Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp có liêm quan tới các yếu tố ô nhiễm môi trường và thời tiết khắc nghiệt. Ở Việt Nam, dù chưa có báo cáo thông kê cụ thể nhưng tỷ lệ số bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng đang có khuynh hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Bệnh viêm mũi dị ứng lá gì?
Viêm mũi dị ứng thực chất là một phản ứng của cơ thể khi xuất hiện sự xâm nhập của tác nhân lạ vào hệ hô hấp. Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường hay bị nghẹt mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng nên lại dễ mắc viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản…
Bệnh viêm mũi dị ứng thường chia làm hai loại là có chu kỳ và không có chu kỳ.
Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: thường xảy ra vào một thời điểm cụ thể trong năm như đầu mùa nóng, đầu mùa lạnh
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: đột ngột diễn ra không phụ thuộc theo mùa, theo thời tiết.
Dấu hiệu, triệu chứng
- Mắt có hiện tượng ngứa, đỏ, chảy nước mắt
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi loãng trong hay hắt hơi cũng là những dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng
- Cảm thấy ngứa, đau và ù tai
- Cổ họng bị sưng, ngứa và đau
- Người bệnh có cảm giác chảy dịch ở mũi xuống họng
- Một số trường hợp có thể bị rối loạn khứu giác (không ngửi thấy mùi) hay ngủ ngáy.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến viêm mũi dị ứng là do cơ địa dị ứng của bệnh nhân. Tiết dịch mũi gây nghẹt mũi hay sưng họng là biểu hiện của phản ứng giữa kháng thể của cơ thể chống lại kháng nguyên (tác nhân) lạ từ bên ngoài. Các tác nhân này có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua da.
Một số tác nhân lạ gây nên viêm mũi dị ứng như:
- Khói bụi ô nhiễm: khói thuốc lá, khói bếp, khí thải nhà máy
- Mùi hóa chất tẩy rửa, hóa chất bệnh viện, hóa chất sản xuất công nghiệp
- Các loại phấn hoa
- Sợi bông vải hoặc lông chó mèo, vật nuôi
- Các loại bào tử nấm, vi khuẩn, virus trong không khí
- Dị ứng do thời tiết: lạnh, ẩm ướt
- Dị ứng với thực phẩm hoặc dị ứng với thuốc.
Phương pháp điều trị
Cá hồi
Chất béo omega 3 có khả năng ngăn chặn phản sự sưng tấy ở đường hô hấp do phản ứng dị ứng của cơ thể. Điều này có thể cảo thiện được tình trạng nghẹt mũi, đau họng do viêm mũi dị ứng gây nên. Cá hồi là thực phẩm giàu dưỡng chất omega tốt cho sức khỏe bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Thịt gà
Trong thịt gà có chứa axit amino cystein, chất này có khả năng làm mỏng lớp màng nhầy ở mũi làm giảm chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Một bát súp gà hay cháo gà sẽ lạ lựa chọn hoàn hảo với bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Các loại rau gia vị
Tinh dầu trong các loại rau gia vị như rau mùi, bạc hà, rau thơn, rau ngổ, hung quế… có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm mũi dị ứng.
Gừng
Gừng có chứa các hoạt chất kháng viêm giữ tác dụng làm giảm tình trạng viêm đường hô hấp. Thêm vào đó, một cốc trà gừng nóng cũng làm cổ họng bớt đau và giảm bớt hiện tượng ngẹt mũi.
Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C trong trái cây giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng phòng tránh trnh trạng viêm mũi. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong cam, bưởi, khế hoặc ớt chuông, cà rốt…
Nho
Chất resveratrol trong trái nho làm giảm viêm giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở trong viêm mũi dị ứng.
Biện pháp đề phòng
- Không nuôi vật nuôi trong nhà
- Vệ sinh nhà của sạch sẽ hạn chế nấm mốc, vi khuẩn phát triển
- Từ bỏ thói quen hút thuốc
- Tuyệt đối không nên ăn uống những thực phẩm, thuốc bị dị ứng
- Khi thời tiết giao mùa nên giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh
- Đeo khẩu trang khi để tránh khói bụi hoặc phấn hoa.