uống ngày 3 lần, lần 2 viên, uống 3 ngày.
Lưu ý là nếu mắt viêm sưng nhiều, thì mua lọ thuốc mắt tên Tobrex nhỏ ngày 5 – 6 lần, nhỏ trong 3 – 5 ngày thôi, tới khi giảm hằn viêm sưng thì dùng nước muối sinh lý nhỏ lại mỗi ngày trong vòng 2 tuần.
Đây là thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, nên không được dùng trong các trường hợp nhỏ mắt thường ngày không bị viêm sưng.
Không đến những nơi tập trung đông người như bệnh viện, trường học… Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, nhỏ nước muối vệ sinh mắt… để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ trong mùa dịch.
Phương pháp chữa trị dân gian, nam y
- Đắp mắt với nha đam, lô hội
Chọn mua những bẹ nha đam thật lớn về ngâm nước muối loãng 20 phút, lưu ý là rửa thật sạch, thật kỹ các bẹ nha đam góp phần làm sạch vi khuẩn. Sau đó, cắt thành 4 – 6 miếg theo chiều ngang của bẹ nha đam. Cho vào túi nylon và cho vào ngăn mát của tủ lạnh để dùng nguyên ngày 2-3 lần.
Khi dùng, dùng 1 lần 2 miếng, cắt bỏ lớp vỏ cứng màu xanh bên ngoài lấy phần thịt màu trắng trong suốt ở bên trong, đắp mỗi bên mắt 1 miếng, chừng 30p. Với trẻ nhỏ lúc thức không nằm yên để đắp được thì mẹ đợi khi con ngủ say là đắp ngay cho con.
Nếu con xay trở thì mẹ chêm thêm gối hay khăn để giữ cố định miếng lô hội trên 2 mắt của con. Có thể dùng khăn sữa đặt lên trên miếng nha đam từ mắt bên này qua mắt bên kia sẽ giúp cho 2 miếng nha đam không bị rơi xuống.
Phương pháp đắp nha đam lên mắt sẽ giúp mát mắt, hút được rỉ mắt rất tốt, giúp giảm sưng giảm viêm cũng cưc kỳ hiệu quả. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau nhanh.
- Cách chữa đau mắt đỏ bằng rau diếp cá
Nhiều người bị đau mắt đỏ thường dùng nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt mà bệnh tiến triển rất lâu khiến bạn phải chịu nhiều bất lợi trong sinh hoạt.
Diếp cá có tính mát được xem như loại rau – thảo dược mộc luôn có sẵn trong vườn nhà, hay có thể bỏ ra 1-2.000 đồng đã có một mớ để dùng.
Cách chữa đau mắt đỏ bằng rau diếp cá rất đơn giản như sau:
Cách 1: Dùng một nắm rau diếp cá tươi sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng bã rau diếp cá quấn vào gạc rồi đắp lên mắt qua đêm là thấy bệnh tiến triển hẳn.
Dùng trong 3 ngày sẽ không còn cả giác đau, nhặm trong mắt, màu mắt trắng dần ra, các dử xanh, vàng không còn nữa. Dùng thêm 1-2 ngày nữa là khỏi hẳn chứng đau mắt đỏ.
Cách 2: Dùng cho trẻ nhỏ: Rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá tươi, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo rồi đem giã nát, cho vào miếng gạc sạch, đắp lên mắt. Dùng 2 lần/ ngày tác dụng sẽ nhanh hơn.
Dùng cho người lớn: Tương tự cách làm như trên, bạn có thể cho thêm vài hạt muối hột vào giã cùng rau diếp cá. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến mắt bạn hơi sót. Vì vậy, chỉ nên áp dụng cho người lớn tránh làm trẻ khó chịu mà quấy khóc.
Ngoài công dụng chữa đau mắt đỏ, diếp cá còn được dùng để ăn sống, xay nước uống chữa mụn nhọt, giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt.
- Cách chữa bằng lá cây sống đời
Lấy cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch, giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy sach) lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.
Cách chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp thuốc Đông y
Bài 1: Rau kinh giới, chút chít, chi tử (mỗi loại 12 g) hoàng đằng 8g, kim ngân hoa 16g, bạc hà (cho sau) 6g, lá dâu 16g, cúc hoa 12g. Sắc uống hàng ngày bằng cách cho hỗn hợp thuốc Đông y trên nấu với 2 lít nước, để nguội và sau đó uống thay nước lọc hàng ngày.
Bài 2: Cúc hoa 6g, tang diệp 6g, bạc hà 4g, bạch mao căn 30g, đạm trúc diệp 30g. Với bài thuốc này bạn đem hãm với nước sôi, sau khi sôi bạn bỏ thêm chút đường cho dễ uống, bài thuốc này ngoài công dụng chữa bệnh đau mắt đỏ còn có tác dụng tiêu viêm, chữa ho, bệnh nóng sốt và mồ hôi ra trộm do cảm mạo phong nhiệt.
Bài 3: hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, kim ngân 16g, bạc hà (cho sau) 6g, chi tử 8g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 6g. Với các vị thuốc Đông y này, bạn cũng đem nấu lên sau đó để nguội và uống thay nước lọc hàng ngày để cơ thể đào tạo các độc tố ra bên ngoài theo đường nước tiểu và đường mồ hôi hiệu quả.
5. Biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ
- Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Cụ thể như sau:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng thường lành tính. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt.
Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã phần nào cung cấp thêm cho các bạn đọc giả nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ tốt hơn sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ