Nhiều người có thể nghe đến bệnh dịch hạch, cùng với đó là những câu hỏi đặt ra như bệnh có nguy hại hay không, triệu chứng và có phương pháp điều trị nào? Biết được những thắc mắc đó, chúng tôi xin giải đáp nó qua thông tin của bài viết dưới đây.
1. Khái niệm bệnh dịch hạch là gì?
Bệnh dịch hạch là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới loài người, chúng có sức lây lan mạnh và chiếm tỷ lệ tử vong cao ở những nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, người ta phát hiện dịch bùng phát vào những năm 1970 ở vùng Đồng Bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Nó đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, sự hoành hành kinh khủng, người bệnh chỉ chết sau vài ngày nếu như không được điều trị kịp thời. Thật sự, bệnh dịch hạch nguy hại tới cuộc sống cũng như tính mạng của con người thế nào.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh dịch hạch gây nên bởi loại trực khuẩn có tên là Yersina pestis, nó sống trung gian trong các loài vật gặm nhấm như chuột, bọ… từ đó lan sang người.
Loại khuẩn này xuất hiện mạnh mẽ vào mùa hanh khô, phù hợp với thời kỳ phát triển của động vật. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện vào một vài thời điểm trong năm, đặc biệt có cả trong mùa mưa.
Bệnh dịch hạch ở người thường xuất hiện với hai dấu hiệu là thể hạch và thể nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn lây lan đến phổi và não thông qua đường máu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch hạch và những nguy hại mà nó mang đến.
Bệnh dịch hạch có thể lây truyền từ con vật sang người, từ người sang người có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc đường máu. Trong nhiều trường hợp, nguồn bệnh cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc da như sờ vào mủ trên súc vật bị bệnh, màng tiếp hợp, ống tiêu hóa.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Khi bị bệnh dịch hạch sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu sau:
Thể hạch (thể hay gặp nhất)
- Thời kỳ ủ bệnh: từ 1-15 ngày nhưng trung bình khoảng 2-5 ngày và không có triệu chứng cụ thể, cơ thể vẫn hoạt động bình thường.
- Thời kỳ khởi phát: Bệnh dịch hạch khởi phát trước hết là sưng hạch có thể gây nên một số triệu chứng như mệt mỏi, đau mình mẩy, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… sốt từ 38,5 – 39 độ C, đặc biệt đau ở vùng sắp nổi hạch. Sau khi khởi phát thì 1-2 ngày sau sẽ phát triển đến giai đoạn toàn phát.
- Thời kỳ toàn phát: Toàn thân sẽ nhiễm trùng, nhiễm độc và nổi hạch.
Triệu chứng nhiễm trùng
Người bị bệnh dịch hạch sẽ sốt cao 39-40 độ C, liên tục hay từng cơn, đôi khi có rét hoặc sẽ xảy ra tình trạng co giật nếu như ở trẻ em. Một số biểu hiện khác như mặt đỏ, xung huyết, mắt đỏ ngầu, mạch nhanh theo nhiệt độ; tiêu hóa: lưỡi khô, trắng, môi khô, đôi khi nôn, ỉa chảy hay táo bón; đái ít, sẫm màu, nước tiểu có albumin.
Triệu chứng nhiễm độc
Nếu người bị nhiễm độc nhẹ có thể nhức đầu, mệt mỏi toàn thân, mệt lả, nếu nặng thì mặt ngủ, nói rời rạc, mê sảng, la hét, rối loạn động tác…
Sưng hạch là một triệu chứng chủ yếu và thường xuất hiện ở những ngày đầu của bệnh. Vị trí của hạch có thể: hạch vùng liên quan đến chỗ bọ chét đốt như đùi bẹn, tam giác Scarpa, nách, cổ; bất kì chỗ nào trên cơ thể, thường một bên cũng có thể hai bên hoặc nhiều nơi khác nhau.
Hạch do bệnh dịch hạch gây nên có thể sưng to, đau, gây khó khăn cho việc đi lại cũng như nghỉ ngơi; hạch lúc đầu nhỏ, chắc, nóng, di động sau to nhanh do phù hoặc viêm quanh hạch. Vùng da quanh hạch sau sẽ căng và chuyển sang màu đỏ rồi đỏ tía.
Tiến triển của bệnh: Hạch có thể hóa mủ, tự vỡ, chảy dịch, thành sẹo co rúm nếu như không điều trị kịp thời. Trong trường hợp điều trị sớm, hạch sẽ đỡ sưng, sau đó hạch sẽ nhỏ và tiêu đi. Nếu trong trường hợp điều trị muộn hoặc quá nặng cần phải trích rạch tháo mủ mới đỡ sốt, mới khỏi.
Thể nhiễm khuẩn huyết
Vi khuẩn sinh sản và phát triển mạnh trong máu khi mắc bệnh dịch hạch với các biểu hiện lâm sàng như nhức đầu, mệt lả, nôn, vật vã, mê sảng, lưỡi khô, trắng, bụng chướng, gan lách to, mạch nhanh, có thể xuất huyết dưới da. Nếu như gặp thể nhiễm này có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 2-3 ngày nếu không điều trị.
Thể phổi
Thể này cũng có những giai đoạn từ ủ bệnh đến khởi bệnh và toàn bệnh nhưng các biểu hiểu cụ thể như tức ngực khó thở, thở nhanh nông, tím tái, ho khan, rãi, bọt nhiều dần lên, màu hung đỏ máu, khi chụp x quang có hình ảnh viêm phổi, viêm phế quản. Bệnh nhân có thể tử vong trong 2-4 ngày do phù phổi cấp và suy tim.
Bệnh dịch hạch muốn có kết quả chính xác nhất có thể soi gan và chuẩn đoán đặc biệt. Khi bệnh nhân có thể soi gan mà xác định rõ khi người bệnh tái phát thể ba ở dạng dịch hạch thể phổi. Người xung quanh có thể bị lây bệnh khi ngửi thấy mùi, qua đường hô hấp và đường máu.
4. Phương pháp điều trị bệnh dịch hạch
Phương pháp Đông y
Bệnh dịch hạch có thể điều trị cả bằng phương pháp đông y lẫn tây y. Nếu người bệnh muốn chữa bằng đông y có thể tham khảo bài thuốc với các vị gồm phượng vĩ thảo 90g, sắc uống theo thang và uống liên tục trong 8 ngày.
Hoặc bạn có thể tham khảo một số bài thuốc khác như cây bạc đầu 30g, cát cánh 12g, cam thảo 9g và sắc uống theo ngày, mỗi ngày một thang. Thang tiếp theo với cỏ tàu đen tươi 50g, vỏ bí đao 15g, mỗi ngày sắc uống một thang. Thang thuốc cuối cùng có thể tham khảo là cây xà môi tươi 100g, cũng sắc uống ngày một thang.
Phương pháp Nam y
Hiện nay, bệnh dịch hạch chưa được nghiên cứu để điều trị bằng thuốc nam bạn có thể tham khảo cách chữa bằng đông y hoặc tây y, tránh để bệnh nặng làm biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Bạn có thể ăn cháo gạo lứt nhừ với muối cùng rau sam còn cả rễ, luộc lấy nước uống. Cây sam còn có tên khác là ngũ hành thảo, tốt cho những người bị bệnh dịch hạch.
Phương pháp Tây y
- Sử dụng kháng sinh
Những nhóm kháng sinh có giá thành tương đối rẻ như aminoglycosides, tetracyclines, sulfonamides và cloramphenincol, nhưng cần lựa chọn cũng như độ phù hợp với kháng sinh như chức năng thận, bệnh nhân có dung nạp với kháng sinh hay không, tác dụng phụ của thuốc, tuổi, giới tính hay tình trạng bệnh.
Kháng sinh streptomycin và gentamycin là kháng sinh hiệu quả nhất trong điều trị dịch hạch, nó có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh khác. Hai loại này rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh dịch hạch nhưng cần cẩn trọng với những người bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Một số loại kháng sinh khác cũng được sử dụng nhưng nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ em nên có những lựa chọn phù hợp do tác dụng của thuốc và nhóm aminoglycosides được coi là nhóm an toàn và hiệu quả đối với đối tượng này.
- Điều trị triệu chứng
Bệnh dịch hạch khiến người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng khác như sốt, giảm đau… vậy cần kết hợp chữa nó để chống lại suy đa phủ tạng và hồi sức tích cực trong những thể nặng. Bạn cần cân bằng nước – điện giải, chống toan huyết và trợ tim mạch, hô hấp tốt.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh dịch hạch là một căn bệnh nguy hiểm nên cần có những biện pháp để kiểm soát bệnh với một số biện pháp thường được sử dụng:
Tiêu diệt các loại gặm nhấm tận gốc
Các loài gặm nhấm chính là nguồn lây bệnh chính đưa khuẩn gây hại tồn tại trong cơ thể chúng sang người. Bạn cần loại bỏ các khu vực tiềm ẩn có thể làm tổ như đống đồ cũ, đá, củi, rác… không để lại các loại thức ăn vật nuôi mà các loài gặm nhấm có thể dễ dàng đột nhập.
Vệ sinh thú nuôi thường xuyên
Nếu gia đình bạn nuôi thú cưng thì cần phải vệ sinh cho thú cưng thường xuyên để tránh cho bọ chét sinh sôi và gây hại đến sức khỏe của gia đình bạn. Đối với những loài vật có nguy cơ bị nhiễm bệnh dịch hạch, bạn phải đeo găng tay khi tiếp xúc với chúng để ngăn ngừa vi khuẩn lây qua người.
Bạn cần chú ý và thực hiện yêu cầu này bởi nó khá dễ trong việc phòng ngừa bệnh dịch hạch mà bạn có thể chủ động thực hiện.
Diệt côn trùng bằng thuốc
Đối với các loại côn trùng không thể tránh khỏi bằng những biện pháp tự nhiên thì cần sử dụng thuốc chống côn trùng. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng thuốc cần giám sát chặt chẽ trẻ em và vật nuôi ở khu vực đặt thuốc để đảm bảo an toàn, cùng với đó cũng phải tránh những nơi có nhiều loài gặm nhấm.
Đối với những địa phương có bệnh dịch hạch hoành hành và những vùng có nguy cơ khi chưa có dịch phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để có thể chủ động trong phòng bệnh.
Đi khám nếu xảy ra tình trạng phát bệnh
Nếu xảy ra các trường hợp sốt, nổi hạch, cần phải đến những cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh có những biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Chuẩn bị sẵn sàng những loại thuốc điều trị, hóa chất và phương tiện, nhân lực để phục chống dịch, những cơ quan y tế tránh để trường hợp bệnh dịch hạch bùng phát tại địa phương mới chuẩn bị các phương thức chữa trị sẽ gây làm cho nó bùng nổ nhanh hơn, gây nguy hại đến tính mạng của cả khu vực.
Bệnh dịch hạch khá phổ biến nhưng luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hiểu được điều đó, bài viết trên đây chắc chắn đã cung cấp được cho các bạn đọc giả nhiều thông tin bổ ích như: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.
Giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn và khách quan để từ đó có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.