Mụn cơm hay còn có những tên gọi khác là mụn thịt, mụn cóc là những mụn lành tính mọc trên cơ thể, không gây đau đớn hoặc khó chịu.
Mụn cơm là gì?
Mụn cơm là những mụn lành tính mọc ngoài da với kích thước bằng một phần hoặc cả đầu đũa. Mụn cơm không có bản chất là khối u ngoài da như nốt ruồi nên không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Mụn cơm có thể lây lan giữa các bộ phận khác nhau trên cơ thể và giữa người bệnh vời người thường do sự tiếp xúc dịch tiết của vùng mọc mụn
Nguyên nhân
Mụn cơm do virus HPV (Papillomavirus) – gây tăng sinh nhanh và không kiểm soát đối với tế bào ngoài da. Những virus này có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết xước ngoài da.
Triệu chứng và biểu hiện
Mụn cơm bàn chân (do virus HPV type 1)
Mụn mọc riêng lẻ hoặc có một vài tổn thương đi kèm – thường là tổn thương dạng hình đĩa, bao bọc xung quanh bởi lớp sừng dầy. Khi vận động hoặc chạm vào vùng tổn thương sẽ thấy đau.
Mụn cơm thường (do virus HPV type 2)
Mụn cơm dạng này là những tổn thương sùi ngoài da, có hình dẹt hoặc bán cầu đường kính dưới 2cm, phần giữa có thể lõm xuống. Bề mặt mụn cơm có rãnh, khía hoặc tăng gai, lớp sừng dày tập trung lại thành từng đám.
Mụn ít khi mọc đơn lẻ mà thường tập trung, có thể lên tới vài chục mụn. Mụn cơm dạng này thường mọc ở ngón tay, mu bàn tay và ít khi gặp trong lòng bàn tay.
Mụn cơm phẳng (do virus HPV type 3, type 10)
Biểu hiện là những nốt sần nhỏ, không nhô cao, màu vàng hoặc vàng nhạt, bề ngoài mảnh và bóng.
Mụn cơm phẳng thường mọc ở các ngón tay, mu bàn tay, cẳng chân hoặc đầu gối. tập trung thành từng đám do người bệnh gãi dẫn đến mụn lan rộng. Bệnh không được chữa dứt điểm có thể dẫn đến viêm ngoài da hoặc có vòng giảm sắc tố.
Mụn cơm sinh dục (chủng virus HPV gây bệnh khác với bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà).
Biểu hiện của bệnh là những mụn nhỏ, màu đỏ hoặc xám, phồng rộp cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ. Những mụn này thường có hình súp lơ, mọc sả nhau, khiến người bệnh đau, rát khi quan hệ tình dục.
Điều trị mụn cơm bằng phường pháp tự nhiên
Lá tía tô
Lá tía tô rửa sạch, giã hoặc vò nát lấy nước, chấm lên các mụn cơm. Đây là bài thuốc dân gian chữa mụn cơm rất hiệu quả, nếu kiên trì thực hiện mụn cơm sẽ giảm nhanh chóng.
Lá lô hội
Dùng bông gòn hoặc vải mềm thấm nhựa của lá lô hội (phần dịch trắng bên trong) rồi đắp lên mụn cơm khoảng 1 phút, thực hiện vài lần/ngày.
Cây thầu dầu
Sử dụng dầu cây thầu dầu bôi lên mụn cơm và xoa đều, massage quanh vùng bị mụn. Phương pháp này không chỉ giúp mụn cơm giảm nhanh chóng mà còn hạn chế lây lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
Vỏ chuối
Sử dụng vỏ chuối chà xát lên khu vực da bị mụn cơm hàng ngày
Khoai tây
Củ khoai tây cắt lát mỏng, đắp lên vùng bị mụn cơm
Có thể thực hiện tương tự bằng dứa cũng có hiệu quả khả quan
Tỏi
Giã nhuyễn tỏi, bọc lại bằng bông gòn và dùng băng gạc cố định lại. Nên thực hiện trước khi đi ngủ mỗi ngày và tháo ra, rửa sạch vào sáng hôm sau.
Súp lơ
Lấy bông súp lơ rửa sạch, ép lấy nước và bôi lên các nốt mụn cơm.
Kèm với cách làm này, có thể tăng cường bổ sung bắp cải và rau xà lách trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị mụn cơm
Chữa mụn cơm bằng phường pháp dân gian
Cách làm này tuy chưa được khoa học lý giải và kiểm chứng nhưng được sử dụng khá rộng rãi và có hiệu quả trong dân gian. Cách làm có hiệu quả chỉ sau vài ngày và không để lại sẹo.
Cách thực hiện như sau: Mua 1 con lươn, chặt khúc đuôi và lấy vài giọt máu chảy ra từ phần đuôi rồi thấm vào giấy. Sau đó, không nói cho ai biết, đi vào góc nhà, bôi máu lươn này lên chỗ bị mụn và nói thầm “mày hãy bay đi”
Phòng chống
Tập thể dục thường xuyên, thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe và sữ đề kháng cho bản thân, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế xâm nhập và ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh.
Khi bị mụn cơm, không nên gãi, cạy mụn để tránh mụn lây lan sang những bộ phận khác